Giáo án Vật lý lớp 7 bài 12: Độ to của âm

Giáo án Vật lý lớp 7 bài 12: Độ to của âm

BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM

I. MỤC TIÊU:

* Về kiến thức:

- Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra.

- Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh 2 âm.

* Về kĩ năng:

- Làm TN tốt

* Về thái độ:

- Trật tự, yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ:

- 1 thước đàn hồi dài 20cm – 30cm.

- 1 cái trống và dùi gõ.

- 1 con lắc bấc.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 bài 12: Độ to của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy : 
Tiết CT : 
BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU:
* Về kiến thức:
- Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra.
- Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh 2 âm.
* Về kĩ năng:
- Làm TN tốt 
* Về thái độ:
- Trật tự, yêu thích môn học 
II. CHUẨN BỊ:
- 1 thước đàn hồi dài 20cm – 30cm.
- 1 cái trống và dùi gõ.
- 1 con lắc bấc.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra sỉ số
Kiểm tra bài cũ: (gọi 2 HS)
 - Tần số là gì? Đơn vị tần số? Âm phát ra như thế nào khi tần số lớn, nhỏ?
 - Làm bài tập 11.2, 11.4 SBT
Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung 
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
.* ĐVĐ: Một vật dao động thường phát ra âm có độ cao nhất đinh. Nhưng khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ ?
Hoạt động 2: Nghiên cứu về biên độ dao động và mối lên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra.
* Yêu cầu HS đọc phần TN1 
- GV làm TN, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe.
- Cho HS làm câu C1.
- Y/c HS đọc SGK và cho biết biên độ dao động là gì?
-Yêu cầu HS làm câu C2.
* Yêu cầu HS đọc phần TN2.
- GV bố trí TN, làm TN. Y/c HS quan sát TN, lắng nghe.
- Yêu cầu HS làm câu C3.
- Cho HS thảo luận nhóm để rút ra kết luận.
- HS đọc phần TN1 và 
- HS quan sát TN và lắng nghe.
- HS làm câu C1.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng 
- HS làm câu C2.
- HS đọc phần TN2.
- HS quan sát GV bố trí, làm TN và lắng nghe.
- HS làm câu C3.
- HS thảo luận nhóm để rút ra KL.
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động.
* Thí nghiệm 1:
C1: 
a
Mạnh
To
b
Yếu
Nhỏ
- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng. 
C2: Đầu thước lệch khỏi VTCB càng nhiều(hoặc ít), biên độ dao động càng lớn (hoặc nhỏ) âm phát ra càng to(hoặc nhỏ).
* Thí nghiệm 2:
C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều(hoặc ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (hoặc nhỏ) , tiếng trống càng to(hoặc nhỏ).
* Kết kuận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn
Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của một số âm.
* Cho 1 HS đứng lên đọc phần II SGK
+ Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì?
+ Người ta đo độ to của âm bằng gì?
+ Độ to của tiếng nói chuyện bình thường là bao nhiêu dB?
+ Độ to của âm làm đau nhức tai là bao nhiêu dB trở lên?
- 1 HS đứng lên đọc phần II
- HS trả lời : đêxiben (dB)
- HS: dùng máy đo độ to của âm.
- HS: 40 đêxiben
- HS: 130 dB
II. Độ to một số âm.
- Độ to của âm đo bằng đơn vị là đêxiben.
- Độ to của âm làm điếc tai là 130 dB trở lên.
Hoạt động 4: Vận dụng – Dặn dò.
* Hướng dẫn HS làm câu C4.
* Yêu cầu HS làm câu C5.
* Yêu cầu HS làm câu C6, C7
* Dặn HS về nhà học bài và làm các BT trong SBT. Xem bài mới.
- HS làm câu C4, C5, C6, C7
III. Vận dụng.
C4: Khi gãy mạnh dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gãy mạnh dây đàn lệch nhiều, tức biên độ dao động dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
C5: Biên độ dao động của của điểm M ở hình a lớn hơn biên độ dao động của điểm M ở hình b. 
C6: 
- Khi máy thu thanh phát ra âm to khi biên độ dao động của màng loa lớn.
- Khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa nhỏ.
C7: Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng từ 50 ’ 70 dB.
 IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 12 vat ly 7.doc