A . Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào câu trả lời em chọn.
C©u 1 : Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?
A. Đồng hồ dùng pin đang chạy. B. Một mảnh nilông đã được cọ xát.
C. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn. D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.
C©u 2 : Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt và tác dụng từ. B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng từ và tác dụng hoá học.
Trường THCS Lê Lợi Tổ : Lí – Công Nghệ Kiểm Tra Thử - Kì II – Năm Học 2009-2010 Môn : Vật Lí 7 TCT : 35 Họ và Tên ................................................ Lớp : 7A... Điểm Nhận xét của thầy cô giáo ................................................ ................................................ ................................................ Đề 1 A . Trắc nghiệm Khoanh tròn vào câu trả lời em chọn. C©u 1 : Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? A. Đồng hồ dùng pin đang chạy. B. Một mảnh nilông đã được cọ xát. C. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn. D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào. C©u 2 : Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện ? A. Tác dụng nhiệt và tác dụng từ. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng từ và tác dụng hoá học. C©u 3 : Đưa thanh thuỷ tinh đã cọ xát với lụa lại gần miếng vải khô đã cọ xát với thước nhựa, hiện tượng xảy ra như thế nào? A. Chúng đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu. B. Chúng hút nhau vì nhiễm điện trái dấu. C. Chúng hút nhau vì vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác. D. Chúng không hút cũng không đẩy nhau. C©u 4 : Có một nguồn điện loại 12V và một số bóng đèn loại 3V. Để đèn sáng bình thường thì phải mắc các bóng đèn như thế nào? A. Mắc 3 bóng nối tiếp. B. Mắc 12 bóng nối tiếp. C. Mắc 6 bóng nối tiếp. D. Mắc 4 bóng nối tiếp. C©u 5 : Dòng điện có tác dụng sinh lí vì nó có thể : A. Phân tích dung dịch muối đồng thành đồng nguyên chất. B. Làm tay châm bị co giật. C. Gây ra vết bỏng trên cơ thể khi ta chạm vào bếp điện đang còn nóng. D. Làm biến dạng một số đồ vật làm bằng chất dẫn điện. C©u 6 : Khi có hiện tượng đoản mạch xảy ra thì có hiện tượng như thế nào trong mạch điện ? A. Hiệu điện thế không đổi. B. Cường độ dòng điện không đổi. C. Hiệu điện thế tăng vọt. D. Cường độ dòng điện tăng vọt. C©u 7 : Trong những trường hợp dưới dây, trường hợp nào có hiệu điện thế bằng không ? A. Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng. B. Giữa hai cực của pin còn mới. C. Giữa hai cực của acquy đang thắp sáng đèn của xe máy. D. Giữa hai đầu của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin. C©u 8 : Vì sao khi đang sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên cầm tay ướt trực tiếp vào dây điện ? A. Tránh trường hợp bị bỏng tay do dây nóng. B. Tránh làm ướt dây. C. Tránh trường hợp dòng điện bị tắc nghẽn do ta gập dây. D. Tránh trường hợp bị giật do dây bị hở. C©u 9 : Người ta ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện vào việc : A. Chế tạo loa. B. Điện châm. C. Mạ điện. D. Chế tạo micrô. C©u 10 : Cọ xát thanh thuỷ tinh vào miếng lụa khô. Sau khi cọ xát, đưa hai vật lại gần nhau, điều gì sẽ xảy ra? A. Hút nhau vì nhiễm điện trái dấu. B. Hút nhau vì nhiễm điện cùng dấu. C. Đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu. D. Đẩy nhau vì nhiễm điện trái dấu. C©u 11 : Có ba bóng đèn loại 6V và một nguồn điện loại 6V. Nêu cách mắc để ba bóng đèn sáng bình thường? A. Ba bóng đèn mắc nối tiếp. B. Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc song song với một bóng đèn. C. Hai bóng đèn mắc song song rồi mắc nối tiếp với một bóng đèn. D. Ba bóng đèn mắc song song. C©u 12 : Vì sao trong thành phần cấu tạo của vỏ bánh xe của máy bay phải có bột sắt? A. Để tránh hiện tượng cháy nổ do nhiễm điện. B. Để làm giảm giá thành sản xuất. C. Để trang trí bánh xe. D. Để tăng tuổi thọ của vỏ. C©u 13 : Sự phát sáng khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào sau đây? A. Aám đun nước. B. Đèn LED. C. Rađiô. D. Chuông điện. C©u 14 : Để đo cường độ dòng điện khoảng từ 100mA đến 1000mA, nên dùng ampekế nào sau dây? A. Ampekế có GHĐ là 1500mA, ĐCNN là 50mA. B. Ampekế có GHĐ là 2A, ĐCNN là 0,05A. C. Ampekế có GHĐ là 1200mA, ĐCNN là 50mA. D. Ampekế có GHĐ là 1000mA, ĐCNN là 100mA. C©u 15 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào tác dụng nhiệt là có ích? A. Dòng điện làm nóng máy điều hoà nhiệt độ. B. Dòng điện làm nóng bàn là điện. C. Dòng điện làm nóng tivi. D. Dòng điện làm nóng bầu quạt. C©u 16 : Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau : A. Cường độ dòng điện cho ta biết độ mạnh yếu của dòng điện. B. Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng nhiệt của nó càng mạnh. C. Đơn vị của cường độ dòng điện là vôn. D. Số chỉ của ampekế là giá trị của cường độ dòng điện. C©u 17 : Vật như thế nào là vật dẫn điện ? A. Vật không cho điện tích dương đi qua. B. Vật cho dòng điện đi qua. C. Vật không cho điện tích âm đi qua. D. Vật không cho dòng điện đi qua. C©u 18 : Một học sinh dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện. kết quả thu được là 3,25V. Hãy cho biết học sinh đó đã dùng vônkế nào trong các vôn kế cho dưới đây : A. GHĐ là 3V và ĐCNN là 0,01V. B. GHĐ là 3,5V và ĐCNN là 0,1V. C. GHĐ là 3,5V và ĐCNN là 0,01V. D. GHĐ là 3,5V và ĐCNN là 0,2V. C©u 19 : Chỉ ra cách đổi đơn vị sai trong các kết quả sau : A. 3,5V = 3500mV. B. 0,75kV = 750V. C. 2,5kV = 2500mV. D. 500kV = 500000V C©u 20 : Dùng mảnh vải khô để cọ xát có thể làm nhiễm điện vật nào sau đây ? A. Một ống bằng nhựa. B. Một ống bằng giấy. C. Một ống bằng gỗ. D. Một ống bằng thép. B . Phần tự luận. (Đề 1) Câu 1. Dòng điện là gì? Câu 2. Vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, nếu lau chùi gương soi, màn hình tivi ta thấy có bụi vải bám vào chúng? Bụi vải và gương soi nhiễm điện cùng loại hay khác loại? Câu 3. Cho Mạch điện như hình vẽ. Vẽ sơ đồ mạch điện. Xác định chiều dòng điện trong sơ đồ. Biết nguồn điện có hiệu điện thế là 6V, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là 2V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2. Trường THCS Lê Lợi Tổ : Lí – Công Nghệ Kiểm Tra Chất Lượng Học Kì II – Năm Học 2008 - 2009 Môn : Vật Lí 7 TCT : 35 Họ và Tên ................................................ Lớp : 7A... Điểm Nhận xét của thầy cô giáo ................................................ ................................................ ................................................ Đề : 2 A . Trắc nghiệm Khoanh tròn vào câu trả lời em chọn. C©u 1 : Vật như thế nào là vật dẫn điện ? A. Vật không cho điện tích dương đi qua. B. Vật không cho dòng điện đi qua. C. Vật không cho điện tích âm đi qua. D. Vật cho dòng điện đi qua. C©u 2 : Một học sinh dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện. kết quả thu được là 3,25V. Hãy cho biết học sinh đó đã dùng vônkế nào trong các vôn kế cho dưới đây : A. GHĐ là 3,5V và ĐCNN là 0,1V. B. GHĐ là 3,5V và ĐCNN là 0,2V. C. GHĐ là 3V và ĐCNN là 0,01V. D. GHĐ là 3,5V và ĐCNN là 0,01V. C©u 3 : Vì sao khi đang sử dụng điện, dù có lớp vỏ bọc bằng nhựa ta cũng không nên cầm tay ướt trực tiếp vào dây điện ? A. Tránh trường hợp bị bỏng tay do dây nóng. B. Tránh trường hợp bị giật do dây bị hở. C. Tránh làm ướt dây. D. Tránh trường hợp dòng điện bị tắc nghẽn do ta gập dây. C©u 4 : Vì sao trong thành phần cấu tạo của vỏ bánh xe của máy bay phải có bột sắt? A. Để trang trí bánh xe. B. Để tăng tuổi thọ của vỏ. C. Để tránh hiện tượng cháy nổ do nhiễm điện. D. Để làm giảm giá thành sản xuất. C©u 5 : Sự phát sáng khi có dòng điện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào sau đây? A. Aám đun nước. B. Rađiô. C. Đèn LED. D. Chuông điện. C©u 6 : Để đo cường độ dòng điện khoảng từ 100mA đến 1000mA, nên dùng ampekế nào sau dây? A. Ampekế có GHĐ là 1500mA, ĐCNN là 50mA. B. Ampekế có GHĐ là 2A, ĐCNN là 0,05A. C. Ampekế có GHĐ là 1200mA, ĐCNN là 50mA. D. Ampekế có GHĐ là 1000mA, ĐCNN là 100mA. C©u 7 : Cọ xát thanh thuỷ tinh vào miếng lụa khô. Sau khi cọ xát, đưa hai vật lại gần nhau, điều gì sẽ xảy ra? A. Đẩy nhau vì nhiễm điện trái dấu. B. Hút nhau vì nhiễm điện trái dấu. C. Đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu. D. Hút nhau vì nhiễm điện cùng dấu. C©u 8 : Có ba bóng đèn loại 6V và một nguồn điện loại 6V. Nêu cách mắc để ba bóng đèn sáng bình thường? A. Ba bóng đèn mắc nối tiếp. B. Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc song song với một bóng đèn. C. Ba bóng đèn mắc song song. D. Hai bóng đèn mắc song song rồi mắc nối tiếp với một bóng đèn. C©u 9 : Người ta ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện vào việc : A. Chế tạo loa. B. Mạ điện. C. Chế tạo micrô. D. Điện châm. C©u 10 : Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? A. Đồng hồ dùng pin đang chạy. B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn. C. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào. D. Một mảnh nilông đã được cọ xát. C©u 11 : Đưa thanh thuỷ tinh đã cọ xát với lụa lại gần miếng vải khô đã cọ xát với thước nhựa, hiện tượng xảy ra như thế nào? A. Chúng đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu. B. Chúng hút nhau vì vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác. C. Chúng hút nhau vì nhiễm điện trái dấu. D. Chúng không hút cũng không đẩy nhau. C©u 12 : Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện ? A. Tác dụng từ. B. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng nhiệt và tác dụng từ. D. Tác dụng từ và tác dụng hoá học. C©u 13 : Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau : A. Cường độ dòng điện cho ta biết độ mạnh yếu của dòng điện. B. Số chỉ của ampekế là giá trị của cường độ dòng điện. C. Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng nhiệt của nó càng mạnh. D. Đơn vị của cường độ dòng điện là vôn. C©u 14 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào tác dụng nhiệt là có ích? A. Dòng điện làm nóng máy điều hoà nhiệt độ. B. Dòng điện làm nóng tivi. C. Dòng điện làm nóng bàn là điện. D. Dòng điện làm nóng bầu quạt. C©u 15 : Trong những trường hợp dưới dây, trường hợp nào có hiệu điện thế bằng không ? A. Giữa hai cực của pin còn mới. B. Giữa hai đầu của bóng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin. C. Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng. D. Giữa hai cực của acquy đang thắp sáng đèn của xe máy. C©u 16 : Có một nguồn điện loại 12V và một số bóng đèn loại 3V. Để đèn sáng bình thường thì phải mắc các bóng đèn như thế nào? A. Mắc 4 bóng nối tiếp. B. Mắc 6 bóng nối tiếp. C. Mắc 3 bóng nối tiếp. D. Mắc 12 bóng nối tiếp. C©u 17 : Dòng điện có tác dụng sinh lí vì nó có thể : A. Làm tay châm bị co giật. B. Gây ra vết bỏng trên cơ thể khi ta chạm vào bếp điện đang còn nóng. C. Phân tích dung dịch muối đồng thành đồng nguyên chất. D. Làm biến dạng một số đồ vật làm bằng chất dẫn điện. C©u 18 : Khi có hiện tượng đoản mạch xảy ra thì có hiện tượng như thế nào trong mạch điện ? A. Hiệu điện thế không đổi. B. Cường độ dòng điện tăng vọt. C. Hiệu điện thế tăng vọt. D. Cường độ dòng điện không đổi. C©u 19 : Chỉ ra cách đổi đơn vị sai trong các kết quả sau : A. 500kV = 500000V B. 0,75kV = 750V. C. 3,5V = 3500mV. D. 2,5kV = 2500mV. C©u 20 : Dùng mảnh vải khô để cọ xát có thể làm nhiễm điện vật nào sau đây ? A. Một ống bằng giấy. B. Một ống bằng thép. C. Một ống bằng gỗ. D. Một ống bằng nhựa. B . Phần tự luận. (Đề 2) Câu 1. Phát biểu quy ước dòng điện trong kim loại? Câu 2. Vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, nếu chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược hút kéo thẳng ra? Tóc và lược nhiễm điện cùng loại hay khác loại? Câu 3. Cho Mạch điện như hình vẽ. Vẽ sơ đồ mạch điện. Xác định chiều dòng điện trong sơ đồ. Biết cường độ dòng điện trong toàn mạch là 3A, cường độ dòng điện qua đèn Đ2 là 1,2A. Tính cường độ dòng điện qua đèn Đ1. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI THI Môn : Lí 7 A . Phần trắc nghiệm. 5đ ; mỗi ý đúng : 0,25đ. ĐỀ 1 ĐỀ 2 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B . Phần tự luận. 5đ. Câu 1. Phát biểu đúng quy ước : 1đ. Câu 2. 1đ. Giải thích : 0,5đ. Hai vật mang điện tích khác loại : 0,5đ. Câu 3. 3đ. Vẽ đúng sơ đồ : 0,75đ. Xác định đúng chiều dòng điện : 0,75đ. Tính được giá trị của I (U) : 1,5đ.
Tài liệu đính kèm: