Kiểm tra Tiếng việt- Lớp 6 Tiết: 115

Kiểm tra Tiếng việt- Lớp 6 Tiết: 115

 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT- LỚP 6

I.Mục tiêu cần đạt:

 -Giúp học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu HKII.

 -Rèn luyện cho HS tính tự giác khi làm bài kiểm tra. II.Phạm vi cần đạt:

-Phó từ. -Hoán dụ.

-So sánh. -Các thành phần chính của câu.

-Nhân hoá. -Câu trần thuật đơn.

-Ẩn dụ. -Câu trần thuật đơn có từ là.

 

doc 11 trang Người đăng vultt Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Tiếng việt- Lớp 6 Tiết: 115", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Ngày ra đề:28/3/2008
Tiết: 115 Ngày kiểm tra:1/4/2008
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT- LỚP 6
I.Mục tiêu cần đạt:
 -Giúp học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu HKII.
 -Rèn luyện cho HS tính tự giác khi làm bài kiểm tra. II.Phạm vi cần đạt:
-Phó từ. -Hoán dụ.
-So sánh. -Các thành phần chính của câu.
-Nhân hoá. -Câu trần thuật đơn.
-Ẩn dụ. -Câu trần thuật đơn có từ là.
III. Ma trận đề kiểm tra: Tỉ lệ: 8:2
 Mức độ
 Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phó từ
1
 0,5 
1 
 0,5 
2
 1
So sánh
1
 0,5
1
 0,5
1
 0,5 
3 
 1,5 
Nhân hoá
1
 0,5
1
 0,5
2
 1
Ẩn dụ
1
 0,5
1 
 0,5
2
 1
Hoán dụ
1
 0,5
1
 0,5
2
 1
Các thành phần chính của câu
1
 0,5
1
 0,5
2
 1
Câu trần thuật đơn
1
 0,5
1
 0,5
2
 1
Câu trần thuật đơn có từ là
1
 0,5
1
 2
2
 2,5
Cộng
7
 3,5
7
 3,5
3
 3
17
 10
Tuần:23 Ngày ra đề:18/2/2008
Tiết: 90. Ngày KT: 20/2/2008
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I.Trắc nghiệm:(8 điểm)
 Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1:Câu rút gọn là câu:
 A.Chỉ có thể vắng chủ ngữ. C.Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ 
 B.Chỉ có thể vắng vị ngữ. D.Chỉ có thể vắng các thành phần phụ.
Câu 2:Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì?
 A.Làm cho câu gọn hơn.
 B.Vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
 C.Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
 D.Cả A,B,C đều đúng.
Câu 3:Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì?
 A.Tránh làm cho người đọc, người nghe hiểu sai nội dung câu nói.
 B.Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
 C.Cả A,B đều đúng.
Câu 4: Câu:”-Bao giờ cậu đi Hà Nội?
 -Ngày mai.”
 Rút gọn thành phần nào?
 A.Chủ ngữ. C.Cả chủ ngữ và vị ngữ.
 B.Vị ngữ. D.Trạng ngữ.
Câu 5:Dòng nào là câu rút gọn nhất trả lời cho câu hỏi:
 “Ngày mai, bạn sẽ lên đường với ai?”
 A.Ngày mai, tôi sẽ lên đường với Nam C.Với Nam
 B.Lên đường với Nam. D.Nam.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây không nên dùng câu rút gọn?
 A.Chị nói với em. C.Bạn bè nói chuyện với nhau.
 B.Cha nói với con. D.Học sinh nói với thầy cô giáo.
Câu 7: Tìm một trong các từ(hoặc cụm từ) thích hợp để điền vào chổ trống trong câu sau: 
 “Trongta thường gặp nhiều câu rút gọn.”
 A.Văn xuôi. C.Truyện ngắn.
 B.Truyện cổ dân gian. D.Văn vần( thơ, ca dao).
Câu 8: Câu đặc biệt là câu:
 A.Được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
 B.Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
 C.Câu chỉ có chủ ngữ.
 D.Câu chỉ có vị ngữ.
Câu 9: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt?
 A.Bộc lộ cảm xúc.
 B.Gọi đáp.
 C.Làm cho lơì nói được ngắn gọn.
 D.Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
Câu 10: Những câu đặc biệt trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
 “Một ngôi sao.Hai ngôi sao.Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương.” 
 (Lê Phan Quỳnh)
 A.Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
 B.Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
 C.Bộc lộ cảm xúc.
 D. Gọi đáp.
Câu 11: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?
 A.Trời ơi!
 B.Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.
 C.Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
Câu 12: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?
 A.Mùa xuân. C.Trời mưa rả rích.
 B.Một hồi còi. D.Sài Gòn.1972.
Câu 13: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
 A.Theo các nội dung mà chúng biểu thị. 
 B.Theo vị trí của chúng trong câu.
