Kế hoạch tích hợp môn công nghệ giáo dục môi trường Môn: Công nghê THCS

Kế hoạch tích hợp môn công nghệ giáo dục môi trường Môn: Công nghê THCS

Bài 1. Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt I. Vai trò của trồng trọt Trồng trọt có vai trò rất lớn trong việc điều hoà không khí, cảI tạo môI trường.

 III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì? Đối với biện pháp khai hoang, lấn biển, GV lưu ý cần phảI có một tầm nhìn chiến lược để vừa phát triển trồng trọt, tăng sản lượng nông sản, vừa bảo vệ tránh làm mất cân bằng sinh tháI môI trường biển và vùng ven biển.

 

doc 14 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2810Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch tích hợp môn công nghệ giáo dục môi trường Môn: Công nghê THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kế hoạch tích hợp môn công nghệ giáo dục môi trường
Môn : Công nghê THCS 
Tên bài
Địa chỉ (tích hợp vào nội dung nào của bài)
Nội dung GDMT (kiến thức, kỹ năng có thể tích hợp)
Ghi chú
Lớp 7: Nông nghiệp
Bài 1. Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
I. Vai trò của trồng trọt
Trồng trọt có vai trò rất lớn trong việc điều hoà không khí, cảI tạo môI trường. 
III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?
Đối với biện pháp khai hoang, lấn biển, GV lưu ý cần phảI có một tầm nhìn chiến lược để vừa phát triển trồng trọt, tăng sản lượng nông sản, vừa bảo vệ tránh làm mất cân bằng sinh tháI môI trường biển và vùng ven biển.
Bài 2. KháI niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
2. Vai trò của đất trồng
Nếu môi trường đất bị ô nhiễm (nhiều hoá chất độc hại, nhiều kim loại nặng, nhiều vi sinh vật có hại.....) sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất, chất lượng nông sản, từ đó ảnh hưởng gián tiếp tới vật nuôi và con người. 
Bài 3. một số tính chất chính của đất trồng
II. Độ chua, độ kiềm của đất
Độ pH đất có thể thay đổi, môI trường đất tốt lên hay xấu đI tuỳ thuộc vào việc sử dụng đất như: Việc bón vôI làm trung hoà độ chua của đất hoặc bón nhiều, bón liên tục một số loại phân hoá học làm tăng nồng độ ion H+ trong đất và làm cho đất bị chua. 
IV. Độ phì nhiêu của đất
Hiện nay ở nước ta việc chăm bón không hợp lý, chặt phá rừng bừa bãI gây ra sự rửa trôI, xói mòn làm cho đất bị giảm độ phì nhiêu một cách nghiêm trọng. 
Bài 6. Biện pháp sử dụng, cảI tạo và bảo vệ đất
Đất không phảI là nguòn tài nguyên vô tận
Cho HS phân tích các nguyên nhân làm cho đất xấu và nguy cơ diện tích đất xấu ngày càng tăng: Sự gia tăng dân số; tập quán canh tác lạc hậu, không đúng kỹ thuật; đốt phá rừng tràn lan; lạm dụng phân hoá học và thuốc BVTV;từ đó có các biện pháp sử dụng và cảI tạo phù hợp.
Diện tích đất xói mòn trơ sỏi đá, đất xám bạc màu ngày càng tăng. Đất mặn, đất phèn cũng là loại đất cần cảI tạo
Bài 7. Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
II. Tác dụng của phân bón
Bón phân không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gây tác hại gì ? Bón phân hữu cơ tươi, chưa phân huỷ cây trồng không hấp thu được, làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; bón quá nhiều phân đạm vô cơ gây chua đất ; lạm dụng phân hoá học, hoặc bón không cân đối làm giảm chất lượng sinh học của nông sản, gián tiếp gây bệnh cho người và động vật.
VD : Thừa đạm làm giảm tỉ lệ đồng trong cỏ khô, gây bệnh vô sinh cho bò sinh sản ; Thừa kali làm giảm Magiê trong cỏ, gia súc nhai lại dễ mắc bệnh co cơ.
