Kế hoạch giảng dạy môn Toán lớp 7

Kế hoạch giảng dạy môn Toán lớp 7

I- Đặc điểm tình hình chung.

1. Thuận lợi:

- Tất cả giáo viên tham gia giảng dạy đểu đạt chuẩn và đang theo học lớp trên chuẩn, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Do được đào tạo phù hợp với yêu cầu hiện nay về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy mới: phát huy được tính tích cực tìm tòi và phát hiện kiến thức mới của các em học sinh, cùng với những tâm huyết của nghề nắm bắt được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh tại địa phương. Vì vậy phần nào cũng giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức của môn học một cách nhanh nhất và có chất lượng, đáp ứng yêu

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn Toán lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch Giảng dạy môn toán
Lớp 7
I- Đặc điểm tình hình chung.
1. Thuận lợi:
- Tất cả giáo viên tham gia giảng dạy đểu đạt chuẩn và đang theo học lớp trên chuẩn, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Do được đào tạo phù hợp với yêu cầu hiện nay về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy mới: phát huy được tính tích cực tìm tòi và phát hiện kiến thức mới của các em học sinh, cùng với những tâm huyết của nghề nắm bắt được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh tại địa phương. Vì vậy phần nào cũng giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức của môn học một cách nhanh nhất và có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa hiện nay của bộ môn toán.
2. Khó khăn:
- Hầu hết học sinh trong trường đều là con em nông thôn nên điều kiện học tập còn hạn chế.
- Học sinh về tư tưởng nhận thức, động cơ học tập, thái độ học tập chưa đúng đắn, chưa tích cực học tập.
- Bên cạnh đó học sinh còn phải tham gia nhiều công việc nhà nông nên thời gian giành cho học tập còn ít. Vì vậy chất lượng học tập không được cao.
- Học sinh hầu hết có trình độ ở mức trung bình, học sinh giỏi còn ít, vẫn còn học sinh xếp loại yếu, đặc biệt là các em rất ngại học toán.
- Sự quan tâm đến việc học tập của học sinh của mỗi gia đình còn rất hạn chế.
- Về cơ sở vật chất trong nhà trường tương đối khang trang sạch sẽ tuy nhiên chưa có phòng dạy bồi dưỡng cho học sinh yếu.
- Một số trang thiết bị còn chưa phong phú như sách tham khảo, phòng thực hành, phòng tổ chuyên môn...
- Các mô hình trực quan con thiếu chưa phong phú.
II- Yêu cầu của bộ môn
1. Lý thuyết:
- Học sinh cần nắm các khái niệm, định nghĩa, định lý, tính chất, đặc biệt là phép vận dụng lý thuyết vào việc chứng minh hình học, vào thực tiễn, thực hành. 
- Học sinh cần nắm chắc các công thức toán học, các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ một cách đầy đủ có hệ thống. Phải thuộc lòng các nôi dung kiến thức đó để vận dụng vào làm các bài tập .
- Đồng thời phải có kỹ năng suy luận một cách chặt chẽ, có lôgic trước các vấn đề mới có tình huống đặt ra.
2.Bài tập:
- Học sinh được rèn luyện kỹ năng giải các bài tập,nắm chắc các phương pháp:tính toán,cách vẽ đồ thị của hàm số y=ax,chứng minh các đẳng thức,chứng minh hình học,dựng hình ,vẽ hình.
-Học sinh biết giải quyết các tình huống khi làm bài tập.
-đồng thời học sinh biết vận dụng nội dung của một số bài tập gắn liền với cuộc sống thực tiễn.
III.Biện pháp nâng cao chất lượng 
1. Đối với thầy
-Lên lớp đúng thời gian quy định, có đầy đủ giáo án, soạn giảng theo phương pháp mới đúng quy định của phòng Giáo dục.
-Giảng dạy nhiệt tình, là người tổ chức chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập: củng cố các kiến thức cũ, tìm tòi phát hiện kiến thức mới,luyện tập vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau...
-Giáo viên không cung cấp, không áp đặt các kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh thông qua các hoạt động để phát hiện và chiếm lĩnh chi thức.
-Truyền thụ chính xác, có logic kiến thức trong SGK, soáy sâu vào trọng tâm bài giảng.
- Trình bày bảng khoa học, dễ nhìn, dễ ghi, dế nhớ.
- Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, bảng phụ, phiếu học tập.
- Đảm bảo chế độ cho điểm thường xuyên, đúng quy định.
- Kiểm tra thường xuyên việc học và làm bài của học sinh.
- Chấm bài, trả bài đúng thời gian quy định và có chất lượng.
- Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng thay SGK lớp 7, các buổi chuyên đề của Phòng, của trường.
2. Đối với trò:
- Nghiêm túc trong giờ học, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tích cực học tập, hoạt động suy nghĩ tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
- Học sinh cần phải rèn luyện các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá,tương tự hoá, quy nạp, để nắm vững và hiểu sâu các kiến thức cơ bản đồng thời phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân.
- Chăm chỉ học và làm bài về nhà.
- Có đầy đủ dụng cụ học tập, SGK, vở ghi...
- Mạnh dạn trao đổi khi gặp những bài toán khó.
IV- Chỉ tiêu phấn đấu:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A 28
0
11
17
0
0
7B 28
1
11
16
0
0
7C 30
2
12
16
0
0
Khối 101
3
34
49
0
0
Chất lượng kì I
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
7B
7C
Khối
Chất lượng kì II
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
7B
7C
Khối
Chất lương cả năm
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
7B
7C
Khối
V- Kế hoạch từng chương:
Phần Đại số:
Chương
Mục tiêu của chương
Chuẩn bị của thày
Chuẩn bị của trò
Bổ sung
ChươngI
Số hữu tỉ
Số thựcủa tròyng: 01 em
hững bài hi...
ản đồng thời phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân.

