Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Năm học 2010-2011

A.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.

- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

2. Kĩ năng:

- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.

- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

3.Thái độ: Có ý thức chống ô nhiễm tiếng ồn

 B.Đồ dùng dạy học:

 C. Tổ chức giờ học

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/2010
Ngày giảng: 29/11/2010
Tiết 16 - chống ô nhiễm tiếng ồn
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. 
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
2. Kĩ năng:
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
3.Thái độ: Có ý thức chống ô nhiễm tiếng ồn
 B.Đồ dùng dạy học: 
 C. Tổ chức giờ học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động(6ph)
-Kiểm tra:
HS1: Thế nào là âm phản xạ ,tiếng vang ?
Làm bài tập 14.1 , 14.2
HS2: Thế nào là vật phản xạ âm tốt , vật phản xạ âm kém ?
Làm bài tập 14.3 , 14.4 
- ĐVĐ: GV đặt vấn đề như SGK
2 HS lên bảng trả lời
Hoạt động 1: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (14 phút) 
-Mục tiêu: - Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. 
-Cách tiến hành: HĐ cá nhân
-Yêu cầu HS quan sát hình 15.1 15.2 , 15.3 SGK và trả lời C1
- GV gọi đại diện các nhóm HS trả lời 
- Các HS khác bổ sung để thống nhất câu trả lời 
-Các hình đó có đặc điểm gì chung?
-Vậy thế nào là ô nhiễm tiếng ồn?
-GV cho HS hoàn thành phần kết luận
- GV hướng dẫn để HS toàn lớp thảo luận câu C2. 
-Kết luận:Lấy ví dụ về các trường hợp ô nhiễm tiếng ồn?
1. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
-HS hoạt động theo nhóm bàn thống nhất trả lời câu hỏi C1
C1: Hình 15.2;hình 15.3 thể hiện bị ô nhiễm tiếng ồn
- Đặc điểm chung: Tiếng ồ to,kéo dài
-Hs trả lời
-HS điền từ vào phần kết luận.
-HS toàn lớp thảo luận câu C2. 
C2: Trường hợp b,c,d có ô nhiễm tiếng ồn
-Hs trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (12 phút)
- Mục tiêu: Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
- Cách tiến hành: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tìm hểu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Có thể nêu bổ sung các biện pháp mà em biết.
- giải thích vì sao làm như vậy có thể chống ô nhiễm tiếng ồn?
- Yêu cầu HS trả lời C3
- Trả lời C4
 -Kết luận:Tìm các ví dụ trong thực tế về việc chống ô nhiễm tiếng ồn
2. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
- Hoạt động cá nhân đọc thông tin SGK /43
- Đại diện 1 HS trình bày
C3:
- Biện pháp 1,2,3úâm truyền đến phản xạ và nhiều hướng 
- Biện pháp 4úNgăn cản âm truyền qua chúng.
+ Cấm bóp còi inh ỏi 
+ Trồng cây xanh 
+Xây tường chắn, làm tường bằng xốp, đóng cửa.
C4: 
a, những vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm âm truyền qua ít là: gạch, gỗ, bê tông.
b, những vật liệu phản xạ âm tốt dùng cách âm là : kính, lá cây...
Hoạt động 3: Vận dụng (10phút)
Mục tiêu :
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
Cách tiến hành : HĐ cá nhân
 GV gọi 1 số em nêu biện pháp của mình trao đổi xem biện pháp nào khả thi.
 GV đưa ra tình huống cụ thể như ở gần nhà em hàng xóm mở karaoke to và lâu, em có biện pháp gì để chống ồn.
- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe & hoạt động bình thường của con người : 
+ Tác hại của tiếng ồn :
 Về sinh lí, nó gây mệt mỏi toàn thân. Nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực. 
 Về tâm lí, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác
Kết luận : GV chốt lại các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
3. Vận dụng
- Cá nhân hs trả lời C5 C6
C5: Người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc.
+ đóng cửa phòng học, xây tường chắn , trồng cây xung quanh, chuyển lớp học và chợ đi nơi khác.
C6:
+ Chuyển lò mổ đi, xây tường chắn xung quanh...
+ Bịt , nút tai khi làm việc
+ Treo loa lên cao, bịt tai ...
+ Vặn nhỏ, đóng cửa, che rèm, bịt tai...
Tổng kết hướng dẫn về nhà(3 ph)
 Tổng kết : 
GV : Để tránh ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếngồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.
 Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn : Trồng cây, lắp đặt thiết bị âm, lập bảng thông báo quy định cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người. Lắp đặt ống xả & các thiết bị chống ồn trên xe nếu cần. Tránh xa các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn, thực hiện các nếp sống văn minh.
 Hướng dẫn về nhà : 
- Đọc mục “ Có thể em chưa biết”
- Học phần ghi nhớ
- Làm bài tập15.1 đến 15.6 SBT /16,17 
- Bài 15.1: HS có thể điều tra trong tổ vào giờ ra chơi hoặc giờ nghỉ 5 phút.
- Ôn tập chương 2 : Trả lời các câu hỏi phần tổng kết Tr 45, 46 SGK.
Tiết sau ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_16_chong_o_nhiem_tieng_on_nam_hoc.doc