Bài 9. Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
II. Cách sử dụng
III. Bảo quản
Dựa trên cơ sở các đặc điểm của phân bón mà suy ra cách sử dụng, bảo quản hợp lí, bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường
Bài 12. Sâu, bệnh hại cây trồng
1. KháI niệm về côn trùng
Qua kiến thức về côn trùng, HS có ý thức bảo vệ côn trùng có ích, phòng trừ côn trùng có hại, bảo vệ mùa màng, cân bằng sinh tháI môI trường
Bài 13. Phòng trừ sâu, bệnh hại
II. các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm từng biện pháp, chỉ ra biện pháp cần ưu tiên trong phòng trừ sâu, bệnh. Đối với biện pháp hoá học biết cách khắc phục những tác động có hại cho môI trường, từ đó hình thành ý thức tự giác bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môI trường sống
Có thể nêu các VD về những trường hợp ngộ độc thực phẩm do không tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong sử dụng các loại thuốc hoá học, những trường hợp kháng thuốc trừ sâu.
Bài 19. Các biện pháp chăm sóc cây trồng
IV. Bón phân thúc
Lưu ý bón phân hữu cơ hoai mục để cây dễ hấp thu, không bón phân tươI, khi bón phảI vùi phân vào trong đất vừa đỡ mất chất dinh dưỡng, vừa không làm ô nhiễm môI trường. 
Bài 20. Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản
I. Thu hoạch
II. Bảo quản
III. Chế biến
Giáo dục HS ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng qua việc thực hiện một cách tự giác thu hoạch nông sản phảI đảm bảo thời gian cách li sau khi sử dụng các loại thuốc hoá học. 
Tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến nông sản, chỉ sử dụng những chất bảo quản hoặc các chất phụ gia trong danh mục nhà nước cho phép và sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật.
Qua các VD cho HS thấy được tác hại của việc trồng riêng một luống rau sạch để nhà ăn bên cạnh những luống rau không đảm bảo an toàn để đem bán, hoặc các VD về sử dụng các hoá chất độc hại trong bảo quản và chế biến nông sản 
Bài 22. Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng.
I. Vai trò của rừng và trồng rừng
Cần nâng cao nhận thức cho HS về vai trò của rừng đến môI trường sống: làm sạch không khí, điều hoà tỉ lệ O2 và CO2, điều tiết dòng nước chảy trên bề mặt và nguồn nước ngầm trong đất, chống rửa trôI, xói mòn, giảm tốc độ gió, chống cát bay .
Cho HS phân tích để thấy được nguyên nhân của các thảm hoạ thiên tai gần đây gây thiệt hại rất lớn về người và của, hàng nghìn ha đất bị bạc màu, bị xói mòn trơ sỏi đá, nhiệt độ tráI đất tăng dần, môI trường bị ô nhiễm là vì rừng bị suy thoáI nghiêm trọng do việc khai thác rừng bừa bãI gây nên.
Cần thấy được rừng bị suy thoáI không phảI chỉ gây ảnh hưởng cục bộ một khu vực nào đó mà sẽ gây ảnh hưởng toàn cầu.
Qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm cho mọi người trong việc bảo vệ và phát triển rừng chính là bảo vệ môI trường sống cho con người. 
GV nên sử dụng các tư liệu thực tế để minh hoạ, hoặc cho HS sưu tầm trước các tư liệu về sự tàn phá rừng, tác hại của rừng bị suy thoáI và tìm hiểu về nhận thức của người dân về vai trò của rừng và ý thức bảo vệ rừng hiện nay như thế nào. 
Bài 28. Khai thác rừng
Qua các biện pháp khai thác và phục hồi rừng giáo dục HS có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng hiện nay đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
Bài 29. Bảo vệ và khoanh nuôI rừng
Qua nội dung của bài, giáo dục HS biết cách bảo vệ, nuôi dưỡng rừng đồng thời có ý thức bảo vệ và phát triển rừng, tuyên truyền, phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng vi phạm luật bảo vệ rừng ở địa phương. 
Bài 37. Thức ăn vật nuôi
I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
Vật nuôi sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, sản phẩm thuỷ sản làm thức ăn, là một mắt xích trong mô hình VAC hoặc RVAC.
Bài 38. Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi
II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi
Các chất kích thích sinh trưởng có trong thức ăn vật nuôi sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới con người nếu con người sử dụng các sản phẩm chăn nuôi chưa đủ thời gian cách li. 
Bài 44. Chuồng nuôI và vệ sinh trong chăn nuôi
Nâng cao nhận thức của HS về vai trò của chuồng nuôi và vệ sinh bảo vệ môI trường trong chăn nuôi, vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi gia đình: giữ gìn vệ sinh cho vật nuôi và môi trường sống của con người.
