PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm)
Câu 1: (2 điểm) - Phần xử lý tình huống
Trong giờ học, giáo viên gọi học sinh A trả lời câu hỏi. Em học sinh này đứng lên không nói gì mà chỉ im lặng, mắt mở tròn xoe nhìn giáo viên chằm chằm, miệng mím chặt và chân tay không cử động. Là giáo viên đó, bạn sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao bạn lại xử lí như vậy?
Câu 2: (3 điểm)
Anh(chị) hãy trình bày tiến trình chuẩn bị và thực hiện 01 tiết trả bài tập làm văn để đạt được kết quả tốt.
PHÒNG GD&ĐT BA TƠ KÌ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS BA VINH NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN THI : NGỮ VĂN - PHẦN TỰ LUẬN THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN ĐIỂM NHẬN XÉT PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Phần xử lý tình huống Trong giờ học, giáo viên gọi học sinh A trả lời câu hỏi. Em học sinh này đứng lên không nói gì mà chỉ im lặng, mắt mở tròn xoe nhìn giáo viên chằm chằm, miệng mím chặt và chân tay không cử động. Là giáo viên đó, bạn sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao bạn lại xử lí như vậy? Câu 2: (3 điểm) Anh(chị) hãy trình bày tiến trình chuẩn bị và thực hiện 01 tiết trả bài tập làm văn để đạt được kết quả tốt. Câu 3: (5 điểm): Anh(chị) hãy trình bày tiến trình dạy học của một giáo án ngữ văn bất kỳ theo phương pháp dạy học tích cực. BÀI LÀM PHÒNG GD&ĐT BA TƠ ĐÁP ÁN CHO KÌ THI GVDG CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS BA VINH NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN THI : NGỮ VĂN - PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: (2 điểm): Với tình huống này, giáo viên cần: - Nhắc lại câu hỏi và nhẹ nhàng động viên, khuyến khích em A trả lời câu hỏi.(0,5đ) - Nếu em A vẫn không trả lời thì GV gọi một học sinh khác có học lực tốt hơn trả lời. Sau đó yêu cầu, khích lệ em A nhắc lại câu trả lời của bạn rồi cho em ngồi xuống.(0,5đ) - Sau đó, giáo viên tiến hành tìm hiểu nguyên nhân tại sao em lại có biểu hiện như vậy để tìm biệp pháp giúp đỡ em một cách thích hợp.(0,5đ) - Sở dĩ cần xử lí như vậy là vừa có tác dụng động viên khuyến khích nhẹ nhàng giúp học sinh bớt căng thẳng vừa tránh được việc mất thời gian chung của cả lớp mà vẫn đạt hiệu quả hợp lí.(0,5đ) Câu 2: (3 điểm): Tiến trình chuẩn bị và thực hiện 01 tiết trả bài tập làm văn để có thể đạt được kết quả tốt: - Chuẩn bị: + Chấm bài thật kỹ, ghi chép thật cẩn thận, tỉ mỉ những tiến bộ, những cái hay, cái tốt cũng như những tồn tại, những nỗi mắc phải ... trong bài làm của học sinh để làm tư liệu, căn cứ đánh giá và nhận xét, giúp học sinh chỉnh sửa.(0,5đ) + Căn cứ vào kết quả bài làm, tình hình của học sinh trong lớp, giáo viên xây dựng mục tiêu cần đạt cho tiết trả bài và thực hiện soạn giáo án cho phù hợp.(0,5đ) - Thực hiện tiết trả bài: + Giáo viên cho học sinh nhắc lại đề bài đã viết kiểm tra.(0,25đ) + Hướng dẫn học sinh cùng xây dựng dàn ý cho đề bài và những vấn đề cần lưu ý khi viết bài.(0,5đ) + Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh lớp: nêu rõ, cụ thể những mặt ưu điểm, những cái hay mà học sinh làm được cũng như những yếu kém, tồn tại mà các em còn mắc. Chọn đọc và phân tích cụ thể những đoạn văn, bài văn hay của học sinh để biểu dương; chọn đọc và chỉ rõ chỗ chưa một số đoạn văn, bài văn còn nhiều thiếu sót, tồn tại (giấu tên) và chỉ rõ chỗ chưa đạt để học sinh thấy(0,5đ) + Trả bài cho học sinh, hướng dẫn học sinh trao đổi bài, tự sửa chữa nhận xét bài làm của mình. Cũng có thể cho các em sửa chữa nhận xét chéo bài của nhau và cùng trao đổi.(0,5đ) + Giáo viên nhận xét tiết trả bài và giao việc cho học sinh về nhà làm lại bài văn vào vở.(0,25đ) Câu 3: (5 điểm): Trình bày tiến trình dạy học cho một tiết dạy theo hướng tích cực trước hết phải đảm bảo những yêu cầu chung về nội dung kiến thức, song phải thể hiện được phương pháp hoạt động tích cực phù hợp với đặc trưng của bộ môn và kiểu bài lên lớp. Cụ thể phải đảm bảo: - Tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh - Trên cơ sở hoạt động của học sinh, giáo viên dự kiến đặt ra các câu hỏi để tổ chức các hoạt động của học sinh như: giao việc cho tổ nhóm hoặc cá nhân học sinh, giáo viên diễn giải, tổ chức cho học sinh hoạt động, rút ra nhận xét - Cần dự kiến những khả năng diễn biến hoạt động khác nhau của học sinh về các nội dung ccông việc đã đề ra để xây dựng những giải pháp điều chỉnh hợp lí để đảm bảo thời lượng và nội dung tiết học, tránh ướt hay cháy giáo án. - Nội dung bài học cần được xây dựng từ những đóng góp, hoạt động của học sinh thông qua những hoạt động do giáo viên tổ chức(giao việc, đặt câu hỏi cho học sinh hoạt động nhóm, tổ, hoặc cá nhân) để học sinh tự tìm tháy chân lý, không áp đặt kiến thức. - Vận dụng đảm bảo hài hoà các mối quan hệ trong hoạt động, đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ ngang giữa học sinh với học sinh, mối quan hệ ngược từ trò đến thầy để đảm được tính chủ động sáng tạo của học sinh.
Tài liệu đính kèm: