Tiết 06 :
Bài 6
THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT
TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Luyện tập vẽ ảnh các vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng
- Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vẽ ảnh của một vật qua gương phẳng.
3Thái độ:
- Giáo dục thái độ cẩn thận trung thực, hợp tác trong nhóm.
Ngày soạn: 25/9/2008 Tiết 06 : Bài 6 THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Luyện tập vẽ ảnh các vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng - Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ ảnh của một vật qua gương phẳng. 3Thái độ: - Giáo dục thái độ cẩn thận trung thực, hợp tác trong nhóm. II- CHUẨN BỊ: -Đối với mỗi nhóm HS: +1 gương phẳng. +1 cái bút chì +1 thước chia độ +Mỗi HS chép sẵn 1 mẫu báo cáo ra giấy. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 600 A B 1. Ổn định tổ chức lớp: -Kiểm diện HS (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (4p) H. Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. Góc tạo bởi gương và vật bằng 600. Hãy vẽ ảnh của vật tạo bởi gương và tìm góc tạo bởi ảnh và gương? H. Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ? 3. Bài mới: + Giới thiệu bài (1’) Như vậy các em đã nắm được các tính chất ủa ảnh một vật tạo bởi gương phẳng. Hôm nay chúng ta thực hành quan sát và vẽ ảnh này. + Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 15’ Hoạt động 1: Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: - GV phát dụng cụ cho mỗi nhóm gồm 1 gương phẳng và một bút chì. - Yêu cầu HS tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau đây: + Song song cùng chiều với vật. + Cùng phương, ngược chiều với vật. - Em hãy vẽ ảnh hai trường hợp trên. - HS quan sát ảnh hai trường hợp : Song song và vuông góc với gương phẳng. -HS làm việc cá nhân để vẽ ảnh trong hai trường hợp này. 15’ Hoạt động 2: Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng: - Hướng dẫn HS đặt gương thẳng đứng trên mặt bàn. - Quan sát ảnh của bàn phía sau lưng. - Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương. => PQ là bề rộng nhìn thấy của gương phẳng. - Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương tăng hay giảm? - Xác định vùng nhìn thấy trên bàn ở sau gương ? (Hình 6.3 SGK) - Cho HS xác định vùng nhìn thấy. - Theo dõi và giúp đỡ các nhóm làm chậm hoặc làm chưa được. - Hướng dẫn HS trả lời câu C4 ( câu đa số HS chưa trả lời được) C4: Ta nhìn thấy ảnh M/ của M khi có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua M/ . Vẽ M/. Đường M/O cắt gương ở I. Vậy tia tới MI cho tia phản xạ IO truyền đến mắt, ta nhìn thấy ảnh M/. Vẽ ảnh N/ của N. Đường N/O không cắt mặt gương (điểm K ra ngoài gương), vậy không có tia phản xạ lọt vào mắt ta nên ta không nhìn thấy ảnh N/ của N. Chú ý vẽ đúng kích thước và vị trí của gương, mắt và các điểm M, N. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Hai HS kết hợp vẽ vùng nhìn thấy trong gương:Một em ngồi im quan sát, một em dùng phấn đánh dấu. 5’ Hoạt động 3: Hoàn thành báo cáo thực hành. -Lần lượt trả lời các câu trong mẫu bác cáo đã chuẩn bị trước ở nhà - HS làm việc cá nhân để hoàn thành bảng báo cáo. 3’ Hoạt động 4: Kết thúc tiết thực hành. - Hết giờ, GV thu các bản báo cáo và yêu cầu các nhóm HS thu dọn dụng cụ thí nghiệm của nhóm. - Nộp báo cáo thực hành, thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành. 4. Dặn dò:(1’) + Về nhà xem trước bài 7: gương cầu lồi và ôn lại các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng để tiết sau học. IV- RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn:24/9/2008 Tiết 07 Bài 7 GƯƠNG CẦU LỒI I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi -Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng 2. Kĩ năng: -Nắm được ứng dụng của gương cầu lồi 3. Thái độ: -Giáo dục tính say mê khoa học, biết áp dụng kiến thức vào thực tế II- CHUẨN BỊ: 1. Thầy: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: -1 gương cầu lồi. -1 gương phẳng tròn có cùng kích thước với gương cầu lồi -1 cây nến . -1 bao diêm 2. Trò: Học thuộc bài cũ, xem trước bài mới. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, quan sát lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) CH: Nêu những tính chất ảnh của gương phẳng? TL: Ảnh một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, ảnh có kích thước bằng vật, ảnh cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. (6đ) CHp: Có những cách nào vẽ ảnh một vật qua gương phẳng ? TL: Có hai cách: + Aùp dụng định luật phản xạ ánh sáng ( Aûnh là giao điểm của các tia phản xạ) + Aùp dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng (ảnh cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương) (4đ) 3. Bài mới: + Tạo tình huống học tập: (2’) - GV phát cho mỗi nhóm HS 1 gương cầu lồi yêu cầu HS quan sát ảnh của mình trong gương. Aûnh trong gương cầu lồi có giống ảnh trong gương phẳng không? - HS quan sát nhận xét ảnh tạo bởi hai gương khác nhau. - Khác nhau như thế nào sang bài học hôm nay sẽ rõ. + Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 15’ Hoạt động 1: Aûnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: - Giới thiệu gương cầu lồi. H. Yêu cầu câu C1 là gì ? - Cho HS dùng một viên pin đặt trước gương cầu lồi và quan sát. - Hãy quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và cho nhận xét về các tính chất sau đây: H: Aûnh đó có phải là ảnh ảo không? Vì sao? H: Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật? GV yêu cầu HS bố trí thí nghiệm như hình 7.2 SGK.(so sánh ảnh của hai gương phẳng và lồi) - Theo dõi, quan sát, nhắc nhở và giúp đỡ các nhóm chưa hoàn thành hoặc làm không kịp tiến độ chung. -Yêu cầu HS hoàn thành câu kết luận ở SGK - Nhận diện gương cầu lồi. TL: Quan sát ảnh tạo bởi gương cầu lồi và nhận xét. TL: Ảnh đó là ảnh ảo vì dùng màn chắn hứng không được. TL: Ảnh đó nhỏ hơn vật. - Tiến hành làm TN, quan sát và thảo luận để rút ra kết luận. I. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. 15’ Hoạt động 2: So sánh vùng nhìn thấy của hai gương: - GV hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm theo các bước: + Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. + Sau đó thay gương phẳng bằng gương cầu lồi. + So sánh vùng nhìn thấy của hai gương? - Theo dõi, quan sát, nhắc nhở và giúp đỡ các nhóm chưa hoàn thành hoặc làm không kịp tiến độ chung. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành câu kết luận => Chốt lại, ghi bảng. - HS lần lượt đặt hai gương để quan sát vùng nhìn thấy của hai gương. ( Xác định vùng nhìn thấy của các gương gống như xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng đã làm ở bài thực hành) - Từ kết quả thí nghiệm, cá nhân hoàn thành kết luận. Kết luận: Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng rộng (lớn) hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước. II- Vùng nhìn thất của gương cầu lồi Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng cùng kích thước 6’ Hoạt động 3: Vận dụng – củng cố - Cho HS Trả lời câu C3, C4. C3: Trên ôtô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì? C4: Ở những chỗ đường gấp khúc người ta thường đặt 1 gương cầu lớn. Gương đó giúp gì cho người lái xe? - Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ. - Gọi 1 HS đọc mục “ có thể em chưa biết” C3: Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng cùng kích thước. Do đó dùng gương cầu lồi có kích thước tuy nhỏ nhưng vẫn có thể quan sát được phía sau xe. C4: Gương đó giúp cho lái xe có thế quan sát các chướng ngại vật ở phía bên kia gấp khúc. Từ đó có cách xử lí để đảm bảo an toàn, tránh xảy a tai nạn do tầm nhìn bị che khuất. 4. Dặn dò:(1’) + Về nhà học thuộc bài ghi, đọc lại SGK. + Xem trước bài 8: gương cầu lõm. + Ôn lại các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi để tiết sau học. IV- RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 12/10/2008 Tiết 08 : Bài 8 GƯƠNG CẦU LÕM I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. -Nêu được những tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. 2. Kĩ năng: -Bố trí được thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. 3. Thái độ: -GD thái độ hợp tác, đoàn kết trong thí nghiệm nhóm. II- CHUẨN BỊ: 1. Thầy: Đối với mỗi nhóm HS: +1 gương cầu lõm có gía đỡ thẳng đứng. +1 gương phẳng có bề ngang bằng đường kính gương cầu lõm +1 viên phấn +1 màn chắn có gía đỡ di chuyển được. +1 đèn pin để tạo chùm tia song song và phân kỳ. 2. Trò: III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, quan sát lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (6p) Câu hỏi: - Nêu tính chất của ảnh một vật tạo bởi gương phẳng, tạo bởi một gương cầu lồi? - So sánh điểm khác nhau cơ bản nhất? TL: - Aûnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, lớn bằng vật, khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ gương đến vật. (3đ) - Aûnh của vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. (3đ) - Điểm khác nhau cơ bản nhất là ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật, ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. (4đ) 3. Bài mới: + Giới thiệu bài: ( 2’) - Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần hình cầu. Liệu gương cầu lõm có tạo được ảnh giống như gương cầu lồi không? - Yêu cầu HS quan sát ảnh trong hai gương để sơ bộ nhìn thấy sự khác nhau. + Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 10’ Hoạt động 1: Thí nghiệm về tính chất ảnh tạo bởi gương cầu lõm: -Yêu cầu HS bố trí thí nghiệm như hình 8.1 .Hãy quan sát ảnh của cây nến tạo bởi gương cầu lõm. -Đặt cây nến sát gương rồ ... iến thức này để làm 1 số bài tập . + Tiến trình bài dạy TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 15’ Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cơ bản. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở phần “Tự kiểm tra” và thảo luận khi thấy có những chổ cần uốn nắn. - Đối với một số vấn đề, có thể nêu thêm câu hỏi yêu cầu HS mô tả lại cách bố trí thí nghiệm hay cách lập luận. + Thí dụ: Bố trí thí nghiệm thế nào để xác định được đường truyền của ánh sáng. - Mô tả lại thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. - Bố trí thí nghiệm thế nào để quan sát được ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. - Cá nhân trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra. 1: C 2: B 3: (trong suốt), (đòng tính), (đường thẳng) 4a: (tia tới), (pháp tuyến) 4b: (góc tới) 5: Ảnh ảo, có độ lớn bằng vật, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. 6: Giống: ảnh ảo. Khác: ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng. 7: Khi một vật ở gần sát gương. Ảnh này lớn hơn vật. 8: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màm chắn và bằng vật. 9: Vùng nhìn thấy trong gương cầu lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước. I. Tự kiểm tra. 20’ Hoạt động 2: Vận dụng - Yêu cầu HS đọc câu C1. - Cho HS thảo luận nhóm và mỗi cá nhân tự vẽ vào giấy nháp. - Gọi HS lên bảng lần lượt thực hiện các bước vẽ hình. - Cho HS xác định vùng đặt mắt để thấy nhìn thấy ảnh của cả hai điểm S1 và S2. - Gọi HS đọc câu C2: - Cho HS vận dụng các tính chất của ảnh ảo tạo bởi hai gương để so sánh. - Cho HS đọc câu C3: - GV treo hình vẽ cho học sinh trả lời câu hỏi - Đọc, thảo luận và vẽ hình. + Vẽ lần lượt S’1 và S’2 cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ từ S1 và S2 tới gương. + Từ S1 và S2 vẽ hai tia tới xuất phát từ mỗi điểm tới hai mép ngoài cùng của gương. Các tia phản xạ tương ứng có đường kéo dài đi qua ảnh của các điểm đó. => Vùng đó là vùng giao nhau giữa hai chùm tia phản xạ vừa vẽ. - Cá nhân trả lời câu C2: - Dựa vào định luật truyền thẳng của ánh sáng và điều kiện nhìn thấy vật để làm câu C3. II. Vận dụng. C1: S2• S1• S’1• S’2• C2: - Giống: đều là ảnh ảo . - Khác: + Gương phẳng : ảnh = vật + Gương cầu lồi : ảnh < vật + Gương cầu lõm : ảnh > vật C3: An Thanh Hải Hà An X X Thanh X X Hải X X X Hà X 7’ Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi ô chữ. - GV lần lượt đọc nội dung của từng hàng từ trên xuống dưới. Trong 15 giây HS phải đoán từ tương ứng, GV ghi lên bảng. Mỗi nhóm HS cử một người tham gia trò chơi. Trả lời đúng mỗi hàng chữ được 2 điểm. - Nhóm HS điều chỉnh các câu trả lời để thu được từ hàng dọc có nghĩa trong ô kẻ đậm. Tìm được từ hợp lí được 10 điểm. - Tính điểm tổng cộng cho cả nhóm để xếp thứ tự. III. Trò chơi ô chữ 1: vật sáng 2: nguồn sáng 3: ảnh ảo 4: ngôi sao 5: pháp tuyến 6: bóng đen 7: gương phẳng Từø hàng dọc: ánh sáng 4. Dặn dò:(1’) Về nhà ôn tập chương I để tuần sau (tuần 10) kiểm tra 1 tiết . IV- RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 26/10/2008 Tiết 10 KIỂM TRA 1 TIẾT I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: + Nêu được điều kiện nhìn thấy vật, nhận biết ánh sáng. + Phát biểu được định luật sự truyền thẳng của ánh sáng + Nhận biết được các loại chùm sáng: Hội tụ, phân kỳ, song song + Vận dụng được định luật truyền thẳng ánh sáng để giải thích một số hiện tượng đơn giản (ngắm đường thẳng, sự tạo thành bóng đen, bóng mờ, nhật thực, nguyệt thực...) + Nắn được thế nào là hiện tượng phản xạ ánh sáng. + Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. + Vận dụng định luật để giải thích một số hiện tượng quang học đơn giản và vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. + Biết sơ bộ về đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm và các ứng dụng của chúng 2. Kĩ năng: + Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng. + Dựng được ảnh một vật tạo bởi gương phẳng. 3. Thái độ. + Nghiêm túc trong học tập. + Rèn luyện tính cẩn thận , tính tự lực, tính kiên trì. II- CHUẨN BỊ 1. Thầy: a) Ma trận đề kiểm tra: Nội dung kiểm tra Cấp độ nhận thức Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Sự truyền ánh sáng C1 (0,25đ); C8(0,25đ) C9(0,5đ) C14(1đ) 2đ (20%) 2. Phản xạ ánh sáng C2(0,25đ) ;C10(0,5đ) C3(0,25đ) ;C12(0,5đ) 1,5đ (15%) 3. Gương phẳng C5(0,25đ) C11(0,5đ) C15(3đ) 3,75đ (37,5%) 4. Gương cầu C4(0,25đ) ;C6(0,25đ) C7(0,25đ) C13(2đ) 2,75đ (27,5%) Tổng cộng 2,75đ (27,5%) 3,25đ (32,5%) 4đ (40%) 10đ (100%) b) Nội dung đề: A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) I. Hãy khoanh tròn câu trả lời em cho là đúng nhất.(2đ) Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi : A. Mắt ta chiếu ánh sáng vào vật. B. Có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta. C. Trời sáng. D. Vật phát ra ánh sáng. Câu 2. Theo định luật phản xạ thì tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào dưới đây? A. Mặt phẳng của gương. B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và đường vuông góc với gương. C. Bất kì mặt phẳng nào chứa tia tới. D. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới. Câu 3. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng, ta có tia phản xạ tạo với tia tới một góc: A. Bằng góc tới. B. Bằng nửa góc tới. C. Gấp đôi góc tới. D. Bằng 0. Câu 4. Aûnh của một vật đặt sát gương cầu lõm có tính chất gì ? A. Là ảnh ảo hứng được trên màn chắn. B. Là ảnh ảo hứng được trên màn chắn. C. Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. D. Tất cả các câu trên đều sai. Câu 5. Aûnh của một vật tạo bởi gương phẳng có kích thước như thế nào so với vật? A. Nhỏ hơn vật. B. Bằng vật. C. Lớn hơn vật. D. Bằng nửa vật. Câu 6. Aûnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi có kích thước như thế nào so với ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm? A. Nhỏ hơn. B. Lớn hơn. C. Bằng. D. Tùy trường hợp Câu 7. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi : A. Nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. B. Nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lõm. C. Lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. D. Bằng vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước Câu 8. Nhật thực xảy ra khi: A. Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. B. Nơi ta đứng quan sát là bóng tối của Mặt Trăng. C. Tất cả các trường hợp trên. II. Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: (2đ) Câu 9. Trong môi trường ....................và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường..................... Câu 10. ( định luật phản xạ ánh sáng) Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và ................................. của gương ở điểm tới. Góc phản xạ............................. góc tới. Câu 11. Khoảng cách từ ảnh của một điểm trên vật đến gương ...................................bằng khoảng cách từ .......................... đến gương Câu 12. Tia sáng truyền tới một gương phẳng, bị hắt lại theo một..xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng.. B. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 13. ( 2 đ ) Nêu tác dụng và giải thích hoạt động của pha đèn trong đèn pin. Câu 14. ( 1 đ ) Có một đèn pin, ba tấm bìa có đục lỗ nhỏ có độ cao như nhau, một sợi dây thép thẳng và nhỏ. Hãy nêu phương án để kiểm tra sự truyền thẳng của ánh sáng. Câu 15. ( 3 đ ) Cho một vật AB đặt trước một gương phẳng (hình vẽ ), áp dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng hãy: a) Vẽ ảnh của vật AB qua gương. b) Vẽ một tia sáng xuất phát từ A đến gương cho tia phản xạ đi qua C. B . C A c) Đáp án – Biểu điểm A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) I/ Câu nhiều lựa chọn Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D C C B A C B Điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm II/ Điền khuyết Câu 9. trong suốt; thẳng (0,5 điểm) Câu 10. góc phản xạ; góc tới (0,5 điểm) Câu11. phẳng; ảnh của điểm đó (0,5 điểm) Câu 12. hướng; phản xạ ánh sáng (0,5 điểm) B. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 13. Pha đèn trong đèn pin có tác dụng như gương phẳng, biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành chùm tia phản xạ song song. (1 điểm) Khi ta xoay pha đèn của đèn pin, tìm vị trí thích hợp của bóng đèn pin để pha đèn biến đổi chùm sáng phân kì từ đèn pin phát ra thành chùm tia song song. (1 điểm) Câu 14. Đặt ba tấm bìa giữa mắt và gương, dịch chuyển ba tấm bìa sao cho mắt có thể nhìn thấy bóng đèn pin. Dùng sợi dây thép xuyên qua ba lỗ trên ba tấm bìa được, chứng tỏ ánh sáng đã truyền đi theo đường thẳng. (0,5 điểm) Dịch chuyển một trong ba tấm bìa đó để mắt không nhìn thấy bóng đèn pin nữa. Dùng sợi dây thép xuyên qua ba lỗ đó không được, chứng tỏ ánh sáng không truyền theo đường khác ngoài đường thẳng trên. (0,5 điểm) A B A’ ••C• ••.• B’ Câu 15. a) Vẽ đúng ảnh A’B’ (2 điểm) b) Vẽ đúng đường đi của tia sáng (1 điểm) III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’) + Kiểm tra sĩ số, quan sát lớp. + Yêu cầu HS cất tài liệu môn vật lí chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết 2. Kiểm tra: ( 43’) + Giao đề cho mỗi cá nhân HS, theo dõi HS làm bài kiểm tra. + Hết tiết thu bài, nhận xét tiết kiểm tra. 3. Dặn dò: (1’) + Về nhà đọc trước bài 10 nguồn âm + Chuẩn bị mỗi nhóm 1 tờ lá dừa hoặc lá chuối, 1 sợi dây cao su nhỏ. THỐNG KÊ KẾT QUẢ Lớp (SS) 0 đến <2 2 đến<3,5 3,5 đến<5 5đến<6,5 6,5đến<8 8 đến10 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5 IV- RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: