GIÁO ÁN
Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
(Vật lý 7)
Giáo sinh: Nguyễn Thị Kim Ánh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: Bóng đèn pin (đèn dây tóc), bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn LED).
2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản.
3. Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
GIÁO ÁN Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện (Vật lý 7) Giáo sinh: Nguyễn Thị Kim Ánh Ngày dạy: 23/2/2011 Lớp: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện. - Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: Bóng đèn pin (đèn dây tóc), bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn LED). 2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản. 3. Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị của GV và HS: Mỗi nhóm HS: - 2 pin loại 1,5V với đế lắp pin. - 1 bóng đèn pin, 1công tắc. - 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện. - 1 bút thử điện với bóng đèn có hai đầu dây bên trong tách rời nhau (có thể tháo sẵn bóng đèn khỏi bút). - 1 đèn điốt phát quang(đèn LED) nhìn rõ hai bản kim loại trong đèn. III. Tổ chức hoạt động dạy học: Ghi bảng Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (7 phút) Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện 1. Kiểm tra bài cũ: ?: Chiều dòng điện được qui ước ntn? ?: Hãy nối các kí hiệu với các bộ phận tương ứng của mạch điện. - GV nhận xét đánh giá cho điểm HS. 2. Tổ chức tình huống học tập: ?: Khi có dòng điện trong mạch, ta có nhìn thấy các điện tích hay các electron chuyển động không? ?: Vậy căn cứ vào đâu để biết có dòng điện chạy trong mạch? - Từ câu trả lời của HSGv vào bài mới: Để biết có dòng điện chạy trong mạch ta phải căn cứ vào tác dụng của dòng điện. Bài học hôm nay chúng ta lần lượt hiểu các tác dụng đó. - Gọi 1,2 HS trả lời. - Không - HS nêu được các dấu hiệu để nhận biết có dòng điện chạy trong mạch. Có thể là: + Đèn sáng. HĐ 2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện (15 phút) I. Tác dụng nhiệt: - Ví dụ: đèn điện dây tóc, bàn là, bếp điện, lò sưởi,..... 1. TN hình 22.1: * KL: - Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua. 2. TN hình 22.2: * KL: - Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn bị nóng lên. - Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng. - GV gọi 1,2 HS kể tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. - Y/c HS đọc câu hỏi C2. Tổ chức hđ nhóm. Hướng dẫn HS làm TN: + Mục đích TN. + Các bước tiến hành. - Y/c HS thảo luận trả lời các câu hỏi ở C2. - Gọi đại diện 1 số nhóm trả lời và y/c nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét và đưa ra câu trả lời chính xác. -Qua các câu C1 và C2 các em hãy nêu nhận xét về vật dẫn điện ? - Y/c HS ghi vở kết luận: Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua. - Y/c HS đọc câu C3. - Gv giới thiệu hình 22.2 và chỉ rõ cho HS vị trí dây sắt. Y/c HS quan sát nhiệt tỏa ra từ dây sắt. - Gv làm TN chung cả lớp. Y/c HS quan sát và nêu kết quả TN. - Y/c HS trả lời câu C3 - GV thông báo: Khi các vật nóng tới 5000C thì bắt đầu phát ánh sáng nhìn thấy để HS hoàn thành nốt KL (trang 61) ghi vở. - Y/c HS hoàn thành câu KL và ghi KL vào vở. - Y/c HS đọc câu C4. GV giới thiệu cầu chì và tác dụng của cầu chì là để bảo vệ mạch điện và các thiết bị tiêu thụ điện ở phía sau cầu chì, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra. - Gv nhấn mạnh khi dây chì bị đứt thì dòng điện bị ngắt và các dụng cụ được bảo vệ. - Y/c HS trả lời câu C4 dựa vào bảng nóng chảy của một số chất, vào kết luận ta vừa rút ra qua TN. Chuyển ý:Như vậy dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Dòng điện đi qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng. Ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt. Nhưng trong thực tế có một số loại đèn lại phát sáng khi nhiệt độ của nó chưa cao. Những loại đèn này người ta sử dụng dựa vào tác dụng phát sáng của dòng điện. - Nêu tên 1 số dụng cụ thiết bị thường dùng trong thực tế được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. VD: đèn điện dây tóc, bàn là, bếp điện, - HS hoạt động theo nhóm:( 7 phút) +Chọn dụng cụ và mắc mạch điện hình 22.1 + Thảo luận nhóm về câu trả lời C2. - Đại diện nhóm trả lời. Y/c HS nêu được: a)Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên. Để xác nhận điều đó ta cảm nhận bằng tay hoặc dùng nhiệt kế. b) Dây tóc của bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua. c) Khi