Giáo án Vật lý khối 7 bài 12: Độ to của âm

Giáo án Vật lý khối 7 bài 12: Độ to của âm

BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM

I. Mục tiêu:

- Nêu được thí dụ về độ to của âm.

- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.

II. Chuẩn bị:

- 1 thước đàn hồi hoặc 1 lá thép mỏng dài khoảng 20 – 30 cm được vít chặt vào hộp gỗ rỗng như hình 12.1 của SGK.

- 1 cái trống và dùi gõ.

- 1 con lắc bấc.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý khối 7 bài 12: Độ to của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	13	Ngày soạn: 13.11.2011
Tiết: 13	Ngày dạy: 16.11.2011
BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM
Mục tiêu:
Nêu được thí dụ về độ to của âm.
Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. 
Chuẩn bị:
1 thước đàn hồi hoặc 1 lá thép mỏng dài khoảng 20 – 30 cm được vít chặt vào hộp gỗ rỗng như hình 12.1 của SGK.
1 cái trống và dùi gõ.
1 con lắc bấc.
Tổ chức hoạt động dạy học:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình huống
- Kiểm tra bài cũ:
+ Tần số là gì? Đơn vị của tần số?
+ Khi nào phát ra âm trầm, khi nào phát ra âm bổng.
+ Nêu một vài ví dụ về âm trầm, âm bổng.
- Tổ chức tình huống:
Một vật dao động thường phát ra âm có độ cao nhất định. Nhưng khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề này.
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- Lắng nghe, suy nghĩ về vấn đề đặt ra.
Hoạt động 2: Tìm hiểu biên độ dao động
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1, sau đó thực hiện thí nghiệm giống hình 12.1. Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra trong 2 trường hợp và điền các kết quả vào bảng 1.
- Thông báo cho HS: Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
- Yêu cầu HS hoàn thành C2.
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2, sau đó thực hiện thí nghiệm giống hình 12.2. Lắng nghe tiếng trống và quan sát dao động của quả cầu trong 2 trường hợp. Sau đó hoàn thành C3.
- Qua 2 thí nghiệm vừa thực hiện, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về mối quan hệ của biên độ dao động với độ to của âm.
- GV đưa ra ví dụ: Khi gõ trống, nếu ta gõ mạnh, thì biên độ dao động của mặt trống lớn, ta nghe thấy âm to và ngược lại.
- HS đọc, làm thí nghiệm, quan sát, lắng nghe. Sau đó, điền kết quả vào bảng 1.
- Ghi nhận thông tin.
- HS hoàn thành C2.
- HS đọc, làm thí nghiệm, lắng nghe, quan sát sau đó hoàn thành C3.
- HS thảo luận rút ra kết luận.
- HS nghe và đưa ra các ví dụ tương tự.
I. ÂM TO, ÂM NHỎ - BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG:
Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng to.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đơn vị đo độ to của âm
- GV thông báo cho HS: Đơn vị đo độ to của âm là: đêxiben, kí hiệu là dB.
- Yêu cầu HS đọc bảng 2 để tìm hiểu độ to của một số âm thanh trong cuộc sống.
- Lưu ý HS: khi âm thanh đạt cường độ từ 130 dB trở lên thì làm tai ta bị đau nhức. 130 dB gọi là ngưỡng đau.
- HS ghi nhận kiến thức.
- HS tìm hiểu bảng 2.
- Ghi nhận.
II. ĐỘ TO CỦA MỘT SỐ ÂM:
Đơn vị đo độ to của âm là: đêxiben, kí hiệu là dB.
Hoạt động 4: Vận dụng – củng cố - hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành C4, C6.
- Củng cố:
+ Biên độ dao động là gì?
+ Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm như thế nào?
+ Nêu một vài ví dụ thực tế về độ to của âm.
- Hướng dẫn về nhà:
+ Học thuộc bài
+ Đọc phần có thể em chưa biết
+ Làm các bài tập trong SBT
+ Chuẩn bị trước bài 13
- HS thảo luận nhóm, sau đó hoàn thành C4, C6.
- Trả lời các câu hỏi của GV đưa ra.
- Ghi nhớ, về nhà thực hiện
III. VẬN DỤNG:
C4: Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
C6: Biên độ dao động của màn loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màn loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
-------˜&™-------

Tài liệu đính kèm:

  • docT13-B12.doc