Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 3: Các hình khối trong thực tiễn - Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 3: Các hình khối trong thực tiễn - Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác
docx 9 trang Người đăng Tự Long Ngày đăng 27/04/2025 Lượt xem 8Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Chương 3: Các hình khối trong thực tiễn - Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGÀY SOẠN: 15/8/2022
TUẦN: 3
TIẾT: 5+6
 BÀI 3: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC. 
 HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC
 (2 tiết)
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức, kỹ năng:
 - Mô tả được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.
 - Tạo lập được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
 2. Năng lực:
 Năng lực chú trọng: mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề 
 toán học.
 Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
 3. Phẩm chất: 
 - Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
 - Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức 
theo sự hướng dẫn của GV.
 - Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, mô hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng 
tứ giác, thước thẳng có chia khoảng, 
 2. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), 
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: (2’)
 - Kiểm tra sĩ số học sinh.
 - Học sinh hát tập thể.
 2. Nội dung:
 A. Khởi động (3 phút)
 Nội dung Sản phẩm
 Mục tiêu:
 - HS nhận dạng các kiểu hình lăng trụ.
 - Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập. 2
 Nội dung Sản phẩm
 Phương pháp: Quan sát hình vẽ, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình.
 - GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả - Các mặt bên của các hình đã cho là 
 lời: hình chữ nhật.
 - Hai mặt đáy của chúng song song với 
 nhau.
 Quan sát lăng kính, hộp đèn và hộp quà. Cho 
 biết: 
 + Các mặt bên của chúng là các hình gì?
 + Hai mặt đáy của chúng như thế nào với 
 nhau?
 - HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận 
 nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
 - GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, 
 bổ sung.
 - GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó 
 dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời 
 được tính được chúng ta sẽ tìm hiểu trong 
 bài ngày hôm nay”.
 B. Hình thành kiến thức (40 phút)
 Nội dung Sản phẩm
Hoạt động 1: Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
Mục tiêu:
- Mô tả được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.
- Quan sát các hình ảnh trong thực tế, có hai mặt đáy song song và các mặt bên là hình chữ 
nhật từ đó dẫn tới khái niệm lăng trụ đứng.
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, đọc, quan sát hình ảnh.
 1. Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng 
 trụ đứng tứ giác 3
 Nội dung Sản phẩm
GV yêu cầu HS quan sát HĐKP1 và cho Kết luận:
biết, hình nào có: a) Các mặt bên là hình chữ nhật và hai đáy 
a) Các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt là hình tam giác là: hình c
đáy là hình tam giác? b) Các mặt bên là hình chữ nhật và hai đáy là 
b) Các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt hình tứ giác là: hình a và hình d.
đáy là hình tứ giác?
- HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, 
bổ sung.
GV đánh giá kết quả của HS và chính xác hóa 
câu trả lời.
- GV Cho HS quan sát Hình 2 SGK và giới 
thiệu 1 đỉnh, 1 mặt bên, 1 cạnh bên, 1 mặt đáy 
và chiều cao của lăng trụ và yêu cầu HS chỉ 
ra các yếu tố còn lại trên hình.
* Yêu cầu HS phát biểu khái niệm hình lăng 
trụ đứng tam giác.
- HS: suy nghĩ và phát biểu đưa ra câu trả lời
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, 
 * Hình ABC.DEF là hình lăng trụ đứng.
bổ sung.
 - Các đỉnh: A, B, C, D, E, F.
- GV đánh giá kết quả của HS và chính xác 
 - Mặt bên: ABED, ACFD, BCFE.
hóa kiến thức.
 - Cạnh bên: AD, BE, CF.
 - Mặt đáy (đáy): mặt ABC, mặt DEF.
 - Chiều cao: độ dài cạnh AD (hoặc BE, CF)
 * Hình lăng trụ đứng tam giác: là hình lăng 
 trụ đứng có hai đáy là hình tam giác.
GV: Quan sát hình lăng trụ đứng tứ giác trong 
hình 3 SGK và trả lời câu hỏi phần Thực 
hành 1:
a) Các mặt đáy và mặt bên của hình lăng trụ 
đứng tứ giác?
b) Cạnh bên AE bằng các cạnh nào?
* Yêu cầu HS phát biểu khái niệm hình lăng 
trụ đứng tứ giác.
