Giáo án Vậy lý 9

Giáo án Vậy lý 9

A.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn .

- Biết vẽ đồ thị và sử dụng đồ thị biểu diễn mối quan hệ I và U từ số liệu thực nghiệm .

- Phát biểu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

2. Kĩ năng: lắp mạch điện theo sơ đồ, đọc số chỉ trên dụng cụ đo,vẽ đồ thị.

3. Thái độ : Trung thực, cẩn thận khi làm TN ,hợp tác nhóm .

B. Chuẩn bị

- GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 điện trở mẫu , 1 ampekế ,1 vôn kế ,1 công tắc, 1 nguồn điện 6V dây nối.

- HS: Ôn tập kiến thức về đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế ở lớp 7

C. Phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp TN vật lí, hợp tác nhóm nhỏ.

D. Tổ chức các hoạt động dạy học .

 

doc 73 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vậy lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Chương I: đIện học 
Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
A.Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn .
- Biết vẽ đồ thị và sử dụng đồ thị biểu diễn mối quan hệ I và U từ số liệu thực nghiệm .
- Phát biểu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn 
2. Kĩ năng: lắp mạch điện theo sơ đồ, đọc số chỉ trên dụng cụ đo,vẽ đồ thị.
3. Thái độ : Trung thực, cẩn thận khi làm TN ,hợp tác nhóm .
B. Chuẩn bị 
- GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 điện trở mẫu , 1 ampekế ,1 vôn kế ,1 công tắc, 1 nguồn điện 6V dây nối. 
- HS: Ôn tập kiến thức về đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế ở lớp 7 
C. Phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp TN vật lí, hợp tác nhóm nhỏ.
D. Tổ chức các hoạt động dạy học .
I. ổn định: ( 1 Phút )
II. Kiểm tra: ( 4 Phút )
1. Cường độ dòng điện là gì ? Đơn vị đo ,cách đo ?
 	2. Đơn vị đo, dụng cụ và cách đo hiệu điện thế.
 ĐVĐ : Khi đặt vào 2 đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì trong vật dẫn có cường độ 
 dòngđiện.Vậy cường độ dòng điện chạy trong vật dẫn và hiệu điện thế đặt vào 2 đầu 
 vật dẫn có mối qua hệ với nhau như thế nào?
	III. Bài mới: ( 40 Phút )
Hoạt động của học sinh và giáo viên(G)
T/G
Phút
Kiến thức cơ bản
G giới thiệu chương và đặt vấn đề như 
SGK
Yêu cầu học sinh đọc SGK,quan sát hình 1.1
H Tự đọc, quan sát.
G? Hãy kể tên, công dụng, cách mắc các bộ phận của mạch điện trong sơ đồ.
 ?Chốt (+ )của các dụng cụ đo được mắc về phía A hay về phía B?
H 2 em trả lời, các em nhận xét, bổ sung.
G ?Nêu cách tiến hành thí nghiệm.?
H đọc thông tin SGK và nêu cách tiến hành thí nghiệm.
G chốt lại các bước tiến hành thí nghiệmvà hướng dẫn H cách làm thí nghiệm.
H hoạt động nhóm, nhận dụng cụ,tiến hành làm thí nghiệm, ghi kết quả vào bảng 1, cử đại diện báo cáo kết quả trước lớp.
G Theo dõi, kiểm tra, trợ giúp các nhóm yếu cho kịp tiến độ chung
?Dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời C1.
H thảo luận nhóm trả lời, cử đại diện 
trình bày trước lớp.
H đọc thông tin phần 1và quan sát hình 1.2
G ? .Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
có đặc điểm gì?
H là đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
G yêu cầu H thực hiện lệnh C2
 H 1 em lên bảng, cả lớp cùng làm, nhận xét sửa sai
G ? Đồ thị các em vừa vẽ có là đường thẳng không?
H gần như đường thẳng.
G Nếu bỏ qua sai lệch nhỏ do phép đo thì đồ thị là đường thẳng.
?Qua thí nghiệm rút ra kết luận gì?
H phát biểu 
G Yêu cầu 2 H đọc lại kết luận.
 Vận dụng trả lời C3
H hoạt động cá nhân trả lời C3
G gợi ý : từ điểm giá trị U1=2,5V kẻ đường thẳng song song với trục tung cắt đồ thị tại 1 điểm, kẻ đường từ điểm đó song song với trục hoành cắt trục tung tại I1
H thực hành và báo cáo trước lớp.
G yêu cầu 1 em lên bảng trả lời C4