 C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau.
 D.Theo mục đích nói cuả câu.
Câu 14: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói(người viết) nhằm mục đích gì?
 A.Làm cho câu ngắn gọn hơn.
 B.Để nhấn mạnh chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.
 C.Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ.
 D.Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
Câu 15:Dòng nào là trạng ngữ trong câu:
 “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào.”
 A.Dần đi ở từ năm chửa mười hai. C.Đầu nó còn để hai trái đào.
 B.Khi ấy. D.Chửa mười hai.
Câu 16:Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có dấu gì khi viết câu?
 A.Dấu phẩy. C. Dấu hai chấm.
 B.Dấu gạch ngang. D.Dấu chấm phẩy.
II.Tự luận: (2 điểm)
 Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp đó.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I.Trắc nghiệm:8 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
C
D
C
C
D
D
D
B
C
B
A
C
A
B
B
A
II.Tự luận:2 điểm
 HS viết đoạn văn từ 3-4 câu, có sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ (0,5 điểm)
 Gạch chân dưới trạng ngữ (0,5 điểm)
 Cho biết những trạng ngữ đóa có công dụng như thế nào trong đoạn văn (1điểm).
Tuần 25 Ngày soạn: 
Tiết: 98 Ngày KT:
KIỂM TRA VĂN
 A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
 -Hệ thống kiến thức về các văn bản đã học từ đầu HKII.
 -Giáo dục ý thức học tập, tìm hiểu tri thức.
 -Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm
B.Phạm vi kiến thức:
 -Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 -Tục ngữ về con người và xã hội.
 -Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.(Hồ Chí Minh)
 -Sự giàu đẹp của tiếng Việt(Hoài Thanh).
 -Đức tính giản dị của Bác Hồ.(Phạm Văn Đồng)
C.Ma trận đề kiểm tra: Tỉ lệ 8:2
 Mức độ
 Kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
1
 0,5
1
 0,5
2
 1
Tục ngữ về con người và xã hội.
1
 0,5
1
 0,5
2
 1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
2
 1
2
 1
4
 2
Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
2
 1
2
 1
4
 2
Đức tính giản dị của Bác Hồ.
2
 1
2
 1
1
 2
5
 4
Cộng
8
 4 
8
 4
2
 2
18
 10
PHÒNG GD BA TƠ KIỂM TRA : 45’ TRƯỜNG THCS BA VINH MÔN:VĂN
Họ và tên: lớp:.
Điểm:
Lời phê:
I.Trắc nghiệm:(8 điểm)
 Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1:Nhận xét nào sau đây không đúng với tục ngữ?
 A.Là một thể loại văn học dân gian.
 B.Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
 C.Là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
 D.Là những câu nói giải bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân.
Câu 2:Em hiểu câu tục ngữ “Nhất nước,nhì phân, tam cần, tứ giống” như thế nào?
 A.Nói lên tầm quan trọng của bốn yếu tố nước-phân-cần-giống đối với nghề trồng lúa nước.
 B.Đây là kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sản xuất: mùa màng tốt là nhờ kết hợp những yếu tố trên.
 C.Kinh nghiệm này luôn luôn đúng.
 D.Cả ba ý trên.
Câu 3: Tục ngữ về con người và xã hội có những đặc điểm nổi bật gì về mặt hình thức?
 A.Giàu hình ảnh so sánh. C.Giàu hình ảnh ẩn dụ.
 B. Lối diễn đạt có nhiều nghĩa. D.Cả ba ý trên.
Câu 4:Trong các câu tục ngữ sau câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu”Uống nước nhớ nguồn”?
 A Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C.Ăn cháo đá bát.
 B.Uống nước nhớ kẻ đào giếng . D.Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
Câu 5:Vấn đề nghị luận của bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”(Hồ Chí Minh) nằm ở câu nào?
 A.Câu mở đầu bài văn. C.Câu mở đầu đoạn ba.
 B.Câu mở đầu đoạn hai. D.Câu mở đầu phần kết luận.
Câu 6:Văn bản”Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”(Hồ Chí Minh) Được viết trong thơì kì nào?
 A.Thời kì kháng chiến chống Pháp. C.Thời kì kháng chiến chống Mĩ
 BThời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. D. Sau năm 1975
Câu 7:Dẫn chứng trong bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”(Hồ Chí Minh)được lựa chọn và sắp xếp theo trình tự nào?
 A.Từ hiện tại trở về quá khứ. C.Từ quá khứ đến hiện tại, đến tương lai.
 B.Từ quá khứ đến hiện tại. D.Chỉ trong quá khứ.
