Kế hoạch bộ môn Vật lí 9 năm học 2008 - 2009

Kế hoạch bộ môn Vật lí 9 năm học 2008 - 2009

Môn Vật lí là cơ sở của nhiều nghành khoa học vì vậy những hiểu biết, nhận thức về môn Vật lí có giá trị to lớn trong đời sống sản xuất, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá hiện - đại hoá đất nước.

 Các em đã được làm quen các phương pháp học mới với sách giáo khoa mới ở lớp 6, 7, 8. Có sự giúp đỡ tận tình của cha mẹ với việc trang bị đầy đủ SGK, vở ghi. Tuy nhiên, các em vẫn còn hạn chế trong việc sử dụng sách, một số học sinh chưa thực sự tự giáchọc tập, còn thụ động trong học tập.

 Thiết bị dạy học chất lượng chưa cao ( số đo chưa có độ chính xác cao, thiết bị mau hỏng ) dẫn đến kết quả một số thí nghiệm chưa rõ. Đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian để bố trí sử dụng thiết bị dạy học mà nhà nước đã trang bị, và tự chế tạo một số thiết bị dạy học cho phù hợp.

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bộ môn Vật lí 9 năm học 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bộ môn vật lí 9
Năm học 2008 - 2009
	Trường THCS Phượng Hoàng
	Tổ : Khoa học Tự nhiên
	Giáo viên: Nguyễn Quốc Việt
I. Đặc điểm tình hình
	Lớp 9 A1, 9A2Trường THCS Phượng Hoàng năm học 2007 - 2008 có chất lượng môn Vật Lí đạt ở lớp 8 là:
Lớp
8A1
8A2
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại Trung bình
Loại Yếu
	Môn Vật lí là cơ sở của nhiều nghành khoa học vì vậy những hiểu biết, nhận thức về môn Vật lí có giá trị to lớn trong đời sống sản xuất, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá hiện - đại hoá đất nước.
	Các em đã được làm quen các phương pháp học mới với sách giáo khoa mới ở lớp 6, 7, 8. Có sự giúp đỡ tận tình của cha mẹ với việc trang bị đầy đủ SGK, vở ghi. Tuy nhiên, các em vẫn còn hạn chế trong việc sử dụng sách, một số học sinh chưa thực sự tự giáchọc tập, còn thụ động trong học tập.
	Thiết bị dạy học chất lượng chưa cao ( số đo chưa có độ chính xác cao, thiết bị mau hỏng) dẫn đến kết quả một số thí nghiệm chưa rõ. Đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian để bố trí sử dụng thiết bị dạy học mà nhà nước đã trang bị, và tự chế tạo một số thiết bị dạy học cho phù hợp.
Chương trình Vật lí lớp 9 các em đã được làm quen từ các lớp trước, nay nâng cao ở mức độ cao hơn, việc liên tưởng vẫn cần thiết. Mục tiêu có yêu cầu cao hơn đòi hỏi có năng lực tư duy và kĩ năng thực hành cao hơn trước.
ii. chỉ tiêu phấn đấu
1. Chỉ tiêu phấn đấu :
Lớp
9A1
9A2
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại Trung bình
Loại Yếu
2. Biện pháp thực hiện 
- Thực hiện đúng chương trình, đúng quy chế theo phân phối chương trình
- Phương pháp dạy học cơ bản là phương pháp thực nghiệm, chủ yếu là do học sinh tự làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kết hợp tốt với phương pháp dạy học nêu vấn đề và các phương pháp dạy học khác.
- Tổ chức cho học sinh thực hành, làm thí nghiệm theo nhóm học sinhhọc tại phòng môn Vật lí.
- Khai thác SGK, học sinh làm bài tập trong sách
iii.kế hoạch chương
Tên chương
Mục tiêu
Nội dung cơ bản
chuẩn bị của gv
chuẩn bị của hs
ghi chú
chương i:
 điện học
 * Kiến thức:
- HS phát biểu được định luật Ôm
- HS nêu được điện trở của dây dẫn có giá trị hoàn toàn xác định, nhận biết được đơn vị của điện trở.
- HS nêu được đặc điểm về U, I, Rtd đối với đoạn mạch mắc nối tiếp và song song.
- HS nêu được mối quan hệ giữa R, l, và S
- HS nêu được biển trở là gì và các dấu hiệu nhận biết điện trơ trong kĩ thuật.
- Hs nêu ý nghĩa các trị số V, W ghi trên thiết bị tiêu thụ điện.
- Viết được công thức P, A của đoạn mạch, nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện có năng lượng.
- Chỉ ra sự chuyển hoá ccá dạng năng lượng khi có một số dụng cụ sử dụng điện hoạt động.
- Xây dựng được hệ thức Q = I2.R.t và phát biểu định luật Jun - Len xơ
 * Kĩ năng:
- Xác định được điện trở của đoạn mạch bằng Vôn kế và Am pe kế.
- Nghiên cứu bằng thực nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần.
- Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch.
- Xác định được bằng thực nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.
- Vận dụng công thứcđể tính mỗi đại lượng khi biết các đại lương còn lại và giải thích các đại lượng đơn giản liên quan đến điện trở của dây dẫn.
- giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở - con chạy, sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
-Vận dụng được định luật Ôm vào công thức để giải bài toán về mạch điện có hiệu điện thế không đổi trong đó có mắc biến trở.