H cả lớp , nhận xét, sửa sai. 
I.Thí nghiệm:
1. Sơ đồ mạch điện
2. Tiến hành thí nghiệm
- Mắc mạch điện tteo sơ đồ hình 1.1
- Đo I tương ứng với U
- Kết quả đo: 
Lần đo
Hiệu điện thế(V)
Cường độ dòng điện(A)
 1 
 2
 3
 4
C1 
Khi tăng( hoặc giảm) hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng(hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
II.Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
1.Dạng đồ thị
2.Kết luận: SGK trang 5
III.Vận dụng
C3 U1=2,5V thì I1 = 0,5 A
 U2 =3V thì I2 =0,7 A
C4
2. I =0,125 A
3. U= 4,0 V
4. U =5,0 V 
5. I = 0, 3A
	 IV. Củng cố, tổng kết
	1. Phát biểu kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế?
	2.Vài H đọc ghi nhớ.
	3.G liên hệ thực tế khi hiệu điện thế giảm. 
 V. Hướng d ẫn học tập .
Học thuộc lý thuyết theo vở ghi và SGK .
Làm bài tập trong: sách bài tập bài 1.1 đến 1.4
Chuẩn bị bài mới bài 2.
VI.Phụ lục: 
-----------------------------------------------------------------
Tiết 2
Ngày soạn 20. 8. 2008
Ngày dạy . .2008
Bài2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm.
A. Mục tiêu :
1.Kiến thức : + Xác định được tỉ số với mỗi dây dẫn 
 + Biết được khái niệm điện trở và hiểu rõ được ý nghĩa, đặc điểm của đại 
lượng này .
 + Phát biểu được và viết đúng công thức định luật ôm 
2. Kĩ năng : + Xác định đại lượng R.
 + Vẽ sơ đồ mạch điện có điện trở .
 +Vận dụng đúng định luật Ôm để giải bài tập 
3. Thái độ : + Cẩn thận, nghiêm túc, yêu thích môn học .
B. Chuẩn bị .
GV: Chuẩn bị bảng phụ kẻ sẵn bảng 1,2.
HS : Ôn tập kiến thức bài 1, chuẩn bị máy tính .
 C.Phương pháp dạy học chủ yếu: đàm thoại suy luận
D. Tổ chức các hoạt động dạy học .
I.ổn định 
II.Kiểm tra :
HS: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn có quan hệ với nhau như
 thế nào? Làm bài tập 1.3
HS: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U có đặc điểm gì ? Cách vẽ? Dựa vào đồ thị
 ta có thể xác định được những yếu tố nào ?
III. Bài mới .
GV: Đặt vấn đề trong TN H1.1 nếu đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế khác nhau
 thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có khác nhau không ?
HS: Dự đoán.
GV: để tìm hiểu điều đó ta nghiên cứu bài 2.
Hoạt động của học sinh và giáo viên(G)
TG
Phút
Kiến thức cơ bản
GV:- Treo bảng phụ ghi kết quả TN của
 bài 
trước
-Y/c HS thực hiện câu C1 ,C2 và rút ra 
nhận xét.
HS: Rút ra nhận xét.
? Tại sao khi U thay đổi ,I thay đổi 
nhưng 
tỉ số U/I không đổi 
GV: Thông báo trị số R= là điện trở 
HS: Ghi vở 
G ? Các dây dẫn khác nhau thì điện trở
 của
 chúng có giống nhau hay không ?
HS: Khác nhau .
GV: Điện trở của vật dẫn có đặc điểm gì ?
Muốn tính được điện trở của vật dẫn cần biết
 những đại lượng nào ?
 Đo những đại lượng đó bằng cách nào?
HS: Đo U và I 
GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời: 
- Đơn vị của điện trở là gì ? 
HS : Ôm 
GV: Khi tăng hay giảm hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 3 lần thì điện trở của dây dẫn tăng lên bao nhiêu lần ? Vì sao ? 
HS: Không tăng vì ...
GV: Nếu dây dẫn có điện trở càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ như thế nào ? Tại sao ?
HS: Trả lời câu hỏi 
GV: ? Vậy cường độ dòng điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS: Phụ thuộc vào U và R
GV: Hãy viết một biểu thức mô tả sự phụ thuộc giữa I vào U và R 
HS: Viết biểu thức .
GV: Trong các đại lượng trên thì đại lượng nào có trước đại lượng nào bị phụ thuộc? 
HS: Vậy dòng điện chạy qua vật dẫn tuân theo qui luật nào ?
GV: Yêu cầu HS phát biểu lại nội dung định luật ôm. Trong các công thức U = I.R, R= U/I, I = U/R thì công thức nào là công thức của định luật Ôm? Tại sao ?
H. Công thức I=U/R
Điện trở của dây dẫn 
1. Xác định tỉ số U/I.
Thương số U/I không đổi đối với mỗi 
 dây dẫn , với hai dây dẫn khác nhau 
thì
 U/I là khác nhau 
2. Điện trở .
a) R= gọi là điện trở của dây dẫn
b) Kí hiệu trong sơ đồ mạch điện
c) Đơn vị là:
- Ôm Kí hiệu là 
- Ngoài ra còn dùng k và M
1 k= 1000
1 M= 1000 000
d) ý nghĩa của điện trở:
 Điện trở biểu thị mức độ cản trở 
dòng 
điện nhiều hay ít của dây dẫn
II. Định luật Ôm
1. Hệ thức của định luật
 I = 
U là hiệu điện thế (V) 
 I: Cường độ dòng điện(A) 
R: Điện trở()
2. Phát biểu định luật:
 SGK( trang 8)
IV.Vận dụng, củng cố 
 1. Phát biểu định luật Ôm
 2. Điện trở của dây dẫn được xác định bằng công thức nào?
 Đơn vị điện trở 
 3. Hai H đọc ghi nhớ
 4. G yêu cầu H trả lời C3, C4
1 em lên bảng 
Cả lớp cùng làm, nhận xét sửa sai	
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
 1. Học thuộc ghi nhớ. Đọc’’ Có thể em chưa biết’’.
 2. Làm bài tập 2.1-2.4 
 3. Chuẩn bị giờ sau thực hành: Đọc kỹ bài 3, chuẩn bị mẫu báo cáo
VI. Phụ lục:
Tuần 2
Tiết 3
 Ngày soạn 23 .8.2008
 Ngày dạy . .2008
Bài 3 Thực hành: xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
A.Mục tiêu 
	Qua bài học sinh cần đạt được:
	1.Kiến thức: 
- Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở. 
- Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm xác định điện trở của 1 dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
 2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành: Lắp mạch điện theo sơ đồ, đọc số chỉ của đồng hồ đo. 
	3. Thái độ: Nghiêm túc chấp hành các quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong thí nghiệm.
B. Chuẩn bị
	1. Giáo viên: mỗi nhóm 1 dây điện trở,1 ampe kế có GHĐ 1,5 A; ĐCNN là 0,1V; 1vôn kế có GHĐ 6V; ĐCNN là 0,1V; 7 đoạn dây nối. 
	2. Học sinh: mỗi học sinh 1 báo thực hành.
C.Phương pháp dạy học chủ yếu: thí nghiệm vật lí, hợp tác nhóm nhỏ
D.Tổ chức hoạt động dạy học
	I .ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ: G yêu cầu 3 H lần lượt trả lời câu hỏi chuẩn bị ở SGK, cả lớp thảo luận, bổ sung câu trả lời cần có. 
	III. Bài mới
Hoạt động của H và G
TG
Phút
Kiến thức cơ bản
G ? Hãy nêu mục đích của giờ thực hành?
H Xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
G Hãy vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
H 1 em lên bảng vẽ. Cả lớp cùng làm, sau đó nhận xét sửa sai.
G Để mắc mạch điện theo sơ đồ trên cần những dụng cụ gì?
H Nêu dụng cụ.
G Giới thiệu dụng cụ.
? Em hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm.
H Nêu cách tiến hành thí nghiệm.
G chốt lại các bước tiến hành thí nghiệm
H Hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm, ghi kết quả, hoàn thành báo cáo.
G Theo dõi kiểm tra trợ giúp các nhóm mắc mạch điện đặc biệt là vôn kế và ampe kế.
1.Mục đích: Xác định điện trở của 
dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
2. Sơ đồ mạch điện
3. Tổ chức thực hành
a, Mắc mạch điện theo sơ đồ.
b, Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện 
thế khác nhau tăng dần, đọc và ghi 
kết quả số chỉ của vôn kế và ampe kế 
vào báo cáo thực hành.
c,Kết quả đo
Lần đo
Hiệu 
điện thế(V)
Cường 
độ dòng điện(A)
Điện trở R= ()
1 
2
3
4
5
 Giá trị trung bình cộng của điện trở
d, Nhận xét:
	IV. Tổng kết thực hành
G Phân tích kết quả và nhận xét giờ thực hành,hướng dẫn H thu dọn dụng cụ.
	V Hướng dẫn học ở nhà: Ôn tập về đoạn mạch mắc nối tiếp ở lớp 7.
E.Phụ lục
-------------------------------------------------------------------------
Tiết4
Ngày soạn 25.8.2008
Ngày dạy . .2008
Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
A.Mục tiêu 
	Qua bài học sinh cần đạt được:
	1. Kiến thức:
-Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp và hệ thức từ các kiến thức đã học.
-Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lý thuyết.