- HS dự đoán câu trả lời. a) Mặt đáy: ABCD, EFGH 4
 Nội dung Sản phẩm
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, Mặt bên: ABFE, BCGF, CDHG, DAEH.
bổ sung. b) Cạnh bên AE bằng với cạnh BF, CG, DH.
 - GV đánh giá kết quả của HS và chính xác * Hình lăng trụ đứng tứ giác: là hình lăng trụ 
hóa kiến thức. đứng có hai đáy là hình tứ giác.
 * Chú ý: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương 
 là hình lăng trụ đứng tứ giác.
- GV cho HS thực hiện Vận dụng 1:
Hộp kẹo sôcôla (Hình 4a) được vẽ lại như 
Hình 4b có dạng hình lăng trụ đứng. Hãy chỉ 
rõ mặt đáy, mặt bên, cạnh bên của hình lăng 
trụ đó.
 Hướng dẫn giải:
 Mặt đáy là: ABC, MNP
- HS giơ tay phát biểu. Các em khác chú ý 
 Mặt bên là: ABNM, BCPN, ACPM.
nghe, nhận xét, bổ sung.
 Cạnh bên là: AM, BN, CP.
- GV nhận xét của các HS, giúp HS ghi 
nhớ lại kiến thức.
Hoạt động 2: Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
Mục tiêu: Tạo lập được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình.
GV yêu cầu HS quan sát tìm hiểu và thảo 2. Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác, 
luận nhóm ở Thực hành 2 hình lăng trụ đứng tứ giác
Thực hành 2: Tạo lập hình lăng trụ đứng Thực hành 2:
tam giác có kích thước ba cạnh đáy là 2cm; Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có kích 
3cm; 4cm và chiều cao 3,5cm theo hướng thước ba cạnh đáy là 2cm, 3cm, 4cm và 
dẫn sau: chiều cao 3,5cm theo hướng dẫn sau:
- Trải một miếng bìa, vẽ ba hình chữ nhật • Vẽ ba hình chữ nhật với kích thước 
và hai tam giác với kích thước như Hình 5a. như Hình 5a.
- Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo • Gấp các cạnh BN và CP sao cho cạnh 
các đường nét đứt, ta được hình lăng trụ AM trùng với A’M’, ta được hình lăng trụ 
đứng tam giác như Hình 5b. đứng tam giác ABC.MNP (Hình 5b). 5
 Nội dung Sản phẩm
 a) b)
 Hình 5
- Phần thực hành này GV có thể mô tả như 
trong bài hoặc có thể dùng giáo cụ trực quan 
đế tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác như 
yêu cầu đề ra.
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận 
kiến thức, 
- HS quan sát, thảo luận, trao đổi hỏi đáp 
cặp đôi để hiểu kiến thức, hoàn thành Thực 
hành 2.
- HS tự thực hiện các bước trong sách dưới 
sự hướng dẫn của GV.
- GV yêu cầu HS quan sát, thảo luận, trao 
đổi hỏi đáp cặp đôi để hiểu kiến thức.
Thực hành 3: Tạo lập hình lăng trụ đứng có Thực hành 3: Tạo lập hình lăng trụ đứng có 
đáy là hình vuông cạnh 3cm và chiều cao đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 
5cm. 5cm.
- Bài thực hành này tương tự Thực hành 2. Hướng dẫn giải:
- Chú ý: Trong hình tạo lập, hình vuông đáy Trên một miếng bìa, vẽ ba hình chữ nhật và 
có thể vẽ ở giữa hoặc bên trái hoặc bên phải. hai hình vuông với kích thước như hình:
Vận dụng 2: Tạo lập hình lăng trụ đứng có 
đáy là tam giác đều cạnh 3cm và chiều cao 
4cm.
Vận dụng 2 là một trường hợp của Thực 
hành 2.
- HS hoàn thành Thực hành 3, Vận dụng 2. Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo 
HS và trình bày kết quả vào vở theo yêu cầu. đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng có 
Lớp nhận xét. đáy là hình vuông.
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 6
 Nội dung Sản phẩm
- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và 
yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
 Vận dụng 2: Tạo lập hình lăng trụ đứng có 
 đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 
 4 cm.
 Hướng dẫn giải:
 Bước 1: Vẽ 3 hình chữ nhật với kích thước 4 
 cm x 3 cm
 Bước 2. Gấp cạnh BN và CP sao cho cạnh 
 AM trùng với cạnh A'M', ta được hình lăng 
 trụ đứng tam giác ABC.MNP.