- Học sinh nắm được 1 số kiến thức về số hữu tỉ, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, và luỹ thừa thực hiện trong tập hợp số hữu tỉ.
- Học sinh hiểu và vận dụng được các tính chất của tỉ lệ thức, của dãy tỉ số bằng nhau, qui ước làm tròn số; bước đầu có khái niệm về số vô tỉ, số thực, căn bậc hai.
- Học sinh có kĩ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ, biết làm tròn số để giải các bài toán có nội dung thực tế; rèn kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
- Bước đầu có ý thức vận dụng các hiểu biết về số hữu tỉ, số thực để giải quyết các bài toán nảy sinh trong thực tế.
- SGK 
- Sách bài tập.
- Thước thẳng.
- Bảng phụ.
- Phiếu học tập,
- Phấn màu.
- Hệ thống câu hỏi ôn tập chương.
- Máy tính bỏ túi.
- SGK.
-Sách bài tập.
- Thước kẻ
- Bảng phu (bảng nhóm)
-Phiếu học tập
- Máy tính bỏ túi.
Chương II
Hàm số và đồ thị
- Học sinh hiểu được công thức đặc trưng của 2 đại lượng tỉ lệ thuận, của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch
- Biết vận dụng các công thức và tính chất để giải thích được các bài toán cơ bản về 2 đại lượng tỉ lệ thuận, 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Có hiểu biết ban đầu về khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số.
- Biết vẽ hệ trục toạ độ, xác định toạ độ của 1 điểm cho trước và xác định 1 điểm theo toạ độ của nó.
- Biết vẽ đồ thị hàm số y= ax
- Biết tìm trên đồ thị giá trị của biến số và hàm số.
- SGK
- Sách bài tập.
- Thước thẳng có chia khoảng.
- Ê ke.
- Bảng phụ.
- Phiếu học tập.
- Hệ thống câu hỏi ôn tập chương.
- SGK
- Sách bài tập.
- Thước kẻ.
- Ê ke
- Bảng phụ (bảng nhóm)
- Phiếu học tập.
Chương III
Thống kê
- Bước đầu hiểu được 1 số khái niệm cơ bản như bảng số liệu thống kê ban đầu, dấu hiệu, tần số, bảng “tấn số”, công thức tính số trung bình cộng và ý nghĩa đại số của nó, ý nghĩa của mốt. Thấy được vai trò của thống kê trong thực tiễn.
- Biết tiến hành, thu thập số liệu từ những cuộc điều tra nhỏ, đơn giản, gần gũi trong học tập, trong cuộc sống.
- Biết cách tìm các giá trị khác nhau trong bảng số liệu thống kê và tần số tương ứng, lập được bảng “Tần số”. Biết biểu diễn bằng biểu đồ cột đứng mối quan hệ nối trên. Biết sơ bộ nhận xét sự phân phối các giá trị của dấu hiệu qua bảng tần số và biểu đồ.
- Biết cách tính số trung bình cộng của dấu hiệu theo công thức và biết tìm mốt của dấu hiệu.
- SGK.
- Sách bài tập.
- Thước kẻ
- Bảng nhóm.
- Máy tính bỏ túi casio.
- Phiếu học tập
- Máy tính bỏ túi casio
 - Phiếu học tập.
Chương IV
Biểu thức đại số
- Học sinh viết được một số ví dụ về biểu thức đại số 
- Biết cách tính giá trị của biểu thức đại số.
- Nhận biết được đơn thức, đa thức, đơn thức đồng dạng biết thu gọn đơn thức, đa thức.
- Biết cộng trừ, các đơn thức đồng dạng
- Có kĩ năng cộng, trừ đa thức, đặc biệt là đa thức 1 biến.
- Hiểu khái niệm nghiệm của đa thức. Biết kiểm tra xem một số có phải là nghiệm của 1 đa thức hay không
- SGK
- Sách bài tập
- Sách tham khảo
- Thước thẳng
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
- SGK
- Sách bài tập
- Sách tham khảo
- Thước kẻ.
- Bảng nhóm
-Phiếu học tập
Phần Hình học:
Chương
Mục tiêu của chương
Chuẩn bị của thày