- Xác định được công suất của đọan mạch bằng Vôn kế và Am pe kế.Vận dụng công thức P = U.I; A = P.t; A = U.I.t để tính một đại lượng khi biết đại lượng còn lại đối với các đoạn mạch tiêu thụ điện năng.
- Vận dụng được định luật Jun - Len xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.
- Giải thích được tác hại của hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì để bảo đảm an toàn điện.
- Giải thích và sử dụng các biện pháp thông thường để tiết kiệm điện năng.
- Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Điện trở của dây dẫn . Định luật Ôm.
- Xác định điện rở bằng Vôn kế và Am pe kế.
- Đoạn mạch nối tiếp.
- Đoạn mạch song song.
- Sự phụ thuộc của điện trở và chiều dài, tiết diện và chất liệu làm dây dẫn.
- Biến trở.
- Công suất điện.
- Điện năng, công của dòng điện.
- Định luật Jun - Len xơ.
- Sử dụng an toàn tiết kiệm điện
- Dây điện trở mẫu.
- Vôn kế và Am pe kế một chiều.
- Công tắc.
- Nguồn điện 6V
- Dây nối.
- Đồng hồ vạn năng.
- Điện trở 
- Điện trở có chiều dài 2l và 3l
- Dây đồng, dây thép, dây hợp kim, điện trở có,.
- Chốt kẹp dây.
- Điện trở than, dây quấn
- Điện trở kĩ thuật.
- Biến trở tay quay.
- Bóng đèn 6V- 3W
- Bóng đèn 6V- 6W
- Bóng đèn 6V- 8W
- Biến trở 
- Bóng đèn 12V - 10W
- Bóng đèn 220V - 100W
- Bóng đèn 220V - 25W
- Công tơ điện.
- Quạt điện nhỏ
- Đồng hồ bấm giây.
- Đề kiểm tra.
Báo cáo thực hành thí nghiệm
chương ii:
điện từ học
 * Kiến thức:
- Mô tả được từ tính của nam châm vĩnh cửu.
- Nêu được sự tương tác giữa các cựch từ của hai nam châm.
- Mô tả được cấu tạo của la bàn.
- Mô tả được thí nghiêm Ơxtet phát hiện từ tính của dòng điện.
- Mô tả được cấu tạo cua rnam châm điện, nêu được vai trò của lõi sắt làm tăng tác dụng từ của nam châm điện.
- Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và hoạt động của những ứng dụng này.
- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái và chiều của lực điện từ.
- Mô tả được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của động cơ điện.
- Mô tả hiện tượng cảm ứng điên từ
- Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của dây dẫn kín.
- Mô tả được cấu tạo của máy phát điện xoay chiều khi có khung dây dẫn quay hoặc nam châm quay.
- Nêu được các máy phát điện đều biến đổi trực tiếp cơ năng thành điện năng.
- Nêu được dấu hệu chính phân biệt được dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.
- Nhận biết được kí hiệu Am pe kế , Vôn kế xoay chiều và nêu được ý nghĩa các con số chỉ khi các dụng này hoạt động.
- Nêu được công suất hao phí điện năng trên dây tải tỉ lệ nghịch với Uđặt vào hai đầu đường dây.
- Mô tả được cấu tạo máy biến thế. Nêu được U giữa hai đầu vòng dâycủa mỗi cuộn. Mô tả được ứng dụng quan trọng của máy biến thế.
 * Kĩ năng:
- Xác định được các từ cực của châm.
- Xác định tên các từ cực của nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của nam châm vĩnh cửu khác.
- Giải thích được hoạt động của la bàn và biết sử dụngla bàn để tìm hướng địa lí.
- Giải thích được hoạt động của nam châm điện.
- Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.
- Vẽ đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U và ống dây có dòng điện chạy qua.
- Vận dụng được quy tắc nắm bàn tay phải để xác định được chiều đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều của dòng điện và ngược lại.
- Vận dụng quy tắc bàn tay trái.
- Giải thích nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.
- Giải thích được các bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng.
- Giải thích nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều khi có khung dây dẫn quay hoặc nam châm quay.
- Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng.
- Giải thích nguyên tắc hoạt động của máy biến thế.
- Nam cham vĩnh cửu.
- Tác dụng từ của dòng điện - từ trường.
- Từ phổ - Đường sức từ.
- Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua (Quy tắc bàn tay phải).
- Sự nhiễm điện của sắt, thép - nam châm điện.
- ứng dụng của nam châm điện.
- Lực điện từ.
- Động cơ điện một chiều.
- Hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Dòng điện xoay chiều.
- Các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
- Truyền tải điện năng đi xa.
- Máy biến thế.
- Nam châm thẳng; vụn săt6, vụn nhôm,vụn gỗ và vụn đồng.
- Nam châm chữ U
- Kim nam châm đặt trên mũi nhọn thẳng đứng.
- La bàn.
- Giá thí nghiệm và dây treo nam châm.
- Nguồn điện, công tắc.
- Dây dẫn Cong stan.
- Dây dẫn điện.