 C. Luyện tập (38 phút)
 Nội dung Sản phẩm
 Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
 Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình.
 - GV tổ chức cho HS hoàn thành cá Bài 1 trang 57 toán 7 tập 1 CTST
 nhân BT1 (SGK – tr57), sau đó trao đổi, 
 kiểm tra chéo đáp án. 7
 Nội dung Sản phẩm
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày miệng. 
Các HS khác chú ý nhận xét bài các bạn 
trên bảng và hoàn thành vở.
- GV sửa bài, lưu ý HS những lỗi sai.
- HS khác chú ý nhận xét bài các bạn trên Quan sát hai hình lăng trụ đứng trong 
bảng và hoàn thành vở. Hình 6. Tìm độ dài các cạnh: 
 a) AA'; CC'; A'B'; A'C' (Hình 6a)
 b) QH, PG, NF, PQ (Hình 6b).
 Kết quả
 a) Ta có: AA’ = BB’ = CC’, mà BB’ = 9 cm
 => AA’ = CC’ = 9 cm.
 A’B’ = AB, mà AB = 4 cm
 => A’B’ = 4cm
 A’C’ = AC, mà AC = 3 cm
 => A’C’ = 3 cm
 b) Ta có: ME = PG = NF= QH, mà ME = 
 7 cm
 => QH = PG = NF= 7 cm
 PQ = HG, mà HG = 4 cm
- GV yêu cầu HS đọc đề và hoàn => PQ = 4 cm
thành BT2 vào vở, sau đó hoạt động cặp đôi Bài 2 trang 57 toán 7 tập 1 CTST
kiểm tra chéo đáp án. Quan sát hai hình lăng trụ đứng trong 
- GV mời 2 HS trình bày giơ tay trình bày Hình 7.
bảng.
- GV sửa bài, chốt đáp án, tuyên dương các 
bạn ra kết quả chính xác.
 a) Chỉ ra mặt đáy và mặt bên của mỗi hình 
 lăng trụ
 b) Ở hình 7a, cạnh BE bằng các cạnh nào? 
 Ở hình 7b, cạnh MQ bằng các cạnh nào?
 Kết quả
 a) Hình 7a:
 Mặt đáy: ABC và DEF
 Mặt bên: ABED, BCFE, ACFD
 Hình 7b: 8
 Nội dung Sản phẩm
 Mặt đáy: ABCD, MNPQ
 Mặt bên: ABNM, BCPN, CDQP, ADQM.
 b) Ở Hình 7a: cạnh BE = AD = CF
 Ở Hình 7b: cạnh MQ = NP = BC = AD.
- GV yêu cầu HS đọc đề và hoàn Bài 3 trang 57 toán 7 tập 1 CTST
thành BT3 bài cá nhân. Tấm bìa ở Hình 8 có thể tạo lập thành một 
- GV mời 2 HS trình bày bảng. hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác 
- GV sửa bài, chốt lại đáp án, lưu ý HS các vuông. Hãy cho biết độ dài hai cạnh góc 
lỗi sai hay mắc. vuông của đáy và chiều cao của lăng trụ.
- HS hoàn thành vở và chú ý nhận xét bài 
các bạn trên bảng.
 Kết quả
 Hình lăng trụ đứng tạo lập được là:
 Độ dài 2 cạnh góc vuông của đáy là: 10 
 cm và 15 cm
 Chiều cao của lăng trụ là: 16 cm
 D. Vận dụng (5 phút)
 Nội dung Sản phẩm
Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
- HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống. 
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, thuyết trình. 9
 Nội dung Sản phẩm
 GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 hoàn 
 thành bài tập 
 Bài 6 tr58 
 Từ tấm bìa như Hình 11 có thể tạo lập được 
 hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang.
 Hãy cho biết chiều cao của hình lăng trụ đó.
 Lời giải:
 Chiều cao của lăng trụ đứng là: 6 cm
 - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
 E. Hướng dẫn tự học (2 phút)
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
 Mục tiêu: Học sinh biết cách làm những bài tập giáo viên giao.
 Phương pháp: Hướng dẫn, gợi ý HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
 - Ghi nhớ kiến thức trong bài làm bài tập còn - HS ghi nhận dặn dò của GV.
 lại.
 - Chuẩn bị bài mới “ Bài 4. Diện tích xung 
 quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng 
 tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác”.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM
 .... 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_7_chan_troi_sang_tao_chuong_3_cac.docx