Giáo án Vật lý khối 7 bài 14: Phản xạ âm – tiếng vang

Giáo án Vật lý khối 7 bài 14: Phản xạ âm – tiếng vang

BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG

I. Mục tiêu:

- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.

- Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.

- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.

II. Chuẩn bị:

- Trang vẽ to hình 14.1

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý khối 7 bài 14: Phản xạ âm – tiếng vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	15	Ngày soạn: 27.11.2011
Tiết: 15	Ngày dạy: 30.11.2011
BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG
Mục tiêu:
Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
Chuẩn bị:
- Trang vẽ to hình 14.1
Tổ chức hoạt động dạy học:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình huống
- Kiểm tra bài cũ:
+ Âm truyền được trong những môi trường nào và không truyền được trong môi trường nào?
+ Vận tốc truyền âm trong các môi trường có khác nhau không? Nếu khác thì khác như thế nào?
- Tổ chức tình huống: Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe tiếng ì ầm kéo dài, gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu được vấn đề này.
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- Lắng nghe, suy nghĩ vấn đề
Hoạt động 2: Tìm hiểu âm phản xạ - tiếng vang
- Yêu cầu HS đọc phần I: “Âm phản xạ - Tiếng vang”. Sau đó GV thông báo cho HS biết: Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành C1, C2, C3, sau đó rút ra kết luận: khi nào thì có tiếng vang?
- HS đọc phần I, nghe GV thông báo, ghi nhận kiến thức
- Thảo luận nhóm, hoàn thành C1, C2, C3, sau đó rút ra kết luận: khi nào thì có tiếng vang?
I. ÂM PHẢN XẠ - TIẾNG VANG:
- Âm phát ra từ nguồn âm lan truyền trong không khí đến gặp vật chắn bị phản xạ trở lại truyền đến tai người nghe. Âm phản xạ lại đến tai nghe được gọi là tiếng vang.
- Tiếng vang chỉ nghe thấy khi âm phản xạ cách âm phát ra từ nguồn một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây
Hoạt động 3: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm hình 14.2. Sau đó GV giới thiệu cho HS biết: Những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành C4.
- HS quan sát hình 14.2, nghe GV giới thiệu, ghi nhận kiến thức.
- Thảo luận nhóm, hoàn thành C4
II. VẬT PHẢN XẠ ÂM TỐT VÀ VẬT PHẢN XẠ ÂM KÉM:
- Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt
- Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố - hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu cá nhân HS suy nghĩ, hoàn thành C5, C6, C7, C8.
- Củng cố:
+ Thế nào là âm phản xạ?
+ Khi nào thì có tiếng vang?
+ Những vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Phản xạ âm kém?
- Hướng dẫn về nhà:
+ Học thuộc bài
+ Đọc phần có thể em chưa biết
+ Làm các bài tập trong SBT
+ Chuẩn bị trước bài 15
- Cá nhân HS suy nghĩ, hoàn thành C5, C6, C7, C8
- Trả lời các câu hỏi của GV
- Ghi nhớ, về nhà thực hiện
III. VẬN DỤNG:
C5: Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn.
C6: Mỗi khi khó nghe, người ta thường làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn.
C7: Âm truyền từ tàu đến đáy biển trong ½ giây. Độ sâu của biển là 1500.1/2 = 750 m.
C8: a, b, d.
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
-------˜&™-------

Tài liệu đính kèm:

  • docT15-B14.doc