Giáo án Vật lý khối 7 tiết 28 bài 24: Cường độ dòng điện

Giáo án Vật lý khối 7 tiết 28 bài 24: Cường độ dòng điện

Tiết 28. Bài 24. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN.

I.Mục tiêu:

1. HS nhận biết được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và tác dụng của dòng điện.

2. HS ghi nhớ được đơn vị cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A; biết đổi đơn vị am pe sang mili ampe và ngược lại.

3. HS có kỹ năng sử dụng Ampe kế để đo cường độ dòng điện.

II.Chuẩn bị:

*GV: 1 đồng hồ vạn năng, 1 Am pe kế loại lớn.

*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 2 pin, 1 bóng đèn pin đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 6 đoạn dây nối, 1 ampe kế.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý khối 7 tiết 28 bài 24: Cường độ dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 28. Bài 24. cường độ dòng điện.
I.Mục tiêu:
HS nhận biết được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và tác dụng của dòng điện.
HS ghi nhớ được đơn vị cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A; biết đổi đơn vị am pe sang mili ampe và ngược lại.
HS có kỹ năng sử dụng Ampe kế để đo cường độ dòng điện.
II.Chuẩn bị:
*GV: 1 đồng hồ vạn năng, 1 Am pe kế loại lớn.
*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 2 pin, 1 bóng đèn pin đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 6 đoạn dây nối, 1 ampe kế.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1:Trả bài kiểm tra 1 tiết. 
- Phần trắc nghiệm:
+ câu 1: đa số làm đúng (64/66)
+ câu 2: nhiều em lẫm chiều chuyển động của êlectrôn và chiều dòng điện theo quy ước. (25/66)
+ câu 3: nhiều HS đúng (60/66)
- Phần tự luận:
+ ý1,2: HS trả lời tốt.
+ ý 3: đa số chỉ nhớ lí do chọn đồng làm dây dẫn điện là do đồng dẫn điện tốt mà quên 1 lí do nữa là giá thành của đồng rẻ hơn các chất dẫn điện tốt khác (58/66).
+ ý 4: hầu như mô tả được thí nghiệm nhưng chưa nêu được tại sao nói dòng điện có tác dụng hoá học (62/66).
+ ý 5: đáng tiếc nhiều em ký hiệu nguồn điện chưa rõ : vạch ngắn, vạch dài lẫn lộn (15/66), 1 số em xác định chiều dòng điện chưa chính xác.
 KQ chung: 
HĐ2:Tìm hiểu cđdđ và đơn vị đo cđdđ
- HD HS quan sát hình 24.1
 +Nêu các thiết bị điện có trong hình?
- HD HS lắp mạch điện ( chú ý cách mắc ampe kế ) 
- Tiến hành TN với nguồn 2 pin, 3 pin.
I.Cường độ dòng điện.
 1. Thí nghiệm.
GV
HS
H: Nêu nhận xét sau khi quan sát TN? (Tìm mối liên hệ giữa độ sáng của bóng đèn và số chỉ của ampe kế)
- Nêu cđdđ và đơn vị đo cđdđ?
HĐ3:Tìm hiếu ampe kế.
H: Nêu tác dụng của ampe kế?
- HD HS quan sát 2 loại ampe kế do GV mang đến . Cách xác định GHĐ và ĐCNN của mỗi ampe kế.
- Gọi HS hoàn thành bảng 1 và C1.
HĐ4:Sử dụng ampe kế để xác định cđdđ
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- HD các nhóm làm TN theo hình 24.3.
(Lưu ý mắc mạch điện với khoá mở, sau khi lắp xong cần kiểm tra trước khi đóng điện)
- Gọi HS hoàn thành C2.
HĐ4:Vận dụng và ghi nhớ..
- HD HS quan sát đèn pin và trả lời C3, C4, C5.
*BTVN: + Học thuộc phần ghi nhớ.
 + Trả lời 24.1 -> 24.4 (SBT)
NX: Với 1 bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
 2. Cđdđ
 Mức độ mạnh, yếu của dòng điện là giá trị của cường độ dòng điện(Ký hiệu là I )
II.Ampe kế.
Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
Bảng1
Ampe kế
GHĐ
ĐCNN
Hình 24.2a
100mA
10mA
Hình 24.2b
6A
0,5A
C1: Hình 24.2a,b dùng kim chỉ thị.
 Hình 24.2c là ampe kế hiện số.
III.Đo cường độ dòng điện.
 1.Sơ đồ mạch điện.
 2. Ampe kế của HS đo được cđdđ qua các dụng cụ 1,2,3,4.
C2: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng.
IV.Vận dụng.
C3: Đổi đơn vị đo.
 0,175 A = 175 mA. 1250 mA = 1,25 A
 0,38 A = 380 mA. 280 mA = 0,28 A
C4: 2 + A , 3 + B , 1 + C.
C5: a, b: sai c: đúng
 (Ghi nhớ: SGK/68)

Tài liệu đính kèm:

  • docB24.doc