đèn sáng bình thường nhiệt độ của dây tóc là 25000 C. Dây tóc thường làm bằng Vônfram để không bị nóng chảy, vì nhiệt độ nóng chảy của Vônfram là 33700C (> 25000C ) - 1HS trả lời. - HS ghi vở KL. - 1 HS trả lời. - HS quan sát TN thấy hiện tượng giấy bị cháy. - Y/c HS nêu được: a, Khi đóng công tắc các mảnh giấy bị cháy, đứt ra và rơi xuống. b, Ta thấy dòng điện đã gây ra tác dụng nhiệt với dây sắt AB nên nó nóng lên làm cháy các mảnh giấy. - Gọi 1,2 HS trả lời. - Câu C4: Nhiệt độ nóng chảy của chì là khoảng 200 – 3000C < 3270Cdây chì nóng chảy và bị đứtngắt mạch điện. HĐ 3: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện (13 phút) II. Tác dụng phát sáng: 1. Bóng đèn bút thử điện. - Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng. 2. Đèn điốt phát quang (đèn LED). - Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng. - Y/c HS quan sát bóng đèncủa bút thử điện và nêu nhận xét về hai đầu dây đèn bên trong nó? - GV cắm bút thử điện vào lỗ của ổ lấy điện được nối với dây nóng để bóng đèn sáng. Y /c HS quan sát và trả lời câu C6. - Y/c HS tìm từ thích hợp điền vào KL, ghi vở KL đúng. - Y/c HS so sánh sự khác nhau giữa hai loại đèn : đèn dây tóc và bóng đèn bút thử điện. - ĐVĐ : Có loại đèn nào chưa nóng tới nhiệt độ cao mà cũng phát sáng như thế không ? - Mô tả cấu tạo đèn LED.Y/c HS quan sát đèn LED để thấy rõ hai bản kim loại khác nhau(to, nhỏ) trong đèn LED. - Y/c Nhóm HS thay đèn LED vào vị trí đèn dây tóc trong mạch điện hình 22.1. Đảo ngược hai đầu dây đèn để nêu nhận xét khi đèn sáng thì dòng điện đi vào bản cực nào của đèn ? - Y/c HS hoàn thành KL trang 62, hướng dẫn HS thảo luận, chốt lại KL đúng để HS ghi vở. ?: Nếu s/d nhiều điốt phát quang trong việc thắp sáng thì sẽ có lợi ích gì ? - Gv nhấn mạnh : Tất cả các loại đèn khi sử dụng lâu đều nóng. Đèn bút thử điện, đèn LED do nóng ít nên người ta s/d nó để phục vụ cho việc phát sáng. - HS quan sát bóng đèn của bút thử điện, nêu được hai đầu dây bên trong bóng đèn của bút thử điện được tách rời nhau. - HS nêu được : Bóng đèn bút thử điện sáng là do vùng chất khí giữa hai đầu dây này phát sáng. - KL : Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng. - HS so sánh được : + Đèn dây tóc : nóng® phát sáng. + Bóng đèn bút thử điện : phát sáng là do sự phóng điện của chất khí. - HS trả lời : Đèn LED - HS quan sát đèn LED để nhận thấy hai bản kim loại to, nhỏ khác nhau. - HS mắc đèn LED vào mạch điện theo nhóm, đảo ngược hai đầu dây nối đèn để thấy được chỉ khi dòng điện đi vào bản kim loại nhỏ thì đèn LED mới sáng, còn bản kim loại to thì đèn không sáng. - Chọn từ thích hợp điền vào KL. - Gọi HS trả lời : Nếu s/d nhiều điốt phát quang trong việc thắp sáng thì sẽ giảm tác dụng nhiệt của dđ, nâng cao hiệu suất s/d điện. HĐ 4 : Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà (10 phút) III. Vận dụng : - Y/c HS trả lời câu hỏi C8 và C9. - Y/c hoàn thiện câu trả lơi Þ Ghi nhớ. - GV phát phiếu học tập số 1. Y/c HS suy nghĩ trả lời. *, Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm BT 22.1, 22.2, 22.3 (SBT) - HS thảo luận trả lời câu hỏi C8 và C9. + C8 : Chọn E + C9 : *, Chạm 2 đầu dây đèn LED vào 2 cực của pin. Nếu đèn không sáng thì đổi ngược lại. *, Khi đèn sáng, bản kim loại nhỏ trong đèn LED được nối với cực nào thì đó là cực dương, còn lại là cực âm. - Cá nhân HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS suy nghĩ và trả lời. Phiếu học tập- Vật lý 7 Tiết 24 - Bài 22 : Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện I. Các yêu cầu cần thực hiện trong bài : Hoạt động nhóm (7 phút) TN hình 22. C2 : Mắc mạch điện như sơ đồ hình 22.1, tiến hành kiểm tra và đóng công tắc để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng. Tìm hiểu các nội dung sau : a, Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên không ? Bằng cách nào xác nhận điều đó ? b, Bộ phận nào của đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua ? Bài 1 : Dùng gạch nối, nối mỗi điểm ở cột bên phải với điểm ở cột bên trái cho thích hợp : 1. Bóng đèn pin sáng a. Dòng điện đi qua chất khí. 2. Bóng đèn bút thử điện sáng b. Dòng điện đi qua một chiều. 3. Đèn điốt phát quang c. Dòng điện đi qua kim loại. Bài 2 : Xét các dụng cụ sau đây: - Quạt điện - Nồi cơm điện - Máy thu hình (ti vi) - Máy thu thanh (rađiô) - Ấm điện. Hỏi khi các dụng cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích với dụng cụ nào? Trả lời : ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: