Kiểm tra 1 tiết giữa kì 2 Vật lý 7 có ma trận

Kiểm tra 1 tiết giữa kì 2 Vật lý 7 có ma trận

A- MỤC TIÊU:

1- Đánh giá việc nắm những kiến thức, kỹ năng cơ bản: Từ tiết 19 đến tiết 26

a) Đối với HS:

- Kiểm tra việc học tập của học sinh thông qua các chuẩn KT-KN khả năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập của Hs.

- Rèn cho Hs tính cẩn thận, thái độ trung thực trong học tập.

b) Đối với GV: Thông qua kiểm tra đánh giá học sinh mà nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của các em, từ đó có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy để khắc phục những yếu kém của các em cũng như nâng cao chất lượng dạy học.

2. Xác định hình thức: Kết hợp TNKQ và TL (30% Trắc nghiệm,70% Tự luận)

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 2093Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết giữa kì 2 Vật lý 7 có ma trận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 04/03/2012
G: 7A: ..............
 7B: ..............
Tiết 27
KIỂM TRA 1 TIẾT 
A- MỤC TIÊU:
1- Đánh giá việc nắm những kiến thức, kỹ năng cơ bản: Từ tiết 19 đến tiết 26
a) Đối với HS:
- Kiểm tra việc học tập của học sinh thông qua các chuẩn KT-KN khả năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập của Hs.
- Rèn cho Hs tính cẩn thận, thái độ trung thực trong học tập.
b) Đối với GV: Thông qua kiểm tra đánh giá học sinh mà nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của các em, từ đó có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy để khắc phục những yếu kém của các em cũng như nâng cao chất lượng dạy học.
2. Xác định hình thức: Kết hợp TNKQ và TL (30% Trắc nghiệm,70% Tự luận)
B- CHUẨN BỊ:
 - Đồ dùng:
	+ Gv: Ra đề kiểm tra
	+ Hs: Ôn tập phần kiến thức đã học
 - Những điểm cần lưu ý:
 - Kiến thức bổ sung:
C- CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1- Ổn định tổ chức(1’):
 Sĩ số:  Vắng: 
2. Lập ma trận đề
Nội dung
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
vận dụng 1
vận dụng 2
Nhiễm điện ,Hai loại điện tích
3 câu (1,5đ)
1câu(0,75đ)
4 câu
(2,25đ)
Dòng điện nguồn điện
chất dẫn điện ,chất cách điện
1câu (0,5đ)
2câu(1 ,0đ)
3câu(1,5đ)
Sơ đồ mạch điện chiều dòng điện
1câu(1,5đ)
1 câu 
 (2đ)
2 câu
(3,5đ)
Các tác dụng của dòng điện
1 câu(0,5đ)
1 câu(1đ)
1 câu
 (1,25đ)
3 câu (2,75đ)
Tổng
TN(2,5đ)
TN(1,0đ)
TL(3,25đ)
TL(3,25đ)
12 câu
 (10 đ)
3 - Đề kiểm tra - Đáp án:
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: VẬT LÍ - LỚP 7
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu1(0,5 đ):Khi xát chiếc đủa thuỷ tinh lên lụa thì:
A/Cả hai đều nhiễm điện B/Chỉ có thanh thuỷ tinh nhiễm điện
C/Đủa thuỷ tinh nhiễm điện dương ,lụa nhiễm điện âm D/Cả 3 đều đúng
Câu2(0,5 đ):Khi xát thước nhựa vào mảnh len,thước nhựa nhiễm điện âm là do:	A/Bị nóng lên 	C/Bị mất đi êlectrôn 
B/Nhận thêm êlectrôn từ len 	D/Cả 3 đều đúng
Câu3 (0,5 đ):Hạt nhân nguyên tử;
 	A/ Mang điện tích dương C/ Trung hoà điện 
B/ Mang điện tích âm D/ Không mang điện
Câu4(0,5 đ): phát biểu nào đúng nhất trong các phát biểu sau:
A/Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
B/ Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng
C/ Dòng điện trong kim loại là dòng các ê lec trôn tự do dịch chuyển có hướng
D/ Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng
Câu 5 (0,5 đ): Nối hai cực của một viên pin nhỏ bằng dây dẫn thấy bóng đèn sáng .Hỏi hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào nếu ta đảo chiều hai cực của pin ?
Bóng đèn vẫn sáng như lúc ban đầu .
Bóng đèn không sáng .
Bóng đèn sáng hơn lúc ban đầu .
Bóng đèn sáng yếu hơn lúc ban đầu .
Câu 6 (0,5 đ): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vật dẫn điện ?
 A. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện chạy qua .
B. Vật dẫn điện là vật có các hạt mang điện bên trong .
 C. Vật dẫn điện là vật có khả năng nhiễm điện .
 D. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn .
Câu 7 (0,5 đ): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về êlectrôn tự do ?
Êlectrôn tự do là các êlectrôn đã tách ra khỏi nguyên tử và chúng chuyển động một cách tự do .
Êlectrôn tự do là êlectrôn nằm trong nguyên tử nhưng không bị hạt nhân hút .
Êlectrôn tự do là êlectrôn nằm xa hạt nhân nguyên tử .
Các phát biểu A, B và C đều đúng .
B/ PHẦN TỰ LUẬN
Câu 8 (0,75 đ): Treo hai quả cầu nhẹ bằng hai sợ chỉ tơ thấy chúng bị lệch khỏi phương thẳng đứng. Hỏi chúng có thể bị nhiễm điện như thế nào ? 
Câu 9 (1,5 đ): Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm có bộ pin, hai đèn và hai khoá sao cho mỗi đèn có thể bật tắt riêng biệt
	Câu10 (2 đ): Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm có 1 pin ,hai đèn Đ1,Đ2 và khoá K thoả mãn yêu cầu :K mở cả hai đèn đều sáng .K đóng chỉ có đèn Đ1 sáng
Câu 11 (1 đ):Dòng điện có những tác dụng nào ? Em hãy nêu ví dụ để minh hoạ. 
Câu 12 (1,25 đ): Các dây may-so trong bàn ủi, bếp điện có tác dụng gì ? Khi làm dây may-so thường người ta chọn kim loại có đặc điểm gì ? 
----------Hết-------------
ĐÁP ÁN
A/PHẦN TRẮC NGHIỆM
I/CÂU HỎI NHẬN BIẾT:
1/Nhiễm điện-Hai loại điện tích:
Câu
1
2
3
Đ án
C
B
A
2/Dòng điện-Nguồn điện -Chất dẫn điện -Chất cách điện
Câu
4
Đ án
C
4/Các tác dụng của dòng điện
Câu
5
Đ án
D
II/CÂU HỎI THÔNG HIỂU
2/Dòng điện-Nguồn điện -Chất dẫn điện -Chất cách điện
Câu
6
7
Đ án
A
A
B/ PHẦN TỰ LUẬN
Câu8:
Hai quả cầu bị lệch thì có thể có những trường hợp sau:
-Nếu hai quả cầu đẫy nhau thì chúng nhiễm điện cùng loại
-Nếu hai quả cầu hút nhau thì chúng nhiễm điện khác loại nhau hoặc một quả cầu nhiễm điện còn một quả cầu không nhiễm điện
Câu9
 K1 Đ1
	K2 Đ2 
 + -
Câu10
 + -
 Đ1 Đ2 
 K 
Câu 11:
Tác dụng
Ví dụ minh hoạ
Tác dụng nhiệt
Khi quạt điện hoạt động lâu sờ vào ta thấy nóng
Tác dụng phát sáng
Bóng đèn điện phát sáng
Tác dụng từ
Chuông điện khi có dòng điện chạy qua phát ra tiếng reng reng
Tác dụng hoá học
Tinh chế kim loại bằng điện 
Mạ vàng cho vỏ chiếc đồng hồ
Tác dụng sinh lí
Bị điện giật khi vô ý chạm tay vào dây điện không có vỏ bọc
Câu12: 
Các dây may-so trong bàn ủi, bếp điện có tác dụng biến điện năng thành nhiệt năng thông qua tác dụng nhiệt của dòng điện
-Khi làm dây may-so thường người ta chọn kim loại có đặc điểm có nhiệt độ nóng chảy cao để không bị đứt khi có dòng điện đi qua và nóng lên
4- Củng cố:
	- Thu bài, nhận xét ý thức làm bài kiểm tra , chữa một số câu hỏi theo yêu cầu của học sinh .
	5- Hướng dẫn học ở nhà:
	- Nhắc nhở học sinh làm bài tập tiết sau

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 27 KIEM TRA 1 TIET GIUA KI 2 CO MA TRAN.doc