Câu 8:Văn bản”Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”(Hồ Chí Minh) đề cập đến sắc thái nào của tình yêu nước ?
 A.Luôn luôn sôi nỗi, mạnh mẽ.
 B.Luôn tiềm tàng, kín đáo.
 C.Luôn biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
 D.Khi thì tiềm tàng kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng đầy đủ.
Câu 9: Để làm rõ sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã sử dụng phép lập luận gì?
 A.Chứng minh
 B.Giải thích.
 C.Bình luận.
 D.Kết hợp chứng minh,giải thích và bình luận vấn đề.
Câu 10:Trong những câu sau, câu nào nêu lên luận điểm chímh của bài văn”Sự giàu đẹp của tiếng Việt”( Đặng Thai Mai)?
 A.Tiếng Việt có những nét đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp.
 B.Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.
 C.Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.
 D.Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.
Câu 11:Luận cứ nào không được sử dụng để chứng minh tiếng Việt là”một thứ tiếng khá đẹp”trong bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”
 A.Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
 B.Uyển chuyển,cân đối,nhịp nhàng về mặt cú pháp.
 C.Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc , hoạ.
 D.Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm,ý nghĩ của người Việt.
 Câu 12:Luận cứ nào không được sử dụng để chứng minh tiếng Việt là”một thứ tiếng hay”trong bài”Sự giàu đẹp của tiếng Việt”?
 A.Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
 B.Có sự phát triển cả về hai mặt từ vựng và ngữ pháp, thoã mãn yêu cầu của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt.
 C.Tiếng Việt giàu về thanh điệu.
 Câu 13: Văn Bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là của tác giả nào? . A. Phạm Văn Đồng. C. Đặng Thai Mai.
 B. Hồ Chí Minh D. Hoài Thanh.
Câu 14:trong những câu văn sau, cấu nào nói lên luận điểm của bài:”đức tính giản dị của Bác Hồ”?
 A.Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
 B.Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết:bữa cơm,đồ dùng,cái nhà, lối sống.
 C.Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
 D.Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
Câu 15:Chứng cứ nào không được sử dụng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?
 A.Chỉ vài ba món đơn giản.
 B.Bác không thích những món sơn hào hải vị.
 C.Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
 D.Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất
Câu 16:Trong bài”Đức túnh giản dị của Bác Hồ”, Vì sao Bác Rất giản dị trong lời nói và bài viết?
 A.Vì Bác có năng khiếu thơ văn.
 B.Vì thói quen.
 C.Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
 D.Vì Bác sinh ra ở nông thôn.
II Tự luận:(2 điểm)
 Viết một đoạn văn ngắn trình bày sự hiểu biết của em về đức tính giản dị của Bác Hồ.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA VĂN
I.Trắc nghiệm:8 điểm,mỗi câu trả lời đúng được 0,5 diểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
D
D
D
C
A
A
B
D
D
A
D
C
A
A
B
C
II.Tự luận:2 điểm
 HS viết đoạn văn phải thể hiện được đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống(trong tác phong sinh hoạt,trong quan hệ với mọi người),giản dị trong lối nói và bài viết (1,5điểm)
 Trình bày rõ ràng,rành mạch,đúng chính tả,câu cú chuẩn xác, ngắn gọn (0,5điểm).
Tuần:29 Ngày ra đề:28/3/2008
Tiết: 115 Ngày KT: 1/4/2008
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT- LỚP 6
I.Trắc nghiệm:(8 điểm)
 Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1:Thế nào là phó từ?
 A.Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
 B.Là những từ chuyên đi kèm danh từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, tính từ.
 C.,Là những từ chuyên đi kèm động từ, danh từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, danh từ.
 D.Là những từ chuyên đi kem tính từ để bổ sung ý nghĩa cho tính từ.
Câu 2:Phó từ gồm hai loại lớn đó là:
 A.Phó từ đứng trước động, danh từ và Phó từ đứng sau động, danh từ.
 B.Phó từ đứng trước tính từ và Phó từ đứng sau tính từ.
 C.Phó từ đứng trước động từ,tính từ và Phó từ đứng sau động từ,tính từ 
 D. Phó từ đứng trước danh từ, tính từ và Phó từ đứng sau danh từ, tính từ Câu 3: So sánh là gì?
 A. Là nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm choi sự diễn đạt
 B.Là đối chiếu sự vật này với sự vật khác để tìm nét tương đồng.
 C.Là đem sự vật này ví với sự vật kia để làm cho lời nói dễ hiểu.
 D.Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 4: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh là:
 A.Vế A( Sự vật, sự việc được so sánh) và vế B( Tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc được nói ở vế A).
 B.Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
 C.Từ ngữ chỉ ý so sánh.
 D.Cả A, B và C đều đúng.
.Câu 5:Cấu tạo của phép so sánh trong câu sau có gì đặc biệt:
” Ngôi nhà như trẻ nhỏ
 Lớn lên như trời xanh” ( Đồng Xuân Lan)
 A.So sánh vật với người. C.So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.
 B.So sánh người với người. D.So sánh vật với vật.
Câu 6: Nhân hoá là gì?
 A.Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
 B.Là làm cho thế gới loài vật, cây cối, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
 C.Cả A và B đều đúng.
Câu 7: Có mấy kiểu nhân hoá thường gặp:
A. 1 . B.2 . C.3 D.4
Câu 8: Thế nào là ẩn dụ:
 A.Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác để tìm ra những nét tương đồng.
 B.Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 C.Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 9: Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp:
 A. 1 . B.2 . C.3 D.4
Câu 10: Có các kiểu ẩn dụ thường gặp là:
 A.Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
 B.Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
 C.Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
 D.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
 E.Tất cả các ý trên.
Câu 11: Em hiểu cụm từ in đậm trong câu sau như thế nào:
 “ Bàn tay ta làm nên tất cả,
 Có sức người sỏi đá của thành cơm.”( Hoàng Trung Thông).
 A.Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
 B.Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
 C.Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
 D.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Câu 12: Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về vai trò thành phần chính của câu:
 A.Là những thành phần bắt buộc phải có mặt của câu.
 B.Là những thành phần không bắt buộc phải có mặt của câu.
 C.Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
 D.Giúp cho câu hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
Câu 13: Chủ ngữ thường là những từ loại và cụm từ nào?
 A.Danh từ, cụm danh từ, đại từ. C.Động từ.
 B.Tính từ, cụm tính từ. D.Tất cả các loại trên.
Câu 14: Ý nào dưới đây nêu đầy đủ nhất về khái niệm câu trần thuật đơn?
 A.Là câu do một cụm C-V tạo thành.
 B.Là câu để nêu một ý kiến.
 C.Là câu do một cụm C-V tạo thành dùng để gới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật, sự việc hoặc nêu ý kiến.
 D.Là câu dùng để gới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật, sự việc .
Câu 15:Trong các câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?
 A.Tuổi già hút thuốc làm vui.
 B.Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
 C.Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, nước dâng trắng mênh mông.
 D.Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế cường tráng.
Câu 16: Câu “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời .“ Có mấy cụm chủ-vị?
 A. 1 . B.2 . C.3 D.4
 II.Tự luận: (2 điểm)
 Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
 a/ Bà đỡ trần là người huyện Đông Triều.
 b/ Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yéu tố tưởng, kì ảo.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I.Trắc nghiệm:8 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
A
C
D
D
A
C
C
B
D
E
A
C
D
C
C
A
II.Tự luận:2 điểm,mỗi câu làm đúng được 1 điểm 
a/Bà đỡ trần / là người huyện Đông Triều.
 CN	VN
b/ Truyền thuyết / là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử 
 CN	 VN
thời quá khứ, thường có yéu tố tưởng, kì ảo.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề Kt NGữ văn 7 HKII.doc