- Biến trở
- Am pe kế một chiều.
- Tấm nhựa trong.
- Bút dạ.
- Một số kim nam châm có đế.
- Tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây.
- Ông dây.
- Biến trở.
- Lõi sắt non.
- Một ít đinh sắt.
- Loa điện.
- Động cơ điện.
- Đinamô xe đạp.
- Cuộn dây có gắn đèn LED.
- Mô hình dây quay trong từ trường.
- Mô hình máy phát điện xoay chiều.
- Nam châm điện.
- Am pe kế xoay chiều.
- Bóng đèn có đui 3V.
- Nguồn điện 3Vữ 6V (-)
- Nguồn điện 3Vữ 6V (~)
- Máy biế thế 750 vòng, 1500 vòng. Nguồn từ 0 ữ 12V(~).
- Vôn kế xoay chiều
- Máy phát điện xoay chiều
- Báo cáo thực hành.
chương iii:
quang học
 * Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.
- Chỉ ra được tia phản xạ và tia khúc xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ.
- Nhận biết được thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì qua hình vẽ tiết diện của chúng.
- Mô tả được đường truyền của tia sáng tới quang tâm và song song với trục chíng đối với thấu kĩnh hội tụ, thấu kính phân kì, của tia sáng đi qua tiêu điểm với thấu kính hội tụ.
- Mô tả được đặc điểm ảnh của một vật sáng được tạo bởi thấu kính hội tụ , thấu kính phân kì.
- Nêu được các bộ phận chính của máy ảnh.
- Nêu được các bộ phận chính của mắt về phương diện quang học và sự tương tự về cấu tạo của mắt và máy ảnh. Mô tả đựơc quá trình điều tiết của mắt.
- Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và dùng để quan sát những vật nhỏ.
- Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.
- Kể tên được một vài nguồn phát ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc màu.
- Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành ánh sáng màu.
- Nhận biết được rằng các ánh sáng màu được trộn với nhau khi chúng được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh hoặc đồng thời đi vào mắt. Khi trộn các ánh sáng có màu khác nhau sẽ được ánh sáng có màu khác hẳn. Có thể tttrộn một số ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng.
- Nhận xét được rằng vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu tắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu. Vật màu đen không có khả ngăng tán xạ bất kì màu nào
- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt , sinh học và quang điện của ánh sáng, chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này.
 * Kĩ năng:
- Xác định được thấu kính hội tụ thấu kính phân kì thông qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính loại này.
- Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu lính hội tụ và thấu kính phân kì.
- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì bằng cáh sử dụng các tia sáng đặc biệt.
- Giải thích được tại sao người cận thị phải đeo kính phân kì người mắt lão phải đeo kính lão( kính hội tụ )
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
- Thấu kính hội tụ.
- Thấu kính phân kì.
- Sự tạo ảnh trên phim ttrong máy ảnh.
- Mắt : mắt cận và mắt lão
- Kính lúp
- ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
- Sự phân tích của ánh sáng trắng.
- Sự trộn các ánh sáng màu.
- Các tác dụng của ánh sáng.
- Bình thuỷ tinh
- Bình chứa nước sạch
- Ca múc nước
- Miếng gỗ mềm
- Đinh ghim
- Nguồn sáng tạo chùm sáng hẹp
- Thấu kính hội tụ
- Giá quang học
- Màn hứng ảnh
- Cây nến 
- Bật lửa
- Thấu kính phân kì
- Thước thẳng
- Mô hình máy ảnh
- Một số ảnh đã chụp từ máy ảnh
- Tranh vẽ con mắt bổ dọc.
- Bảng thử thị lực
- Kính cận
- Kính lão 
- Kính lúp
- Thước nhựa
- Vật nhỏ để nhìn qua kính lúp.
- Đèn LED và đèn LASER.
- Bộ tấm lọc màu
- Bình chứa nước màu
- Lăng kính tam giác
- Đĩa CD
- Gương phẳng
- Màn annhr
- Nhiệt kế
- Đèn 25W
- Đồng hồ
- Máy tính dùng năng lượng mặt trời
chương iv:
sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
 * Kiến thức:
- Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hay làm nóng các vật khác, kể tên các dạng năng lượng đã học.
- Nêu được các ví dụ hoặc mô tả hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng và chỉ ra rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
- Kể tên các dạng năng lượng có thể chuyển hoá thành điện năng.
- Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng.
- Định luật bảo toàn năng lượng
- Sản xuất điện năng
- Điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân
- Đi na mô xe đạp. Máy sấy tóc
- Gương cầu
- Tranh vẽ sơ đồ nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện.
- Động cơ nhỏ 
- Đèn LED
- Sơ đồ nhà máy điện nguyên tử

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach li 9.doc