Bài 46. Phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi
II. Nguyên nhân sinh ra bệnh
Qua việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi, nâng cao nhận thức về vai trò của vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, có ý thức bảo vệ vật nuôi, bảo vệ môI trường. Nâng cao ý thức tự giác phòng bệnh trong chăn nuôi gia đình cũng như trong cộng đồng
Bài 49. Vai trò, nhiệm vụ của nuôI thuỷ sản
I. Vai trò của nuôI thuỷ sản
Thấy được thuỷ sản là một mắt xích trong mô hình VAC, RVAC (sử dụng chất thảI của chăn nuôI, sản phẩm phụ của trồng trọt; cung cấp nguyên liệu cho chăn nuôI, nước tưới và bùn ao cho trồng trọt).
Hạn chế được sự nhiễm bẩn của môI trường (ăn mùn hữu cơ, ấu trùng muỗi ..), là một mắt xích trong chu trình chuyển hoá vật chất và năng lượng hoàn chỉnh trong hệ sinh tháI ao hồ
Bài 54. Chăm sóc, quản lý và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá)
I. Chăm sóc tôm, cá
Khi chăm sóc cá phải chú ý về thời gian và cách thức cho cá ăn để tránh làm ô nhiễm môI trường, dễ phát sinh bệnh cho cá.
Bài 56. Bảo vệ môI trường và nguồn lợi thuỷ sản
Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến môI trường nuôI thuỷ sản:
 Sinh hoạt của con người, các hoạt động công nghiệp, các hoạt động nông nghiệp làm môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng; 
Các hoạt động khai thác mang tính huỷ diệt với cường độ cao (dùng điện, chất nổ) làm cho các sinh vật bị tiêu diệt hết sạch không còn khả năng táI tạo;
Rừng đầu nguồn bị tàn phá gây ra các hiện tượng mưa lũ, hạn hán gây tổn thất nguồn lợi thuỷ sản; 
Đắp đập ngăn sông, xây dựng hồ chứa đã làm thay đổi môI trường sinh tháI, thay đổi bãI đẻ và các đường đI cũ theo mùa cũng bị thay đổi dẫn tới số lượng loài có thể bị thay đổi
Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thuỷ sản là để ngành chăn nuôI thuỷ sản phát triển bền vững, cung cấp những sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người và phát triển nền kinh tế, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường nước, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Lớp 9: Trồng cây ăn quả
Bài 2. Một số vấn đề chung về cây ăn quả
I. Giá trị của việc trồng cây ăn quả
Ngoài các giá trị về kinh tế, cây ăn quả còn có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môI trường sinh tháI như: làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan, chống xói mòn, bảo vệ đất..
III. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả
IV. Thu hoạch, bảo quản, chế biến
Bón phân đúng yêu cầu kĩ thuật, phân hữu cơ đã hoai mục, vùi trong đất tránh gây ô nhiễm môI trường. Bón thêm bùn khô, phù sa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và góp phần cảI tạo đất
Phủ rơm rạ hoặc các vật liệu khác quanh gốc cây, trồng xen cây ngắn ngày để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại, chống xói mòn đất.
Phòng trừ sâu bệnh kịp thời bằng các biện pháp tổng hợp, sử dụng thuốc hoá học đúng kĩ thuật để giảm ô nhiễm môI trường, tránh gây độc cho người và động vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong danh mục nhà nước cho phép, sử dụng đúng kĩ thuật.
Thu hoạch đảm bảo thời gian cách li.
Sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia trong bảo quản và chế biến đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các bài sau:
Bài 7. Kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi
Bài 8. Kĩ thuật trồng cây nhãn
Bài 9. Kĩ thuật trồng cây vải
Bài 10. Kĩ thuật trồng cây xoài
Bài 11. Kĩ thuật trồng cây chôm chôm
đều tích hợp những nội dung giáo dục môI trường như Bài 2, đây là điều kiện để GV khắc sâu kiến thức, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môI trường trong trồng trọt cho HS, giáo dục ý thức tự giác thực hiện các biện pháp bảo vệ môI trường trong sản xuất của gia đình cũng như trong cộng đồng
III. Phương pháp tích hợp GDMT môn Công nghệ
IV. Một số bài soạn tích hợp GDMT :
* Bài 28. Khai thâc rừng
A. Mục tiêu :
- Hiểu đúng mục đích của việc khai thác rừng và vai trò của phục hồi rừng.
- Phân biệt các loại khai thác rừng, biết được đặc diểm, ưu nhược điểm của từng loại khai thác rừng.
- Xác định được phương pháp khai thác rừng phù họp trong từng điều kiện địa hình cụ thể. Hiểu được điều kiện khai thác rừng ở nước ta hiện nay.
