Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 11: Nguồn âm - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 11: Nguồn âm - Năm học 2010-2011

I . Mục tiêu:

1. Kiến thức :

 Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp

 Nêu được nguồn âm là vật dao động.

2. Kĩ năng :

 Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.

3.Thái độ:

 Chính xác, cẩn thận, tích cực, hợp tác

II.Đồ dùng

1.Giáo viên:

Đối với mỗi nhóm HS:

 -1 thìa và 1 cốc thuỷ tinh (có thể thay bằng 1dùi gỗ và 1 trống)

 -1 âm thoa và 1 búa cao su

Đối với giáo viên:

- ống nghiệm hoặc lọ nhỏ

- “Bộ đàn ống nghiệm gồm 7” ống nghiệm được đổ nước đến các mực khác nhau

2. Học sinh:

 - Dây cao su, lá chuối

III. Tổ chức giờ học

*)Khởi động(3p)

GV : Trong chương trước chúng ta đã tìm hiểu một số kiến thức về quang học chương này chúng ta tìm hiểu về quang học trong đó chúng ta tìm hiểu :

 + Các nguồn âm có đặc điểm gì ?

+ Âm trầm, âm bổng, khác nhau ở chỗ nào ?

+ Âm to, âm nhỏ, khác nhau ở chỗ nào ?

+ Âm truyền qua những môi trường nào?

+ Chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào ?

Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về nguồn âm.

 

