I - MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Bố trí và tiến hành được thí nghiệm để chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau thì khác nhau.
- So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị điện trở suất của chúng.
- Vận dụng công thức để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
2. Kỹ năng.
- Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trở của dây.
- Sử dụng bảng điện trở suất của một số chất.
3. Thái độ.
Trung thực, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
II - CHUẨN BỊ
Đối với mỗi nhóm học sinh
- 1 cuộn dây bằng inox có tiết diện S = 0,1mm2 và có chiều dài l = 2m.
- 1 cuộn dây bằng nikêlin có tiết diện S = 0,1mm2 và có chiều dài l = 2m.
- 1 cuộn dây bằng nicrom có tiết diện S = 0,1mm2 và có chiều dài l = 2m.
- 1 ampe kế GHĐ 1,5A + 1 vôn kế GHĐ 6V + 1 nguồn 6V.
- 1 công tắc + 9 đoạn dây nối.
Tiết 9: Bài 9: sự phụ thuộc của điện trở vào Vật liệu làm dây dẫn Ngày soạn : I - Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Bố trí và tiến hành được thí nghiệm để chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau thì khác nhau. - So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị điện trở suất của chúng. - Vận dụng công thức để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại. 2. Kỹ năng. - Mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo để đo điện trở của dây. - Sử dụng bảng điện trở suất của một số chất. 3. Thái độ. Trung thực, có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm. II - Chuẩn bị Đối với mỗi nhóm học sinh - 1 cuộn dây bằng inox có tiết diện S = 0,1mm2 và có chiều dài l = 2m. - 1 cuộn dây bằng nikêlin có tiết diện S = 0,1mm2 và có chiều dài l = 2m. - 1 cuộn dây bằng nicrom có tiết diện S = 0,1mm2 và có chiều dài l = 2m. - 1 ampe kế GHĐ 1,5A + 1 vôn kế GHĐ 6V + 1 nguồn 6V. - 1 công tắc + 9 đoạn dây nối. III - các hoạt động dạy, học ổn định lớp. 2. Kiểm tra. ? Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào ? ? Phải tiến hành TN với các dây dẫn có đặc điểm gì để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện của chúng ? ? Các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu thì R phụ thuộc vào tiết diện dây ntn ? - Bài tập 8.3 SBT. - Bài tập 8.4 SBT. 3. Bài mới. Hoạt động của Gv và Hs Kiến thức cơ bản. - Gv cho Hs q/s các đoạn dây dẫn có cùng l và S và làm từ các loại vật liệu khác nhau. - Hs q/s. - Gv y/c Hs trả lời câu C1 - HS trả lời C1. - HS thảo luận nhóm để vẽ sơ đồ mạch điện và lập bảng ghi kết quả với 3 lần thí nghiệm. - HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm. - Các nhóm rút ra nhận xét và kết luận. - Học sinh đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu khái niệm điện trở suất. ? Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu được đặc trưng bởi đại lượng nào. ? Giá trị điện trở suất được xác định như thế nào. ? Kí hiệu và đơn vị điện trở suất. ? Nói điện trở suất của đồng là 1,7.10-8.m có ý nghĩa gì. ? Quan sát bảng điện trở suất, cho biết chất nào dẫn điện tốt nhất. - HS làm C2. - Gv y/c Hs làm 3 để rút ra công thức tính điện trở của dây dẫn. - Hs thực hiện. - Gv y/c Hs làm câu C4, C5, C6. - HS làm câu C4, C5,C6 tại lớp. - Gv lấy kq. - Hs trả lời. - Gv chuẩn kiến thức. I. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. 1. Thí nghiệm. 2. Kết luận. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. II. Điện trở suất - Công thức điện trở 1. Điện trở suất. Điện trở suất của một chất có giá trị bằng điện trở của một dây dẫn hình trụ làm bằng chất đó có chiều dài l = 1m và tiết diện S = 1 mm2. Kí hiệu : (rô). Đơn vị : .m C2: =ðR2===0,50W 2. Công thức điện trở. III. Vận dụng C4: R = 0,087. C5:R1=0,056, , C6: Chiều dài dây tóc 4. Củng cố. ? Đại lượng nào cho biết sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn.? ? Căn cứ vào đâu để nói chất này dân điện tôt hay dân điện kém hơn chất kia? ? Điện trở dây dẫn được tính theo công thức nào? 5. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc phần ghi nhớ - Đọc phần “Có thể em chưa biết”. - Làm các bài tập từ 9.1 đến 9.4 SBT (trang 14). - Đọc trước bài 10 SGK. Tiết 10: Bài 10: biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật Ngày soạn I - Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Nêu được biến trở là gì và nguyên tắc hoạt động của biến trở. - Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện chạy qua mạch. - Nhận ra được các điện trở dùng trong kĩ thuật (không yêu cầu xác định trị số của điện trở theo vòng màu). 2. Kỹ năng. Mắc và vẽ sơ đồ mạch điện có sử dụng biến trở. 3.Thái độ. Ham hiểu biết, sử dụng an toàn điện. II - Chuẩn bị Đối với mỗi nhóm học sinh - 1 biến trở con chạy có Rmax = 20 và Imax = 2A. - 1 bóng đèn 2,5V-1W - 1 công tắc + 7 đoạn dây nối. - 3 điện trở kĩ thuật loại có ghi trị số. - 3 điện trở kĩ thuật loại có các vòng màu. III - các hoạt động dạy, học 1.ổn định lớp. 2. Kiểm tra. - Bài tập 9.4(SBT-Trang 14). - Bài tập 9.5(SBT-Trang 15). 3. Bài mới. - Gv đặt vấn đề. - Từ công thức tính điện trở. ? Có mấy cách để thay đổi điện trở ? ? Cách nào rẽ thực hiện được ? Gv gợi ý.Điện trở có thể thay đổi trị số được gọi là biến trở. Hoạt động của Gv cà Hs Kiến thức cơ bản - Gv y/c Hs q/s hình 10.1 sgk kết hợp với mô hình vật thật. - Từng HS thực hiện câu C 1 để nhận dạng các loại biến trở. - Từng HS thực hiện câu C2. C3 để tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở. - HS quan sát hình vẽ 10.2 và giải thích hoạt động của các biến trở. - Từng HS thực hiện câu C5 sau đó tiến hành mắc mạch điện theo hình vẽ. - HS trả lời C6. ? Biến trở là gì ? Biến trở dùng để làm gì - Từng HS đọc và trả lời C7, C8. - Gv gợi ý. ? Lớp than hay lớp kim loại dùng để chế tạo các điện trở kỹ thuật mà rất mỏng thì các lớp này có tiết diện nhỏ hay lớn? ? Khi đó lớp than hay kl này có trị số điện trở lớn hay nhỏ? - Hs trả lời - Gv chuẩn kiến thức. - Gv y/c Hs làm câu C9, C1 - HS làm câu C9, C10 tại lớp. I. Biến trở. 1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở. - Cấu tạo : bộ phận chính là con chạy (tay quay) C và cuộn dây bằng hợp kim có điện trở suất lớn. - Hoạt động : khi điều chỉnh con chạy hoặc tay quay, phần dây của cuộn dây tham gia vào mạch điện thay đổi làm thay điện trở của biến trở. 2 Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện . 3. Kết luận. - Biến trở là điẹn trở có thể thay đổi trị số - Biến trở có thể dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch khi thay đổi trị số điện trở của nó. II. Các điện trở dùng trong kĩ thuật. C7: Lớp than hay lớp kl mỏng đó có thể có điện trở lớn vì tiết diện S của chúng có thể nhỏ, Theo CT tính điện trở thì khi S nhỏ thì R lớn. III. Vận dụng C10: - Chiều dài của dây hợp kim là l - Số vòng dây của biến trở là n = 145 vòng 4.Củng cố. ? Biến trở có tác dụng gì khi nó được lắp trong mạch điện? . 5. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc phần ghi nhớ - Đọc phần “Có thể em chưa biết”. - Làm các bài tập từ 10.1 đến 10.4 SBT. - Đọc trước bài 11 SGK. Ngày 02 tháng 10 năm 2006. Kí duyệt
Tài liệu đính kèm: