Kiểm tra chất lượng học kỳ 1 năm học 2010 – 2011 môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút

Kiểm tra chất lượng học kỳ 1 năm học 2010 – 2011 môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút

1.Trong các câu sau câu nào đúng,câu nào sai ?

 a.Bố mẹ rất buồn con. Đ S

 b.Nó chậm chạp nhưng được cái cần cù. Đ S

2.Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như “Gió dập sóng dồi”?

 a.Lên thác xuống ghềnh. b.Nước non lận đận.

 c.Nhà rách vách nát. d.Bão táp mưa sa.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kỳ 1 năm học 2010 – 2011 môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP. BIÊN HOÀ
TRƯỜNG THCS BÌNH ĐA
ĐỀ CHÍNH THỨC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1
NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90’
Đề ra: (Thí sinh làm bài vào giấy thi, không làm vào đề thi)
I.Trắc nghiệm:(3điểm)
1.Trong các câu sau câu nào đúng,câu nào sai ?
 a.Bố mẹ rất buồn con.	 Đ 	 S
 b.Nó chậm chạp nhưng được cái cần cù.	 Đ 	 S
2.Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như “Gió dập sóng dồi”?
 a.Lên thác xuống ghềnh. b.Nước non lận đận.
 c.Nhà rách vách nát. d.Bão táp mưa sa.
3.Người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1980 là:
 a.Nguyễn Du. b.Hồ Chí Minh. c.Nguyễn Trãi. d.Trần Nhân Tông.
4.Bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng [chữ Hán]được sáng tác theo thể thơ nào? 
 a.Thể thơ lục bát. b.Thể thơ tứ tuyệt. c.Thể thơ ngũ ngôn d.Thể thơ bát cú.
5.Trong những cụm từ so sánh sau,cụm từ không phải so sánh với tiếng suối là?
 a.Tiếng hát xa. b.Nước ngọc tuyền. c.Cung đàn cầm. d.Tiếng hạc bay qua.
6.Câu thơ “Khi đi trẻ, lúc về già” có những cặp từ trái nghĩa nào?
 a.Khi - lúc 	 b.Trẻ - già c.Đi - về d.Câu b,c đúng.
7.Từ nào dưới đây là từ ghép Hán Việt:
 a.Cơn gió	 b.Thanh nhã c.Thơm mát d.Hoa cỏ
8.Câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 a.So sánh b.Đảo ngữ c.Ẩn dụ d.Nhân hóa
9.Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để có thành ngữ trọn vẹn:
 a. lời.......... tiếng nói b.một nắng hai........... 
10.Nối cột A với cột B để tạo thành từ ghép đẳng lập.
 Cột A Cột B
 thăm cửa 
 nước hỏi
 nhà non
11.Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” gồm có mấy khổ thơ?
 a. Hai khổ b.ba khổ c.Bốn khổ c.Năm khổ
12.Việc gói cốm trong lá trong lá sen có ý nghĩa gì?
 a.Góp phần bảo vệ môi trường. b.Làm tăng hương vị cho cốm.
 c.Ðể bao bọc cốm. d.Cả a,b,c đều đúng.
II.Tự luận (7điểm)
Câu 1.Chép thuộc lòng bản phiên âm bài thơ: “Rằm tháng giêng”(Nguyên tiêu)? Nêu ngắn gọn vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 2.Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ « Bạn đến chơi nhà » của Nguyễn Khuyến.
---HẾT---
PHÒNG GD&ĐT TP. BIÊN HOÀ
TRƯỜNG THCS BÌNH ĐA
ĐỀ CHÍNH THỨC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 
NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN 7
A.Ma trận:
 Các cấp độ của tư duy 
 Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Trắc nghiệm
Câu 2,3,4,5,6,7,8,11
Câu 1,9,10,12
Tự luận
Câu 1
Câu 2
Tổng số câu
8
5
1
Tổng số điểm
2
2
5
Tỉ lệ
20%
30%
50%
B.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Trắc nghiệm( 3đ): Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
a.S,b.Đ
b
c
b
d
d
b
b
a.ăn, b.sương
thăm nom, nước non, nhà cửa 
b
a
II.Tự luận (7 điểm)
Câu 1:(2đ) HS chép đúng bản phiên âm bài thơ: 
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
-Tác giả Hồ Chí Minh( 1890-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.Người còn là danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn.
-Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1948).
Câu 2:(5đ) 
a.Mở bài (0,5đ ) 
-Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
-Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
b.Thân bài :( 4đ )
-Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm.
-Cảm nghĩ về từng chi tiết theo thứ tự trước sau.
+Cảm nghĩ về niềm hân hoan của Nguyễn Khuyến khi có bạn đến chơi nhà.
+Cảm nghĩ về hoàn cảnh khi có bạn đến chơi, tác giả cố tình dựng lên một tình huống không có gì để tiếp đãi bạn.
+Cảm nghĩ về tình bạn hoà hợp, gắn bó giữa hai người qua bài thơ.
-Cảm nghĩ về tác giả.
c.Kết bài : (0,5đ )
Ấn tượng của em về bài thơ.
Giáo viên ra đề
Phạm Thị Thanh Hương
PHÒNG GD&ĐT TP. BIÊN HOÀ
TRƯỜNG THCS BÌNH ĐA
ĐỀ CHÍNH THỨC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ 1
NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90’
Đề ra: (Thí sinh làm bài vào giấy thi, không làm vào đề thi)
I.Trắc nghiệm:(3điểm)
1.Kết thúc truyện: “Cuộc chia tay của những con búp bê” cuộc chia tay nào đã không xảy ra:
 a.Cuộc chia tay giữa hai anh em. 
 b.Cuộc chia tay giữa người cha và người mẹ.
 c.Cuộc chia tay giữa hai con búp bê Em nhỏ và Vệ sĩ.
 d.Cuộc chia tay giữa bé Thủy với cô giáo và bạn bè.
2.Hãy nối cột A(tên tác phẩm) với cột B (tên tác giả) cho phù hợp.
 Cột A Cột B
 a. Bánh trôi nước 1.Lí Bạch
 b.Xa ngắm thác Núi Lư 2.Hồ Chí Minh
 c.Rằm tháng giêng 3.Hồ Xuân Hương
3.Là nhà thơ nổi tiếng ở đời Đường của Trung Quốc, hiệu Thiếu Lăng, quê ở Tỉnh Hà Nam. Có một thời gian ngắn làm quan nhưng cả cuộc đời sống trong đau khổ, bệnh tật. Là tác giả của tác phẩm 
“ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”- Ông chính là:
 a.Hạ Tri Chương b.Đỗ Phủ c.Lí Bạch d.Trương Kế.
4.Văn bản “Một thứ quà của lúa non:Cốm” sử dụng phương thức biểu đạt chính là:
 a. Miêu tả b.Tự sự c.Biểu cảm d.Nghị luận
5.Văn bản: “Mùa xuân của tôi” được viết trong hoàn cảnh:
 a. Tác giả trực tiếp chứng kiến và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân.
 b. Tác giả miêu tả và bộc lộ cảm xúc về mùa xuân từ những điều được nghe kể.
 c. Đất nước chia cắt, tác giả ở miền Nam nhớ và hoài vọng về mùa xuân ở miền Bắc.
 d. Tác giả đang sống trong mùa xuân thống nhất.
6. Từ nào sau đây là từ láy bộ phận?
 a.tức tưởi b.man mác	c.bần bật	d.thăm thẳm
7.Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau :
 .... còn một tên xâm lược trên đất nước ta ,..... ta còn phải chiến đấu quét sạch chúng đi.
 a.Hễ  thì b.Giá như . thì c.Sở dĩ  cho nên d.Không những .. mà
8.Từ nào sau đây đồng nghĩa với “ năm học”?
 a.Thâm niên b. Niên khóa c. Thanh niên d.Thiên nhiên
9.Những cách để tạo ý cho bài văn biểu cảm là:
 a.Quan sát,suy ngẫm . b.Hồi tưởng quá khứ, suy ngẫm về hiện tại.
 c.Liên hệ hiện tại với tương lai. d. Cả a,b,c đều đúng.
10.Trường hợp nào sau đây dùng văn biểu cảm:
 a.Kỷ niệm hồi em học lớp 6.	 b.Kỷ niệm ngày khai trường.
 c.Nhận xét về một vấn đề. d.Tình cảm đối với nụ cười của mẹ. 	 
11.Thành ngữ nào sau đây được dùng trong bài thơ “ Bánh trôi nước”
 a.Chuột chạy cùng sào. 	 b.Bảy nổi ba chìm. 
 c. Lên thác xuống ghềnh. d.Cả b,c đều đúng.
12.Gạch chân những từ dùng theo lối chơi chữ trong hai câu thơ sau:
 Non bao nhiêu tuổi chưa già
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
II.Tự luận (7điểm)
Câu 1.Đặt câu với các từ Hán Việt sau: 
 a.phụ nữ b.hy sinh c.nhi đồng d.giải phẫu
Câu 2.Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ : “ Tiếng gà trưa ” của Xuân Quỳnh. 
---HẾT---
PHÒNG GD&ĐT TP. BIÊN HOÀ
TRƯỜNG THCS BÌNH ĐA
ĐỀ CHÍNH THỨC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 
NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN 7
A.Ma trận:
 Các cấp độ của tư duy 
 Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Trắc nghiệm
Câu 1,3,4,5,6,8,9,11
Câu 2,7,10,12
Tự luận
Câu 1
Câu 2
Tổng số câu
8
5
1
Tổng số điểm
2
2
5
Tỉ lệ
20%
30%
50%
B.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.Trắc nghiệm( 3đ): Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
c
a-3; b-1; c-2
b
c
c
a
a
b
d
d 
b
non-già;non-núi
II.Tự luận (7 điểm)
Câu 1:(2đ) Học sinh đặt đủ 4 câu chính xác về ngữ pháp và ý nghĩa mỗi câu 0,5 điểm. 
Câu 2:(5đ) 
a.Mở bài (0,5đ ) 
-Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
-Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
b.Thân bài :( 4đ )
-Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm.
-Cảm nghĩ về từng chi tiết theo thứ tự trước sau.
+Cảm nghĩ về âm thanh tiếng gà, khơi nguồn cảm xúc,gợi nhớ kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ của người lính trẻ trên đường hành quân. 
+Cảm nghĩ về tình bà cháu: bà giàu đức hy sinh,chắt chiu chăm lo cho cháu trong cảnh nghèo ;cháu yêu thương ,kính trọng và biết ơn bà. 
+Cảm nghĩ về tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
-Cảm nghĩ về tác giả.
c.Kết bài : (0,5đ )
Ấn tượng của em về bài thơ.
Giáo viên ra đề
Phạm Thị Hải Lý

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra hoc ki I Van 7.doc