 2. Kỹ năng: Vận dụng được những kiến thức đã học giải thích 1 số hiện tượng thực tế và giải các bài tập về đoạn mạch mắc nối tiếp.
 3. Thái độ: Có ý vận dụng lý thuyết vào thực tế đời sống.
B. Chuẩn bị
	1. Giáo viên : Mỗi nhóm 3điện trở có giá trị 6 Ôm, 10 Ôm, 16 Ôm, nguồn điện, 1 ampe kế, 1 công tắc,7 đoạn dây nối, bảng điện.
	2. Họ ... ĩ, trả lời .
G- Gợi ý (nếu cần) để học sinh có thể trả lời được đó là máy phát điện.
- Treo tranh, cho học sinh quan sát tranh đi-na-mô xe đạp.
H Quan sát, tìm hiểu cấu tạo, hoạt động đinamô xe đạp.
 G Đinamô xe đạp có cấu tạo và hoạt động như thế nào?
H Trả lời.
G Liệu có phải nhờ nam châm mà tạo ra dòng điện không?
H Dự đoán.
G Kiểm tra dự đoán ta làm thí nghiệm.
 Yêu cầu học sinh đọc C1,C2.
H Tự đọc C1, C2.
G- Giới thiệu dụng cụ: ống dây đã mắc sẵn 2 đèn LED song song, ngược chiều; nam châm .
- Tiến hành TN như thế nào?
H Nêu các bước tiến hành TN.
G Thống nhất các bước TN.
H Làm TN: Quan sát hiện tượng với 2 đèn LED khi:
- Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây.
- Đặt nam châm đứng yên trước cuộn dây.
- Đặt nam châm nằm yên trong cuộn dây.
- Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây.
- Để nam châm đứng yên, cho ống dây chuyển động lại gần hay ra xa cuộn dây.
- Báo cáo kết quả TN.
G Qua TN trên em rút ra nhận xét gì?
H Nêu nhận xét.
H Tự đọc C3.
G- Giới thiệu dụng cụ (nam châm điện).
- Các bước tiến hành TN?
H Nêu các bước tiến hành TN.
G Thống nhất các bước tiến hành TN.
H. Làm TN, quan sát hiện tượng với đèn LED khi:
- Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện.
- Khi dòng điện đã ổn định.
- Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện.
- Sau khi ngắt mạch.
- Báo cáo kết quả TN.
G Qua kết quả TN em rút ra nhận xét gì?
G Có thể phân tích: Khi đóng và ngắt mạch thì cường độ dòng điện biến thiên.
H Tự đọc thông tin SGK .
G Giới thiệu về hiện tượng cảm ứng điện từ và dòng điệncảm ứng.
I. Cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp.
- Cấu tạo: có 2 bộ phận chính là n/c và cuộn dây.
- Hoạt động: Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo và đèn sáng.
II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện.
1. Dùng nam châm vĩnh cửu.
a. Thí nghiệm 1.
- Dụng cụ: h 31.1 SGK.
- Tiến hành: SGK.
- Kết quả :
C1 Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín ở trường hợp:
+ Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây. +Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây.
C2 Nếu để nam châm đứng yên, cho ống dây chuyển động lại gần hay ra xa cuộn dây thì trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện.
- Nhận xét 1 Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa 1 cực nam châm lại gần hay ra xa 1 đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.
2. Dùng nam châm điện.
a. Thí nghiệm 2
- Dụng cụ: h 31.2 SGK.
- Tiến hành: SGK.
- Kết quả: C3 Trong khi đóng mạch của nam châm điện thì led 1 sáng, khi ngắt mạch điện thì đèn led 2 sáng. 
- Nhận xét 2: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch điện của nam châm điện; nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
Dòng điện xuất hiện như TN1,2 trên là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
 	IV.Củng cố- vận dụng
1. Đọc kĩ ghi nhớ.
2. Câu C4: H- Tự đọc và làm TN như hướng dẫn ở C4.
 - Quan sát hiện tượng TN: Đèn LED ở cuộn dây có sáng không?
3. Câu C5: H Tự đọc suy nghĩ, trả lời C5. G Thống nhất câu trả lời.
4. Giới thiệu về Maicơn Pharađây (1791 - 1867).
	V. Hướng dẫn học tập ở nhà:
 - Học TN về hiện tượmg cảm ứng điện từ
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Làm các bài tập 31.1 đến 31.4 sách bài tập.
E.Phụ lục 
------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 34
Ngày soạn 20. 12. 2007
Ngày dạy 2007
Bài 32 điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
A.Mục tiêu bài học:
	1.Kiến thức
- Xác định được có sự biến đổi (tăng hay giảm) của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín khi làm TN với nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
- Dựa trên quan sát TN, xác lập được mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín.
- Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
	2.Kỹ năng: Vận dụng được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể, trong đó có hay không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
	3. Thái độ nghiêm túc, trung thực, có tinh thần hợp tác tốt trong nhóm học tập.
B. Chuẩn bi: Bảng phụ vẽ hình 32.1 
 C. Phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
D. Tổ chức các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức: 
	II. Kiểm tra:
- Trình bày TN dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín ?
- Trình bày TN dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín ?
	III.Bài mới: G đặt vấn đề như SGK
Hoạt động của học sinh(H) và giáo viên(G)
Kiến thức cơ bản
G Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK
H Tự đọc thông tin SGK .
G- Giới thiệu dự đoán của các nhà vật lí về vai trò của từ trường trong hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Treo bảng phụ vẽ hình 32.1
H Quan sát hình vẽ kết hợp với hình SGK theo yêu cầu của C1: Số đường sức từ qua S biến thiên như thế nào khi:
- Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S của cuộn dây.
- Đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
- Đưa nam châm ra xa cuộn dây theo phương vuông góc với S.
- Để nam châm đứng yên, cho cuộn dây chuyển động lại gần nam châm 
G Qua quan sát : Khi đưa 1 cực của nam châm lại gần hay ra xa 1 đầu cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S như thế nào?
H Phát biểu nhận xét.
G Hướng dẫn học sinh căn cứ vào kết qả TN ở bài 31 và kết quả quan sát phần 1 bài 32 ; hoàn thành bảng 1.
H Kẻ bảng 1 vào vở, tự hoàn thành.
G Yêu cầu 1 vài học sinh phát biểu kết quả điền ở bảng 1.
H Phát biểu.
G Từ bảng 1: trong điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng?
H Nêu nhận xét.
H Tự đọc, trả lời C4.
- Nhận xét, bổ sung.
G Qua tất cả các TN đã làm (bài 31) em rút ra kết luận chung như thế nào về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?
H Phát biểu kết luận.
I. Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.
1. Quan sát h 32.1 SGK
- Nhận xét 1: Khi đưa 1 cực của nam châm lại gần hay ra xa 1 đầu cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên)
II. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C2
Làm thí nghiệm
Có dòng điện cảm ứng hay không?
Số đường sức từ xuyên qua S có biến đổi không?
Đưa nam châm lại gần cuộn dây
có
có
Để nam châm đứng yên
Không
Không
Đưa nam châm ra xa
có
có
C3
- Nhận xét 2: SGK trang 88
C4
* Kết luận: Trong mọi trường hợp, khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
 	IV.Củng cố- vận dụng
1. Đọc kĩ ghi nhớ.
2. Câu C5: 
H Tự đọc và giải thích C5. 
G Hoàn chỉnh câu trả lời. (Khi quay núm của đinamô, nam châm quay theo . Khi 1 cực của nam châm lại gần cuộn dây, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng, khi đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi cực đó ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua S giảm, lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng.)
3. Câu C6. H. Tự đọc trả lời C6.
	V. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ, đọc thêm:" Có thể em chưa biết"
- Làm bài tập 32.1 đến 32.4 sách bài tập
- Ôn tập toàn bộ học kỳ I .
 E.Phụ lục 
Tuần 18
Tiết 35
Ngày soạn 23. 12. 2007
Ngày dạy 200
ôn tập
A.Mục tiêu bài học: Qua bài học sinh đạt được:
	1.Kiến thức: Ôn tập củng cố những kiến thức đã học trong học kì I 
	2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập vật lí.
 	3. Thái độ nghiêm túc, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
B. Chuẩn bị: Học sinh ôn tập học kỳ I theo câu hỏi ôn tập
 C. Phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp vấn đáp
D. Tổ chức các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức: 
	II. Kiểm tra: Xen trong giờ
	III.Bài mới: 
Hoạt động của học sinh(H) và giáo viên(G)
Kiến thức cơ bản
G Yêu cầu học sinh lên bảng điền tiếp vào chỗ trống hoàn thành bảng sau 
H Suy nghĩ, 1em lên bảng , cả lớp cùng làm, nhận xét, sửa sai.
G Nêu câu hỏi, học sinh trả lời.
Các câu hỏi như sau:
- Phát biểu kết luận về nam châm vĩnh cửu?
- Nhận biết từ trường bằng cách nào?
- Phát biểu quy ước chiều các đường sức từ.
- Quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì?
Phát biểu quy tắc đó.
- Phát biểu quy tắc xác định chiều của lực điện từ.
- Nêu các ứng dụng của nam châm.
- Phát biểu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
G - HS đọc đề bài, phân tích bài toán
H Suy nghĩ, giải bài tập.
G Nếu học sinh gặp khó khăn, giáo viên có thể trợ giúp bằng câu hỏi:
- Có thể mắc nối tiếp hai đèn không? Vì sao?
- Biến trở phải mắc như thế nào với hai đèn?
- Vẽ sơ đồ mạch điện.
- Tính Rb bằng cách nào?
-Tính I bằng cách nào?
- Tính I1, I2.
- Tính hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở?
- Tính điện trở của biến trở?
- Điện trở lớn nhất của biến trở?
-Tính đường kính của dây như thế nào?
H 1em lên bảng, Cả lớp cùng làm, nhận xét, sửa sai.
G Cực của nam châm gần cuộn dây là cực gì khi K đóng ? Vì sao?
Giải
I Điện học 
1. Định luật Ôm: I = Trong đó
 I làđơn vị là..
 U làđơn vị là..
 R làđơn vị là..
1. Công thức điện trở R = Trong đó...
3. Công suất điện p =
4.Công thức tính công của dòng điện: .
5. Định luật Jun-Lenxơ Q=
II. Điện từ học
1. Bất kỳ nam châm nào cũng có 2 cực: cực từ Bắc và cực từ Nam.
2. Từ trường
- Người ta biểu diễn từ trường bằng các đường sức từ.
- Quy ước: Chiều đường sức từ là chiều từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm
- Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua: chiều được xác định bằng quy tắc nắm tay phải.
3. Lực điện từ: chiều được xác định bằng quy tắc bàn tay trái.
4. Các ứng dụng của nam châm.
5. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
III. Bài tập
Bài tập 11.2.
a, Hai đèn có cùng hiệu điện thế định mức, nên để hai đèn sáng bình thường khi mắc với biến trở vào hiệu điện thế 9V thì phải mắc theo sơ đồ sau : 
Cường độ dòng điện qua các bóng đèn là:
Cường độ dòng điện mạch chính là :
Hiệu điện thế hai đầu biến trở là :
Điện trở của biến trở khi đó :
b, Điện trở lớn nhất của biến trở :
Đường kính cuả dây làm biến trở :
 d 
Bài 2
Cực của nam châm gần cuộn dây là cực Nam (S). 
Khi đóng khoá K, dòng điện chạy qua cuộn dây có chiều như hình vẽ. áp dụng quy tắc nắm tay phải ta xác định được cực của ống dây gần nam châm là cực Bắc. Do đó, cực của nam châm gần ống dây là cực Nam. 
 	IV. Hướng dẫn học tập ở nhà:
 Ôn tập lý thuyết, xem lại các bài đã chữa,chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
E.Phụ lục 
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 36
Ngày soạn . 12. 2007
Ngày dạy 2007
kiểm tra học kỳ i (Kiểm tra theo đề của trường)
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh trong học kỳ I, từ đó có biện pháp dạy và học cho phù hợp.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
	3.Thái độ: nghiêm túc, tự giác khi làm bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docLi 9 My1.doc