- Giáo dục ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng hiện nay và nâng cao ý thức bảo vệ rừng, không khai thác rừng bừa bãi.
B. Chuẩn bị : 
- Sưu tầm một số tranh ảnh về những khu rừng đang khai thác, rừng đã khai thác trắng, rừng đã được phục hồi hoặc hình ảnh về hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi : lũ lụt, đất xói mòn ....
- Có thể sưu tầm băng đĩa hình giới thiệu về các phương pháp khai thác rừng. 
- GV cho HS tự tìm hiểu trước ở nhà về tình hình khai thác rừng của nước ta hiện nay, tìm hiểu về sự thiệt hại do thiên tai gây ra đối với nước ta và trên thế giới trong những năm gần đây. 
C. Hướng dẫn thực hiện :
- GV cho HS trình bày các vấn đề đã tìm hiểu trước theo hai nội dung riêng biệt :
+ Tình hình khai thác rừng ở nước ta hiện nay.
+ Tình hình thiên tai và những thiệt hại mà nó gây ra cho loài người trong thời gian gần đây
- GV nêu vấn đề cho HS thảo luận : Hai nội dung này có mối liên quan gì với nhau hay không ? Nếu có thì mối liên quan này là gì ? 
- HS thảo luận để thấy được việc khai thác rừng bừa bãi, nhất là việc tàn phá các khu rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới các thảm hoạ thiên tai liên tiếp xảy ra gần đây gây thiệt hại rất lớn về người và của. (Trong quá trình thảo luận, GV có thể gợi ý, định hướng).
- GV tiếp tục nêu các vấn đề cho HS thảo luận: 
+Thế nào là khai thác rừng bừa bãi ?
+ Để hạn chề tác hại của việc khai thác ràng bừa bãi nên khai thác rừng như thế nào ? 
+ Có những loại khai thác rừng nào ? ưu nhược điểm của từng loại ?
+ Các loại khai thác đó thường được áp dụng cho các loại địa hình nào ?
+ Những nợi có độ dốc lớn hơn 15oC, nơi rừng phòng hộ có thực hiện khai thác trắng được không ? Tại sao ?
+ Vơi điều kiện địa hình rừng Việt Nam hiện nay nên áp dụng phương pháp khai thác nao ?
- Sau khi thảo luận những vấn đề trên, HS sẽ rút ra được những kiến thức cần thiết về khai thác rừng và vận dụng được vào khai thác rừng ở Việt Nam.
- GV tiếp tục cho HS thảo luận : Nếu cứ khai thác rừng liên tục, trong thời gian ngắn hoặc khai thác trắng mà không trồng rừng ngay có tác hại gì ? 
- Từ đó dẫn dắt cho HS tìm hiểu về vai trò và các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác. 
D. Trong phần tổng kết bài học, GV cho HS tự rút ra được bài học về tác hại của việc tàn phá rừng bừa bãi, qua đó có ý thức tuyên truyền vận động mọi người hiểu đúng về mục đích của việc khai thác rừng và tích cực tham gia trồng, bảo vệ và phát triển rừng nhất là rừng đầu nguồn. 
V. Gợi ý kiểm tra có tích hợp kiến thức về MT
Trong các đề kiểm tra của các bài có tích hợp nội dung GDMT nên đưa thêm các câu hỏi kiểm tra về môi trường dưới các dạng khác nhau, có thể là câu hỏi tự luận hoặc có thể dạng câu hỏi trắc nghiệm. Tỉ lệ các câu hỏi về môi trường phụ thuộc vào lượng kiến thức môi trường tích hợp trong bài giảng.
Ví dụ:
Câu 1: Trong những biện pháp sau đây, biện pháp nào thường được áp dụng để cải tạo và bảo vệ đất? Hãy xác định câu đúng, câu sai bằng cách điền chữ Đ vào ô vuông trước câu đúng và điền chữ S vào ô vuông trước câu sai.
 a. Bón nhiều phân hữu cơ, cày sâu dần.
 b. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi 
 c. Bón nhiều phân vô cơ.
 d. Trồng rừng chắn gió, cố định cát.
 e. Thực hiện luân canh cây trồng.
 f. Đào mương rửa mặn, rút phèn.
 g. Đốt rừng làm nương rẫy.
 h. Thường xuyên sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật.
 i. Thực hiện chế độ độc canh.
 k. áp dụng chế độ canh tác tiên tiến.
Câu 2: Câu nào sau đây là không đúng? Hãy khoanh tròn trước câu không đúng đó.
