Hướng dẫn ôn tập Toán 7 kỳ II

Hướng dẫn ôn tập Toán 7 kỳ II

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TOÁN 7 KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011

PHẦN I - ĐẠI SỐ

 1. Xem lại trả lời câu hỏi ôn tập và các bài tập đã làm trong các phần ôn tập chương III (trang 22-23), chương IV (trang 49-51)

 2. Cần chú ý các khái niệm và kỷ năng sau:

 a. Tần số của mỗi giá trị (trang 6); ý nghĩa của số trung bình cộng và mốt của dấu hiệu (trang 19) giá trị của một biểu thức ĐS và cách tính (trang 27); Đơn thức và bậc của đơn thức (trang 30); đơn thức đồng dạng (trang 33); đa thức và bậc của đa thức (trang 37); đa thức 1 biến (trang 41); Nghiệm của đa thức một biến (trang 47) và cách tìm nghiệm đa thức một biến.

 b. Kỷ năng tính số trung bình cộng, tìm mốt của dấu hiệu (trang 18); dựng biểu đồ đoạn thẳng (trang 13); cộng, trừ 2 đa thức 1 biến (trang 44) sau khi đã thu gọn và sắp xếp theo lũy thừa tăng, giảm của biến.

 

doc 1 trang Người đăng vultt Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập Toán 7 kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TOÁN 7 KỲ II NĂM HỌC 2010 - 2011
PHẦN I - ĐẠI SỐ
	1. Xem lại trả lời câu hỏi ôn tập và các bài tập đã làm trong các phần ôn tập chương III (trang 22-23), chương IV (trang 49-51)
	2. Cần chú ý các khái niệm và kỷ năng sau:
	a. Tần số của mỗi giá trị (trang 6); ý nghĩa của số trung bình cộng và mốt của dấu hiệu (trang 19) giá trị của một biểu thức ĐS và cách tính (trang 27); Đơn thức và bậc của đơn thức (trang 30); đơn thức đồng dạng (trang 33); đa thức và bậc của đa thức (trang 37); đa thức 1 biến (trang 41); Nghiệm của đa thức một biến (trang 47) và cách tìm nghiệm đa thức một biến...
	b. Kỷ năng tính số trung bình cộng, tìm mốt của dấu hiệu (trang 18); dựng biểu đồ đoạn thẳng (trang 13); cộng, trừ 2 đa thức 1 biến (trang 44) sau khi đã thu gọn và sắp xếp theo lũy thừa tăng, giảm của biến.
PHẦN II. HÌNH HỌC
	1. Xem lại trả lời các câu hỏi ôn tập và các bài tập đã làm trong các phần ôn tập chương II (trang 139- tập 1), chương III (trang 84- Tập 2)
	2. Cần chú ý các khái niệm và kỷ năng sau:
	a. Tam giác cân (trang 125); Vuông cân, đều (trang 126); Hai tam giác bằng nhau (trang 110) và các trường hợp bằng nhau của tam giác; Tam giác vuông (trang 112-121 và 134); góc và cạnh đối diện (trang 53); quan hệ đường vuông góc - đường xiên - hình chiếu (trang 57), BĐ thức tam giác (trang 61)...
	b. Kỷ năng vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận đặc biệt vẽ tam giác cân; tam giác đều; tam giác vuông cân; đường trung tuyến, đường phân giác; đường trung trực và đường cao của tam giác bằng com pa và thước chia khoảng; ê ke.
	- Từ dự đoán, rồi chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo một trong các trường hợp C-C-C; C-G-C; G -C-G hay một trong các trường hợp bằng nhau của tam giác để suy ra các cặp góc, cặp cạnh còn lại bằng nhau; vuông góc hay song song với nhau...
	- Kỷ năng dùng dấu hiệu nhận biết tam giác vuông; tam giác cân; tam giác đều để chứng minh một tam giác nào đó là vuông cân, tam giác cân hay là tam giác đều.
PHẦN III. 
Sử dụng thành thạo máy tính để dự đoán, kiểm tra, tính toán trên các số.
Sử dụng thành thạo compa, eke, thước đo góc, chia khoảng để vẻ hình chính xác, làm cơ sở, tiền để cho suy luận đúng đắn.
Ghi chú: Các số trong ngoặc là số trang của SGK. Chương II - hình học ở SGK tập 1

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap toan 7(2).doc