Giáo án Vật lý khối 7 tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện Dòng điện trong kim loại

Giáo án Vật lý khối 7 tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện Dòng điện trong kim loại

Tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện

Dòng điện trong kim loại

 A – Mục tiêu

- Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Kể tên một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.

- Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, làm TN xác định vật dẫn điện, vật cách điện.

- Có thái độ trung thực và có thói quen sử dụng điện an toàn.

 B – Chuẩn bị

- Mỗi nhóm: 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện, 2 mỏ kẹp, dây đồng, dây nhôm, thuỷ tinh, 1 chỉnh lưu, 1 bóng đèn tròn, 1 phích cắm.

- Cả lớp: 1 bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, H20.1, H20.3 (SGK

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1061Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý khối 7 tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện Dòng điện trong kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện 
Dòng điện trong kim loại
	A – Mục tiêu
- Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Kể tên một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
- Kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, làm TN xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
- Có thái độ trung thực và có thói quen sử dụng điện an toàn.
	B – Chuẩn bị
- Mỗi nhóm: 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện, 2 mỏ kẹp, dây đồng, dây nhôm, thuỷ tinh, 1 chỉnh lưu, 1 bóng đèn tròn, 1 phích cắm.
- Cả lớp: 1 bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, H20.1, H20.3 (SGK
	C – Tổ chức hoạt động dạy học
1 – Tổ chức 
Ngày dạy:.......... 
Lớp: 7A: 
..........
7B:
.........
7C:
2 – Kiểm tra
HS1: Dòng điện là gì? Khi nào có dòng điện chạy trong mạch?
3 – Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3ph)
- ĐVĐ: Tất cả các dụng cụ và thiết bị dùng điện đều được chế tạo bởi những bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Vậy thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện?
 HĐ2: Tìm hiểu chất dẫn điện, chất cách điện (8ph)
- GV thông báo chất dẫn điện là gì, chất cách điện là gì? 
- GV cho HS quan sát bóng đèn, phích cắm và H20.1 để nhận biết các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện.
- Yêu cầu HS ghi kết quả nhận biết vào chỗ trống trong câu C1
HĐ3: Xác định vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện (12ph)
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng trong vở.
- Yêu cầu HS trả lời C2. GV kiểm tra và sửa chữa những câu trả lời không đúng của HS.
- Đề nghị từng nhóm thảo luận và trình bày câu trả lời C3
- GV tổng kết lại sau khi đã cho cả lớp thảo luận.
HĐ4: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại (10ph)
- GV làm việc với cả lớp bằng phương pháp thông báo và phát vấn.
- Yêu cầu HS trả lời C4, C5 theo phần 1.a và 1.b (SGK)
- Yêu cầu HS làm việc cá nhận với C6 và ghi đầy đủ kết luận.
HĐ5: Làm bài tập vận dụng (5ph)
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập trong phần vận dụng.
- Tổ chức thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi GV yêu cầu.
- HS ghi đầu bài.
I- Chất dẫn điện và chất cách điện
- HS ghi vở
+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
+ Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
1- Quan sát và nhận biết
- HS quan sát vật thật và H20.1 để nhận biết các bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện.
C1:a) Các bộ phận dẫn điện: dây tóc, dây trục, 2 đầu dây đèn, 2 chốt cắm, lõi dây.
b)Các bộ phận cách điện: trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây.
2- Thí nghiệm
- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn và ghi kết quả thí nghiệm vào vở.
- Trả lời C2:
+ Vật liệu để làm vật dẫn điện: đồng, sắt, nhôm, chì, thân đá,...
+ Vật liệu để làm vật cách điện: nhựa, sứ, cao su, thuỷ tinh, không khí ở điều kiện bình thường,...
- HS thảo luận thống nhất câu C3
+ Ngắt công tắc đèn chiếu sáng thì đèn không sáng
+ Dây trần tải điện đi xa tiếp xúc trực tiếp với không khí, không có dòng điện chạy qua không khí,....
II- Dòng điện trong kim loại
1- Êlectrôn tự do trong kim loại
- HS trả lời các câu C4, C5 theo yêu cầu.
C4:Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm.
C5: Các êlectrôn tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu (–), phần còn lại của nguyên tử là vòng tròn lớn có dấu (+) mang điện tích dương vì khi đó nguyên tử thiếu e.
2- Dòng điện trong kim loại
C6: Êlectrôn tự do mang điện tích (-) bị cực âm đẩy, cực dương hút.
- Kết luận: Các êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. 
III- Vận dụng
- HS làm các bài tập vận dụng, thảo luận để thống nhất câu trả lời.
C7: B- Một đoạn ruột bút chì
C8: C- Nhựa
C9: C- Một đoạn dây nhựa
4– Củng cố
 - Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì?
 - Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại? 
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết
5– Hướng dẫn về nhà
	 - Học bài và trả lời lại các câu C1 đến C9(SGK)
	 - Làm bài tập 20.1 đến 20.4 (SBT)
	 - Đọc trước bài 21: Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện
	 ( Mỗi nhóm chuẩn bị 1 đèn pin vỏ nhựa )
 *******************	 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22(7).doc