Bón phân hợp lí cây trồng sẽ cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng vì vậy bón phân càng nhiều thì năng suất càng cao và để có chất lượng sản phẩm tốt cần bón nhiều phân đạm hoá học.
Bón phân hợp lí là: bón đúng liều lượng, đúng thời kì, đúng chủng loại, đúng tỉ lệ, phù hợp với đất và cây.
Bên cạnh tác dụng tích cực, phân bón còn có mặt tiêu cực là có thể gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và thực phẩm.
Câu 3: Hãy ghép nội dung của 2 cột A và B sao cho phù hợp với từng vai trò của rừng.
A
B
1. Bảo vệ môI trường
2. Phát triển kinh tế
3. Đáp ứng nhu cầu văn hoá, xã hội
a) Cung cấp nguyên liệu lâm sản phục vụ đời sống
 Xuất khẩu
b) Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
 Phục vụ du lịch, giảI trí, an dưỡng
c) Làm sạch không khí, điều hoà tỉ lệ O2 và CO2
 Điều tiết dòng nước chảy, chống rửa trôI, xói mòn
 Giảm tốc độ gió, chống cát bay 
Câu 4: Những biện pháp nào sau đây được coi là biện pháp bảo vệ rừng có hiệu quả? Hãy điền chữ Đ vào ô vuông trước câu đúng và điền chữ S vào ô vuông trước câu sai.
 a. Tuyên truyền rừng là tài nguyên quý
 b. Tuyên truyền luật bảo vệ rừng
 c. Xử lí những hành động vi phạm luật bảo vệ rừng.
 d. NuôI động vật rừng
 e. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế.
 g. Cần có chính sách phù hợp để nhân dân địa phương tự giác bảo vệ rừng.
 h. Xây dựng lực lượng bảo vệ, cứu chữa rừng.
VI. Hướng dẫn thực hành, thực tế, ngoại khoá GDMT
1. Thực hành 
	Chương trình Công nghệ THCS có một số bài thực hành tích hợp GDMT, đó là:
Bài thực hành
Nội dung GDMT
Ghi chú
Bài 8. Thực hành: Nhận biết một số loại phân hoá học thông thường
Nhân biết đúng một số loại phân hoá học để có ý thức sử dụng đúng, bảo vệ được cây trồng và độ phì nhiêu của đất
Bài 14. Thực hành: Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu bệnh hại.
Có ý thức thận trọng trong việc sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh
Bài 41. Thực hành: Chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt
Bài 42. Thực hành: Chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men
Bài 43. Thực hành: Đánh giá chất lượng thức ăn vật nuôI chế biến bằng phương pháp vi sinh vật
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn vệ sinh trong chế biến thức ăn cho vật nuôI đồng thời giữ gìn vệ sinh môI trường
Bài 48. Thực hành: Nhận biết một số loại văc xin phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng văc xin Niu cat xơn phòng bệnh cho gà.
Hiểu rõ thêm về vai trò của việc phòng bệnh nhằm bảo vệ vật nuôI trong chăn nuôI.
áp dụng việc tiêm văc xin phòng bệnh cho chăn nuôI gia cầm của gia đình và địa phương.
Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận và an toàn trong lao động
Bài 51. Thực hành: Xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôI thuỷ sản
Biết cách xác định một số tính chất của nước nuôI thuỷ sản để điều chỉnh độ màu mỡ của môI trường nước cho phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho thuỷ sản phát triển
Bài 53. Thực hành: Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thuỷ sản
Qua việc phân biệt nhóm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo của cá, nâng cao ý thức bảo vệ, tạo nguồn thức ăn phong phú phục vụ cho việc nuôI trồng thuỷ sản của gia đình và địa phương.
Trong quá trình giảng dạy, đối với tất cả các bài thực hành, giáo viên cần lưu ý học sinh thực hiện nghiêm túc đúng quy trình thực hành, luôn có ý thức đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môI trường trong suốt quá trình thực hành, sau khi thực hành xong cần chú ý thu dọn sạch sẽ, tránh vứt bừa bãI các nguyện vật liệu, dụng cụ và các sản phẩm thực hành làm ô nhiễm môI trường. Có ý thức giữ gìn vệ sinh cho bản thân, cho tập thể và cộng đồng.
2. Tham quan thực tế: Công nghệ là một môn khoa học thực hành, vì vậy nên tổ chức cho học sinh được tham quan thực tế, HS được học qua thực tế sản xuất 

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH TICH HOP GDMT CN 7.doc