Giáo án Vật lý lớp 7 Tiết 26: Ôn tập

Giáo án Vật lý lớp 7 Tiết 26: Ôn tập

Tiết 26 ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn tập các kiến thức về: Sự nhiễm điện, hai loại điện tích, cấu tạo nguyên tử, dòng điện là gì?

- Chiều dòng điện, nguồn điện, sơ đồ mạch điện, vật dẫn điện, vật cách điện, bản chất của dòng điện trong dây dẫn kim loại và các tác dụng của dòng điện.

2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra chính xác.

3. Tư tưởng: Học tập nghiêm túc; chuẩn bị soạn bài đầy đủ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Thầy:

+ Đáp án một phần tổng kết chương III.

+ Các câu hỏi ôn tập

2. Trò: Học thuộc bài cũ, ôn lại nội dung kiến thức từ bài 17 đến bài 23.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 7 Tiết 26: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/02/2009
Tiết 26 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức: 
- Ôn tập các kiến thức về: Sự nhiễm điện, hai loại điện tích, cấu tạo nguyên tử, dòng điện là gì? 
- Chiều dòng điện, nguồn điện, sơ đồ mạch điện, vật dẫn điện, vật cách điện, bản chất của dòng điện trong dây dẫn kim loại và các tác dụng của dòng điện.
2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra chính xác.
3. Tư tưởng: Học tập nghiêm túc; chuẩn bị soạn bài đầy đủ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: 
+ Đáp án một phần tổng kết chương III.
+ Các câu hỏi ôn tập
2. Trò: Học thuộc bài cũ, ôn lại nội dung kiến thức từ bài 17 đến bài 23.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, quan sát lớp.
Lớp
7A1
7A2
7A3
7A4
7A5
Sĩ số
H. diện
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: ( thực hiện trong quá trình dạy bài mới.) 
3. Giảng bài mới
a) Giới thiệu bài mới (1’)
Nhằm giúp các em nắm lại các kiến thức đẫ học từ đầu học kì II đến nay chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết, hôm nay chúng ta sang tiết ôn tập.
b) Tiến trình bài dạy: 	
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức 
15’
Hoạt động 1
 Ôn lại các kiến thức cơ bản từ bài 17 đến bài 23.
I- TỰ KIỂM TRA
1. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát.
2. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
3. Vật nhiễm điện dương do mất bớt electron.
Vật nhiễm điện âm do nhận thêm electron.
4. a) Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
b) Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
5. Ở điều kiện bình thường:
- Các vật dẫn điện là: a)mảnh tôn; e) đoạn dây đồng.
- Các vật cách điện là:đoạn dây nhựa; mảnh poliêtilen(nilông); không khí, mảnh sứ.
6. Năm tác dụng chính của dòng điện là: tác dụng nhiệt, t/d phát sáng, t/d từ; t/d hoá/ và t/d sinh lý.
- GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi ở phần “ Tự kiểm tra” (từ câu 1 đến câu 6) trước lớp và cả lớp góp ý khi thấy có những chỗ sai.
- HS trả lời theo sự chuẩn bị của mỗi cá nhân, các trường hợp sai sót có uốn nắn và HS tự sửa chữa, bố sung bài đã soạn.
15’
Hoạt động 2
Làm bài tập vận dụng.
II- VẬN DỤNG
1. D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
2. a) Ghi dấu ( - ) cho B ( chúng hút nhau, khác loại điện tích).
b) Ghi dấu (-) cho A ( A và B đẩy nhau, cùng loại điện tích).
c) Ghi dấu (+) cho B ( A và B hút nhau, điện tích khác loại).
d) Ghi dấu (+) cho A ( A và B đẩy nhau, điện tích cùng loại)
3. Mảnh nilông bị nhiễm điện âm, nhận thêm electron.
Miếng len bị mất bớt electron (dịch chuyển từ miếng len sang mảnh nilông) nên thiếu electron (nhiễm điện dương).
4. Sơ đồ c) có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện: đi khỏi cực dương và đi tới cực âm của nguồn điện trong mạch điện kín.
5. Thí nghiệm c) tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng.
( Mạch điện kín gồm các vật dẫn điện mắc nối tiếp (liên tiếp) với nhau rồi mắc vào hai cực của nguồn điện.
- GV cho HS trả lời cá nhân phần vận dụng( từ câu 1 đến câu 5), hướng dẫn lớp thảo luận để thống nhất câu trả lời.
Cho HS làm thên các câu hỏi sau:
1. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới này mang điện tích?
A. Một ống bằng gỗ.
B. Một ống bằng thép.
C. Một ống bằng giấy.
D. Một ống bằng nhựa.
- HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng có sửa chữa bổ sung ý kiến của lớp và của GV.
12’
Hoạt động 3
Củng cố
1. Nêu ứng dụng của các tác dụng của dòng điện.
2. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 công tắc đóng, 1 bóng đèn dây tóc và các dây dẫn và biểu diễn chiều dòng điện trong mạch.
- Thảo luận nhóm.
4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau: (1’)
Ôn tập : Từ bài 17 đến bài 23, xem lại các bài tập để kiểm tra 1 tiết (tuần 27).
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 26.doc