doc 6 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 11: Nguồn âm - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :23/10/2010
Ngày giảng:25/10/2010
 Chương II: Âm học
TIếT 11 – Bài 10 : Nguồn âm
I . Mục tiêu:
1. Kiến thức : 
 Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp 
 Nêu được nguồn âm là vật dao động.
2. Kĩ năng : 
 Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.
3.Thái độ:
 Chính xác, cẩn thận, tích cực, hợp tác
II.Đồ dùng
1.Giáo viên:
Đối với mỗi nhóm HS:
	-1 thìa và 1 cốc thuỷ tinh (có thể thay bằng 1dùi gỗ và 1 trống)
	-1 âm thoa và 1 búa cao su
Đối với giáo viên:
ống nghiệm hoặc lọ nhỏ
“Bộ đàn ống nghiệm gồm 7” ống nghiệm được đổ nước đến các mực khác nhau
2. Học sinh:
 - Dây cao su, lá chuối
III. Tổ chức giờ học 
*)Khởi động(3p)
GV : Trong chương trước chúng ta đã tìm hiểu một số kiến thức về quang học chương này chúng ta tìm hiểu về quang học trong đó chúng ta tìm hiểu :
 + các nguồn âm có đặc điểm gì ?
+ âm trầm, âm bổng, khác nhau ở chỗ nào ? 
+ âm to, âm nhỏ, khác nhau ở chỗ nào ?
+ âm truyền qua những môi trường nào?
+ chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào ?
Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về nguồn âm.
GV đặt vấn đề như trong sgk
Hđ của gv
Hđ của hs
HĐ1: Nhận biết nguồn âm
- Mục tiêu: Tìm được một số ví dụ về nguồn âm trong cuộc sống
Cách tiến hành: HĐ cá nhân
 - cho HS hoạt động cá nhân
-Yêu cầu HS trả lời C1
GV giới thiệu về nguồn âm
- Yêu cầu HS trả lời C2
-Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét và chính xác nội dung
 Kết luận : 
? Khi nào vật được coi là nguồn âm ?
 Nhắc lại 1 số VD về nguồn âm?
(7p)
I. Nhận biết nguồn âm:
- Cá nhân trả lời C1
C1:
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
- Cá nhân trả lời C2
- Nhận xét
C2 : - đàn, sáo, trống.
người nói
máy nổ
 HS : khi vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
HĐ2: Các nguồn âm có chung đặc điểm gì 
- Mục tiêu: Nêu được nguồn âm là vật dao động.
- Đồ dùng: Dây cao su, cốc thuỷ tinh, âm thoa, búa cao su
- Cách tiến hành: HĐ nhóm
- GV cho HS làm TN h10.1 theo nhóm, trả lời C3
- GV yêu cầu HS làm TN h10.2
- Yêu cầu HS trả lời C4 
 GV yêu cầu đại diện 2 nhóm trả lời 2 câu sau đó tổ chức cho các nhóm còn lại nhận xét kết quả.
GV thống nhất đáp án. 
- GV giới thiệu thế nào là dao động
- Yêu cầu các nhóm làm TN h10.3
- Yêu cầu HS trả lời C5
-Yêu cầu các nhóm nhận xét và bổ xung cho nhau
- GV nhận xét và chính xác nội dung
Kết luận : 
? Khi nào vật phát ra âm ?
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
(15p)
II.Các nguồn âm có đặc điểm chung gì ?
Thí nghiệm:
- Các nhóm làm TN h10.1, h10. 2
Trả lời câu hỏi C3, C4
C3 : Dây cao su rung động phát ra âm.
C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm,thành cốc thuỷ tinh có rung động
- Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su,thành cốc..gọi là dao động
Các nhóm làm TN h10.3, trả lời C5
C5 : Âm thoa có dao động, có thể kiểm tra bằng cách : Dùng tay giữ chặt 2 nhánh âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa
- HS thảo luận toàn lớp để rút ra kết luận -> điền kết luận ghi vở 
Khi phát ra âm, các vật đều dao động
HĐ3: Vận dụng- Mục tiêu: Củng cố kiến thức của bài
- Đồ dùng: Lá chuối, ống nghiệm hoặc lọ nhỏ
 “Bộ đàn ống nghiệm gồm 7” ống nghiệm được đổ nước đến các mực khác nhau
- Cách tiến hành : HĐ cá nhân
- GV lấy 1 dải lá chuối ,yêu cầu 1HS làm phát ra âm
- Lần lượt yêu cầu HS trả lời C7,C8
- GV làm TN như h10.4
- Yêu cầu HS trả lời C9
-Yêu cầu HS khác nhận xét và bổ xung
- GV nhận xét và bổ xung
Kết luận : GV chốt lại ghi nhớ
(17p)
III.Vận dụng:
C6:
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS quan sát
C7: Cột khí dao động phát ra âm thanh
 C8: dán vài tua giấy nhỏ ở miệng lọ, tua giấy sẽ rung khi không khí ở trong lọ dao động 
C9: 
a) ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động phát ra âm
