I – CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Căn cứ công văn số 183- PGD&ĐT, ngày 04/10/2010, về việc tổ chức hội thảo “ Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông năm học 2010-2011 và giai đoạn
2010- 2015”,
- Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và kế hoạch năm học đã được phê duyệt,
- Căn cứ vào tình hình trường, lớp, học sinh.
II – THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
1. Tình hình học sinh
Toàn bộ các em đều là con em dân tộc tày, nùng.Sinh sống tại địa bàn xã Đại An.
Đa phần gia đình các em làm nông nghiệp nên kinh tế còn nhiều khó khăn.
Phòng GD&ĐT Văn Quan Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THCS Đại An Độc lập - Tự do - Hạnh phúc @&? KẾ HOẠCH “ giảI pháp nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2010-2011 và giai đoạn 2010-2015” Họ và tên : Phùng Văn Đông Chuyên ngành đào tạo: Văn- Sử Đơn vị công tác: Trường thcs đaị an Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy Ngữ văn 8- GDCD 8 Đại An, ngày 13 tháng 10 năm 2010 I – Căn cứ để xây dựng kế hoạch - Căn cứ công văn số 183- PGD&ĐT, ngày 04/10/2010, về việc tổ chức hội thảo “ Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông năm học 2010-2011 và giai đoạn 2010- 2015”, - Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và kế hoạch năm học đã được phê duyệt, - Căn cứ vào tình hình trường, lớp, học sinh. II – thực trạng chất lượng giáo dục tình hình học sinh Toàn bộ các em đều là con em dân tộc tày, nùng.Sinh sống tại địa bàn xã Đại An. Đa phần gia đình các em làm nông nghiệp nên kinh tế còn nhiều khó khăn. Khối 7: Tổng số học sinh: 51 em. Trong đú : - Nam: - Nữ: Chất lượng của bộ môn Ngữ văn trong năm học trước như sau: Giỏi Khá Trung Bình Yếu SL 0 SL 14 SL 31 SL 6 % 0 % 27,5 % 60,8 % 11,7 Khối 6: Tổng số học sinh: 39 em. Trong đó: - Nam : em - Nữ : em Chất lượng của bộ môn GDCD trong năm học trước như sau: Giỏi Khá Trung Bình Yếu SL 2 SL 10 SL 25 SL 2 % 5,1 % 25,7 % 64,1 % 5,1 Những mặt mạnh. - Được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn, cũng như các đồng nghiệp trong trường. Giáo viên có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, luôn cố gắng nâng cao chất lượng giảng dạy. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, đa số các em có ý thức học tập chuẩn bị bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. 3. Những hạn chế. - Tỉ lệ học sinh khá giỏi còn ít. -Tỉ lệ học sinh trung bình còn chiếm nhiều. - Vẫn còn một số ít em kết quả còn yếu. 4.Nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục còn thấp. - Bản thân giáo viên kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên nhiều lúc còn lúng túng trong việc phối hợp các phương pháp dạy học. Các em chủ yếu là con em dân tộc, vì vậy khả năng nhận thức, tự học, tiếp thu bài còn có phần hạn chế, hơn nữa một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình. Các thiết bị dạy học chưa đầy đủ, hoặc không đảm bảo chất lượng, nhận thức của học sinh không đồng đều. Nhiều gia đình các em còn khó khăn nên chưa đầu tư cho việc học tập của học sinh. Một số em có ý thức đạo đức chưa tốt, khả năng tiếp thu còn hạn chế. Một số ít em chưa xác định được mục đích cũng như phương pháp học tập, còn học qua loa, đối phó. III – Những mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao tỉ lệ học sinh khá giỏi. Mục tiêu, chỉ tiêu. a. Năm học : 2010 – 2011 Khối 8: Mụn ngữ văn Tổng số: 49 em. Giỏi Khá Trung Bình Yếu SL 1 SL 10 SL 32 SL 6 % 2 % 20,4 % 65,4 % 12,2 Khối 8:Mụn GDCD Tổng số: 49 em. Giỏi Khá Trung Bình Yếu SL 6 SL 15 SL 28 SL 0 % 12,2 % 30,6 % 57,2 % 0 b. Trong giai đoạn 2010-2015. Trong giai đoạn này tôi sẽ cố gắng duy trì, phấn đấu tỉ lệ học sinh đạt như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Khối 8 (Ngữ Văn) 4% 25% 63% 8% Khối 8 (GDCD) 15% 35% 50% 0% 2.Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. a. Đối với giáo viên: - Giáo viên thực hiện tốt quy chế lao động, ra vào lớp đúng thời gian quy định, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, luôn tìm tòi, sáng tạo, tìm tòi biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh tiếp thu bài. Soạn bài đầy đủ, đúng chương trình, lựa chọn phương pháp tích hợp phù hợp với từng đối tượng học sinh, luôn đôn đốc nhắc nhở động viên kịp thời việc học tập của học sinh. Thực hiện đúng, đầy đủ theo chương trình hiện hành, không đảo lộn, cắt xén chương trình. Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Theo dõi thường xuyên công việc học tập của học sinh và trao đổi cùng phụ huynh học sinh tìm ra phương pháp tốt nhất để nâng cao kết quả học tập của học sinh. Trong mỗi bài học cũng như trong các bài kiểm tra luôn có thêm một số câu hỏi khó để học sinh khá giỏi được rèn luyện. Phân công các em học khá giỏi bộ môn kèm cặp, giúp đỡ những em còn yếu. b. Đối với học sinh: - Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chủ động tích cực trong công việc học tập, nghiên cứu chiếm lĩnh tri thức mới. - Tích cực tham gia trao đổi thảo luận bài trong giờ hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, để hiểu ngay tại lớp. - Thực hiện nghiêm túc trong giờ tự học, tích cực chủ động, sỏng tạo trao đổi kiến thức bài học. c. Đối với phụ huynh: - Cần tạo mọi điều kiện cho con em học tập, quản lý tốt thời gian tự học ở nhà của con em mình. - Thường xuyờn quan tõm và động viờn cỏc em trong quỏ trỡnh học tập và rốn luyện tại trường - Kết hợp với GVBM và GVCN trong việc giáo dục con em mình. IV- Kế hoạch thực hiện cụ thể theo thời gian trong năm học 2010-2011 và trong các năm tiếp theo. Năm học: 2010-2011 * Tháng 9/2010: - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh., yêu cầu học sinh phải có đầy đủ đồ dùng học tập. - Kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học để phân loại học sinh từ đó đề ra phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. * Tháng 10/2010: - Thường xuyên kiểm tra miệng, kiểm tra vở bài tập để đẩy mạnh việc tự học ở nhà của học sinh. - Trong buổi họp phụ huynh do nhà trường tổ chức, tiến hành gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập của học sinh từ đó xây dung biện pháp cùng phối hợp giáo dục học sinh nhằm nâng cao kết quả học tập. * Tháng 11/2010: - Tiếp tục kiểm tra việc học tập của học sinh. - Yêu cầu học sinh hưởng ứng phong trào thi đua học tập, rèn luyện chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20-11. * Tháng 12/2010: - Tăng cường kiểm tra miệng, kiểm tra vở chuẩn bị của học sinh. - Rà soát kết quả học tập của học sinh. Động viên học sinh có kết quả học tập chưa cao cần đầu tư thêm thời gian học trên lớp cũng như ở nhà. - Tổ chức ôn thi học kì I cho học sinh, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập theo trọng tâm các bài, các chương để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ kết nối kiến thức. * Tháng 01-2011 - Cố gắng hoàn thành các loại điểm cho học sinh, em nào còn thiếu thì phải kiểm tra bổ sung kịp thời. - Tổ chức thi học kì I cho học sinh. - Chấm và hoàn thành kết quả học kì I. - Yêu cầu học sinh tích cực học tập hưởng ứng phong trào thi đua học tập và rèn luyện chào mừng ngày thành lập ĐCS Việt Nam 03-02. * Tháng 02/2011 - ổn định nề nếp học tập của học sinh, kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh trong học kì II. - Đôn đốc học sinh yếu ở học kì I cần cố gắng vươn lên trong học kì II. - Tiếp tục hướng dẫn phương pháp tự nghiên cứu SGK, phương pháp tự học bộ môn để học sinh nắm được chắc hơn. * Tháng 03/2011 - Đẩy mạnh việc kiểm tra miệng, 15 phút, kiểm tra vở bài tập để học sinh có ý thức học tốt hơn. - Trong lớp yêu cầu học sinh cần phải có tinh thần phát biểu xây dựng bài để hiểu ngay tại lớp. - Yêu cầu học sinh cố gắng học tập để hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26-03. * Tháng 04/2011 - Tiếp tục kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh. - Rà soát kết quả học tập của học sinh, động viên khuyến khích những em có cố gắng trong học tập cần phát huy.Đồng thời nhắc nhở, động viên những em còn có điểm số yếu cần cố gắng hơn nữa. * Tháng 05/2011 - Đôn đốc, nhắc nhở việc học tập của học sinh. - Tổ chức ôn thi học kì II cho học sinh, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập. - Chấm và hoàn thành bảng điểm kết quả học kì II. 2. Trong giai đoạn 2010-2015. Tôi tiếp tục duy trì và thực hiện những công việc sau: - Tiếp tục nghiên cứu tài liệu, soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp. - Kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học để phân loại học sinh từ đó xác định được phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Định hướng phương pháp học tập bộ môn cho học sinh. - Thường xuyên kiểm tra việc học tập của học sinh để nâng cao ý thức tự học ở học sinh. - Đưa học sinh đi tham quan thiên nhiên để các em có điều kiện hiểu hơn về thiên nhiên từ đó dễ vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào giải thích những hiện tượng sinh học trong thực tế đời sống. Đại An, ngày 12/10/2010 Người viết phùng Văn Đông
Tài liệu đính kèm: