Kiểm tra văn 1 tiết môn: ngữ văn lớp 9

Kiểm tra văn 1 tiết môn: ngữ văn lớp 9

Câu 1: Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thể loại nào?

A- Truyện thơ Nôm; B- Truyện cổ tích;

C- Tiểu thuyết lịch sử ; D- Truyện truyền kì.

Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất thành công về mặt nghệ thuật của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”?

A- Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn; khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc; kết hợp tự sự với nghị luận;

B- Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn; khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc; kết hợp tự sự với trữ tình;

C- Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn; khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc; kết hợp tự sự với thuyết minh;

D- Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn; khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc; kết hợp biểu cảm với nghị luận.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra văn 1 tiết môn: ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:
Ngµy thùc hiÖn:
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 47
 I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức văn học của học sinh qua mảng truyện trung đại Việt Nam.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút	 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Chuyện người con gái Nam Xương
Nhớ thể loại, cốt truyện văn bản.
Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Suy nghĩ cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích.
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 4
Số điểm: 6,5
Tỷ lệ: 65%
Hoàng Lê Nhất thống chí 
Nhớ nội dung và các chi tiết trong văn bản.
Hiểu, tái hiện sự kiện và nhân vật trong văn bản.
Nhận xét ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong truyện
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 4
Số điểm: 3,5
Tỷ lệ: 350%
Tổng câu
Tổng điểm
Tỷ lệ
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 3
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT
THCS&THPT TIÊN YÊN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9(Phần truyện Trung đại)
I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
	Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc thể loại nào?
A- Truyện thơ Nôm;	B- Truyện cổ tích;
C- Tiểu thuyết lịch sử	;	D- Truyện truyền kì.
Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất thành công về mặt nghệ thuật của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”?
A- Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn; khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc; kết hợp tự sự với nghị luận;
B- Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn; khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc; kết hợp tự sự với trữ tình;
C- Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn; khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc; kết hợp tự sự với thuyết minh;
D- Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn; khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc; kết hợp biểu cảm với nghị luận.
Câu 3: Khi tiễn chồng ra trận Vũ Nương mong ước điều gì?
A- Mong ước chồng không phải tham gia chiến trận.
B- Tan trận chồng trở về mang theo vinh hiển, gấm phong hầu.
C- Tan trận mong chồng trở về với hai chữ bình yên.
D- Mong ước chồng trở về thật sớm.
Câu 4: Nhận định nào nói chưa chính xác những biểu hiện trí tuệ sáng suốt của vua Quang Trung?
A- Phân tích chính xác tình hình ta-địch.
	B- Quyết đoán trước những biến cố lớn.
	C- Lẫm liệt, quả cảm trong chiến trận.
	D- Xét đoán và dùng người khéo léo, tinh tường.
 Câu 5: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?
A- Cách xử trí với các tướng sĩ ở Tam Điệp.
	B- Phủ dụ quân lính ở Nghệ An.
	C- Thân chinh cầm quân ra trận.
	D- Sai mở tiệc khao quân.
Câu 6: Em hiểu mục đích lời phủ dụ quân lính của Quang Trung là gì?
A- Khẳng định vai trò của nhà Lê..
	B- Kích thích lòng yêu nước và ý trí quật cường của dân tộc.
	C- Khẳng định thế mạnh của quân Tây Sơn.
	D- Nêu hoàn cảnh gian khổ của cuộc chiến đấu.
II- TỰ TUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Những chi tiết kì ảo trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa gì?
Câu 2: (5 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung qua hồi thứ 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” (Ngô gia văn phái).
----------------------------Hết-----------------------
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM:
I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
- Câu 1,2,3,4,5,6: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm (tổng 3,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
C
C
A
B
II- TỰ TUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Ý nghĩa của các chi tiết thần kì (Mỗi ý được 0,5 điểm)
Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩ, quan tâm đến chồng con, khao khát được phục hồi danh dự.
Tạo nên 1 kết thúc có hậu cho câu chuyện.
Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân.
Tăng thêm ý nghĩa tố cáo hiện thực của XH.
Câu 2: 
1. Nội dung (4,5 điểm)
a) Mở bài (0,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Cảm nhận chung về nhân vật Quang Trung trong hồi thứ 14
b) Thân bài (3,5 điểm)
Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Quang Trung với các phẩm chất:
*) Có hành động mạnh mẽ, quyết đoán
- Nghe tin giặc đánh chiếm đến TL, định thân chinh cầm quân đi ngay
- Trong vòng 1 tháng làm được nhiều việc lớn
- Tuyển quân, mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc
- Kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng
*) Có trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén
- Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc
- Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người
*) Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
- Mới khởi binh nhưng đã KĐ phương lược đã tính sắn
- Tính trước ngoại giao sau chiến tranh
*) Tài dùng binh như thần
- Cuộc hành quân thần tốc
- Từ TĐiệp ra vừa hành quân vừa đnáh giặc. Mồng 5 Tết vào TLong
- Hành quân liên tục nhưng cớ nào, đội ấy vẫn chỉnh tề
*) Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận
- Thân chinh cầm quân
- Là tổng chỉ huy chiến dịch
- Lãnh đạo tài tình
c) Kết bài (0,5 điểm)
- Khái quát, khẳng định vẻ đẹp của nhân vật Quang Trung
2. Hình thức (0,5 điểm)
- Trình bày sạch sẽ, không sai chính tả, bố cục cân đối
----------------------------Hết------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 47.doc