b) ống có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất,ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất
c) Cột không khí trong ống dao động phát ra âm 
d) ống có cột khí dài nhất phát ra âm trầm nhất
ống có cột khí ngắn nhất phát ra âm bổng
Tổng kêt và HDVN(3p)
- Tổng kết: GV nhắc lại nội dung bài học
- HDVN: 
Về nhà học bài
Làm bài tập 10.1-10.4
 Căn cứ vào kết luận vật phát ra âm khi dao động để trả lời.
 Tìm hiểu bài sau : Độ cao của âm, tìm hiểu thế nào là ttần số cũng như mối liên hệ giữa tần số và âm phát ra. 
Tiết 11- nguồn âm
A. mục tiêu
1. Kiến thức : 
 Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp 
 Nêu được nguồn âm là vật dao động.
2. Kĩ năng : 
 Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.
 B. Đồ dùng dạy học:
 GV:
 Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:
+) 1 sợi dây cao su mảnh.
+) 1 trống và 1 dùi gõ trống.
+) 1 âm thoa và 1 búa cao su. 
C.Tổ chức giờ học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
GV : Trong chương trước chúng ta đã tìm hiểu một số kiến thức về quang học chương này chúng ta tìm hiểu về quang học trong đó chúng ta tìm hiểu :
 + các nguồn âm có đặc điểm gì ?
+ âm trầm, âm bổng, khác nhau ở chỗ nào ? 
+ âm to, âm nhỏ, khác nhau ở chỗ nào ?
+ âm truyền qua những môi trường nào?
+ chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào ?
Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về nguồn âm.
-Hs đọc thông tin đầu chương
Hoạt động1: Nhận biết nguồn âm ( 5 phút)
Mục tiêu: Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp 
Đồ dùng : trống và 1 dùi gõ trống.
Cách tiến hành:
GV lần lượt nêu vấn đề như câu C1 và tiến hành TN với 1số dụng cụ , yêu cầu trả lời C2. Hướng dẫn HS cả lớp lần lượt thực hiện 2 vấn đề đặt ra
cho HS hoạt động cá nhân
-Kết luận: Nguồn âm là gì? Nhắc lại 1 số VD về nguồn âm?
- HS trả lời miệng.
C1:
- vật phát ra âm gọi là nguồn âm
C2: - đàn, sáo, trống.
người nói
máy nổ 
Hoạt động 2: nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm (23 phút).
Mục tiêu: Biết đặc điểm của nguồn âm
Đồ dùng : Cốc thuỷ tinh, nước, âm thoa
Cách tiến hành:
- GV điều khiển HS làm thí nghiệm 10.1; 10.2 trong SGK theo nhóm để giới thiệu về dao động và làm thí nghiệm 10.3 với âm thoa HS tự trả lời C3 , C4, C5 vào vở ghi .
- GV điều khiển HS toàn lớp thảo luận các câu hỏi:
- gọi 1 đại diện của 1 nhóm trình bày kết quả làm 1 thí nghiệm và trả lời câu hỏi tương ứng
- GV có thể thực hiện trước toàn lớp 1 số phương án thí nghiệm kiểm chứng do GV tự làm
-Kết luận: Yêu cầu 1vài hs nhắc lại kết luận
- HS hoạt động theo nhóm.
- HS trả lời C3, C4, C5 vào vở
- HS thảo luận 
C4: cốc thuỷ tinh phát ra âm, thành cốc thuỷ tinh có rung động 
- treo 1 băng giấy mỏng sát thành cốc, khi gõ thìa vào thành cốc thành cốc rung động làm băng giấy cũng rung động.
C5: Âm thoa có dao động.
- HS cả lớp theo dõi và bổ xung
- HS thảo luận toàn lớp để rút ra kết luận -> điền kết luận ghi vở 
Khi phát ra âm, các vật đều dao động
Hoạt động3 : Vận dụng(15 phút)
Mục tiêu : Vận dụng được kiến thức
Đồ dùng : Tờ giấy
Cách tiến hành 
- Cho HS làm các bài tập và ghi nhớ.
- nếu có điều kiện thì dùng nhạc cụ thật như ống nghiệm, bát đựng nước đẻ minh hoạ câu C6 và C7
- HS hoạtđộng cá nhân trả lời C6,C7,C8,C9.
HS làm thí nghiệm sau đó trả lời C6 đến C9-> ghi vở.
C8: dán vài tua giấy nhỏ ở miệng lọ, tua giấy sẽ rung khi không khí ở trong lọ dao động 
C9 :
a, cả ống và nước trong ống đều dao động 
b, ống nhiều nước nhất thì âm trầm nhất 
 ống ít nước nhất thì âm bổng nhất
c, cột không khí trong ống dao động phát ra âm 
d, ống có cột khí dài nhất phát ra âm trầm nhất, ống có cột khí ngắn nhất -> âm bổng nhất 
Tổng kết ,hướng dẫn học ở nhà( 2 phút).
- Học thuộc nội dung bài học.
- Chuẩn bị trước bài 2.
Tổng kết ,hướng dẫn học ở nhà( 2 phút).
- Học thuộc nội dung bài học.
- Chuẩn bị trước bài 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_11_nguon_am_nam_hoc_2010_2011.doc