Chuẩn bị của trò
Bổ sung
ChươngI
Đường thẳng vuông góc-đường thẳng song song
- Học sinh được cung cấp những kiến thức sau:
- Khái niệm về 2 đường thẳng vuông góc, 2 đường thẳng song song 
- Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
- Tiên đề ơclit về đương thẳng song song
+ Học sinh được rèn luyện các kĩ năng về đo đạc, gấp hình, vẽ hình, tính toán; đặc biệt biết vẽ thành thạo 2 đường thẳng vuông góc, 2 đường thẳng song song bằng ê ke và thước thẳng
+ Học sinh được rèn luyện các khả năng quan sát, dự đoán; rèn luyện tính cẩn thận, chính xác; tập suy nghĩ có căn cứ và bước đầu biết thế nào là chứng minh một địng lý.
- SGK
- Sách bài tập
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
- Ê ke, thước thẳng
- Thước đo độ.
- Giấy trắng
- SGK
- Sách bài tập
- Bảng phụ (bảng nhóm)
- Ê ke, thước thẳng.
- Thước đo độ
- Giấy gấp
Chương II
Tam giác
- Học sinh được cung cấp 1 cách tương đối hệ thống các kiến thức về tam giác bao gôm: Tính chất tổng 3 góc của 1 tam giác = 1800; tính chất góc ngoài của tam giác; 1 số dạng tam giác đặc biệt; tam giác cân, tam giác đều, tam giác tam giác vuông, tam giác vuông cân; các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác, của 2 tam giác vuông .
- Học sinh rèn luyện kĩ năng về đo đạc, gấp hình vẽ hình, tính toán, biết vẽ tam giác theo các số liệu đo cho trước, nhận dạng được các tam giác đặc biệt, nhận biết được 2 tam giác bằng nhau. Học sinh vận dụng được các kiến thức đã học vào tính toán và chứng minh đơn giản, bước đầu biết trình bày 1 chứng minh hình học.
- Học sinh được rèn luyện các khả năng quan sát, dự đoán, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tập dượt suy luận có căn cứ, vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán, thực hành và các tình huống thực tiễnặc biệt hệ thống các kiến thức về tam giác bao gôm: Tính chứng minh một địng lý.
- Tấm bìa hình tam giác
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Ê ke, thước thẳng
- Thước đo độ, compa
- Giấy gấp hình
- Bìa cắt hình
- Cọc tiêu
- Giác kế.
- Sợi dây
- Thước mét (thước cuộn).
- Bìa để cắt các mô hình
- Bảng phụ
- Phiếu học tập
- Ê ke, thước thẳng
- Thước đo độ, compa
- Giấy gấp hình
- Cọc tiêu
- Giác kế
-Sợi dây
- Thước mét (thước cuộn)
ChươngIII
Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác , các đường đồng quy của tam giác
- Học sinh năm được quan hệ giữa các yếu tố cạnh, góc của 1 tam giác đặc biệt trong tam giác vuông là quan hệ giữa đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu.
- Học sinh nắm được các loại đường đồng quy, các điểm đặc biệt của tam giác và các tính chất của chúng.
- Học sinh biết vẽ hình, gấp giấy để tự phát hiện ra các tính chất của hình, biết phép chứng minh các Định lý.
- Học sinh biết gắn những kiến thức trong bài học với các bài toán thực tế. 
- Các mô hình, các tam giác 
- Giấy gấp hình
- Thước đo độ
- Thước thẳng
- Com pa
- Ê ke
- Bảng phụ
- Phiếu học tập.
- Các mô hình tam giác
- Giấy gấp hình
- Thước đo độ
- Thước kẻ
- Com pa
-Ê ke
- Bảng phụ
- Phiếu học tập.
 Thanh Vân, Ngày 27/09/2009
 Người lập kế hoạch
 Giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach mon Toan 7 nam hoc 20102011.doc