Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 13: Độ to của âm - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 13: Độ to của âm - Năm học 2010-2011

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.So sánh được âm to, âm nhỏ.

2. Kĩ năng: Qua thí nghiệm rút ra được:

+ Khái niệm biên độ dao động

+ Độ to, nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ dao động

3. Thái độ :

- Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

B. Đồ dùng dạy học:

 Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh đồ dùng bài 13

C. Tổ chức giờ học:

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 13: Độ to của âm - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/11/2010
 Ngày giảng: 8/11/2010
Tiết 13 - độ to của âm
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.So sánh được âm to, âm nhỏ.
2. Kĩ năng: Qua thí nghiệm rút ra được: 
+ Khái niệm biên độ dao động
+ Độ to, nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ dao động
3. Thái độ : 
- Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
B. Đồ dùng dạy học: 
 Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh đồ dùng bài 13
C. Tổ chức giờ học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động (5 phút)
* Kiểm tra: 
? Tần số là gì ? Đơn vị tần số 
Bài tập 11.1 SBT – 22
* Tổ chức tình huống học tập.
GV đặt vấn đề như SGK-> vào bài
- 1hs lên bảng trả lời
Hoạt động 1: Nghiên cứu về biên độ dao động, mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra( 15 phút)
 Mục tiêu:Biết được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm
-Đồ dùng: Mỗi nhóm:
+ 1trống + dùi 1 con lắc bấc
+ 1 thép lá 0,7 x 15 x 300 mm
 Cách tiến hành: HĐ cá nhân, HĐ nhóm
Bước 1 : HĐ nhóm
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm -1 /SGK
+ Nêu các bước tiến hành TN ?
- GV nhận xét, hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm và hoàn thành bảng 1 SGK – 34 
-Gv nhận xét kết quả, yêu cầu hs rút ra kết luận
- Yêu cầu HS nêu các phương án thí nghiệm khác để minh hoạ kết quả trên.
- GV thông báo về biên dộ dao động.
Bước 2 : HĐ cá nhân
- Yêu cầu các nhân HS hoàn thành C2.
Bằng 1 chiếc trống và 1 quả bóng treo trên sợi dây các em hãỹ nêu phương án làm thí nghiệm để kiểm tra nhận xét trên.
 Biên độ dao động của quả bóng càng lớn thì mặt trống dao động như thế nào? 
- Yêu cầu HS hoàn thành C3.
Qua thí nghiệm yêu cầu HS tự hoàn thành phần kết luận.
-Kết luận: Yêu cầu hs nhắc lại kết luận.
Chuyển ý: Đơn vị đo độ to của âm là gì ?
I. Âm to, âm nhỏ- Biên độ dao động
+ Cá nhân nghiên cứu SGK nội dung thí nghiệm 1 
+1 hs nêu các bước làm
+ Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm
- Cá nhân HS hoàn thành bảng 1 
- HS có thể nêu phương án khác ví dụ: cầm căng dây chun kéo lệch ra khỏi vị trí cân bằng rồi lắng nghe âm phát ra.
HS hoàn thành C2:
C2: 
Nhiều 
 Lớn
To 
HS tự bố trí thí nghiệm theo nhóm, tiến hành thí nghiệm, quan sát và lắng nghe âm phát ra để nêu nhận xét:
+ Gõ nhẹ -> âm nhỏ, quả bóng dao động với biên độ nhỏ 
+ Gõ mạnh -> âm to, quả bóng dao động với biên độ lớn
- cá nhân HS hoàn thành C3 sau đó rút ra kết luận và ghi vở. 
* Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn
Hoạt động2 : Tìm hiểu độ to của 1 số âm 
(10 phút )
-Mục tiêu:Biết được độ to của âm trong 1số trường hợp. Biết ngưỡng nghe, ngưỡng đau,có ý thức bảo vệ tai
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi: 
 Đơn vị đo độ to của âm là gì ? Kí hiệu ?
GV thông báo: Người ta đo độ to của âm bằng máy 
GV giới thiệu độ to của 1 số âm trong bảng 2 SGK-35 
? Tiếng sét to gấp mấy lần tiếng ồn
? Độ to của âm là bao nhiêu thì làm đau nhức tai?
GVthông báo : Trong chiến tranh máy bay địch thả bom xuống người dân ở gần chỗ bom nổ tuy không bị thương nhưng lại bị điếc tai do độ to của âm vượt ngưỡng 130 dB làm cho màng nhĩ bị thủng
-Kết luận: Từ đó ta cần bảo vệ tai như thế nào?
II. Độ to của một số âm
- HS đọc SGK và trả lời
-HS nghiên cứu bảng 2/SGK -35 và trả lời
-HS: lớn hơn hoặc bằng 130 dB. 
- Không nên nghe những âm thanh quá to
- Khi không may gặp phải thì nên bịt tai
Hoạt động 3: Vận dụng (12 phút)
-Mục tiêu:Vận dụng được kiến thức vào giải thích một số hiện tượng
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần mở bài
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C4, C5, C6 trong 3 phút 
GV kiểm tra 1 vài HS rồi cho HS trao đổi thảo luận chung cả lớp 
C5: Yêu cầu HS tự xét khoảng cách nào là biên độ
GV: Tại sao người ta nói mở đài to đến nỗi thủng cả màng loa 
C7: GV yêu cầu HS vận dụng bảng 2 để ước lượng độ to trên sân trường giờ ra chơi
-Kết luận: GV nêu câu hỏi:
? Độ to, nhỏ của âm phụ thuộc như thế nào vào nguồn âm 
? Đơn vị đo độ to của âm là gì ? 
HS đọc phần :Có thể em chưa biết 
 SGK- 36
III. Vận dụng
HS đọc phần ghi nhớ
HS hoat động cá nhân trả lời C4, C5, C6 
C4: Khi gảy mạnh 1 dây đàn tiếng đàn sẽ to vì dây đàn bị lệch nhiều tức là biên độ dao động của dâyđàn lớn
C5: 
C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to và ngược lại , biên độ dao động nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
C7: Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi là vào 70dB -> 80dB
Cá nhân HS trả lời: kẻ MO vuông góc với dây đàn ở vị trí cân bằng
HS vận dụng bảng 2 để trả lời 
-Hs trả lời lần lượt các câu hỏi của gv
Tổng kết, hướng dẫn về nhà (3phút)
Tổng kết : 
GV chốt lại kiến thức toàn bài
Hướng dẫn về nhà :
- Học bài theo SGK
- Làm bài tập từ 12.1 đến 12.5 SBT – 13
Để trả lời các bài tập ta căn cứ vào mối quan hệ giữa biên độ dao động & âm phát ra
- Tìm hiểu bài : Môi trường truyền âm, biết các môi trường truyền âm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_13_do_to_cua_am_nam_hoc_2010_2011.doc