Kiến thức về lý luận dạy học dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Vật lý thcs

Kiến thức về lý luận dạy học dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Vật lý thcs

Mục tiêu bồi dưỡng:

 - Một số cơ sở lý luận chung về nhận thức của GV trong việc đổi mới PPDH theo chương trình SGK mới cũng như mục đích, yêu cầu cần thiết của việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

 - Nhìn nhận và đánh giá lại khái quát thực trạng của việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường hiện nay. Những giải pháp bổ xung thích ứng để việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đạt hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

 - Thảo luận, trao đổi ý kiến về các tình huống cụ thể; những khó khăn, thắc mắc gặp phải trong quá trình dạy học và đề xuất các giải pháp.

 

doc 9 trang Người đăng vultt Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức về lý luận dạy học dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Vật lý thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC VỀ LÝ LUẬN DẠY HỌC
DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG 
MÔN VẬT LÝ THCS
Mục tiêu bồi dưỡng:
	- Một số cơ sở lý luận chung về nhận thức của GV trong việc đổi mới PPDH theo chương trình SGK mới cũng như mục đích, yêu cầu cần thiết của việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 
	- Nhìn nhận và đánh giá lại khái quát thực trạng của việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường hiện nay. Những giải pháp bổ xung thích ứng để việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đạt hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.
	- Thảo luận, trao đổi ý kiến về các tình huống cụ thể; những khó khăn, thắc mắc gặp phải trong quá trình dạy học và đề xuất các giải pháp.
Nội dung bồi dưỡng:
- Một số cơ sở lý luận chung về đổi mới PPDH
- Thực trạng của việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và những giải pháp.
- Thảo luận.
PHẦN I: 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH
1- Quan điểm dạy học (QĐDH) là gì ?
QĐDH là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp (PP), trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, cơ sở lý thuyết của lý luận dạy học, những điều kiện, hình thức tổ chức dạy học, những định hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình DH.
2- Phương pháp dạy học (PPDH) là gì?
PPDH là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học ( những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằng cách đó, GV và HS lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể).
3- Kỹ thuật dạy học ( KTDH ) là gì?
KTDH là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ, cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Quan điểm dạy học định hướng việc lưa chọn các phương pháp dạy học cụ thể. Phương pháp dạy học đưa ra các mô hình hoạt động. Kỹ thuật dạy học thực hiện các tình huống cụ thể của hoạt động.
4- Phương pháp dạy học tích cực ( PPDHTC ) có những đặc trưng cơ bản nào? 
a) Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh
Dạy học thay vì lấy “ Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt.
“ Hoạt động làm cho lớp học ồn ào hơn, nhưng là sự ồn ào hiệu quả”
b) Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực học của học sinh
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho HS có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý trí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.
c) Dạy học phân hoá kết hợp với hợp tác
Trong một lớp học trình độ kiến thức, tư duy của HS thường không thể đồng đều, vì vậy khi áp dụng PPDHTC buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ, mức độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động đọc lập. Áp dụng PPDHTC ở trình độ càng cao thì sự phân hoá này càng lớn.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.
5- Trong quá trình dạy học thường sử dụng các phương pháp dạy học phổ biến nào?
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp vấn đáp, đàm thoại.
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- Dạy học với lý thuyết tình huống (mới )
- Dạy học với lý thuyết kiến tạo (mới )
6- Các hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH ) theo hướng đổi mới 
HTTCDH là hình thức bên ngoài của phương pháp dạy học, được thiết lập theo những cấu trúc xác định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
- Dạy học với hình thức tổ chức hội thảo
- Dạy học với hình thức hợp tác, thảo luận theo nhóm.
- Dạy học theo hình thức tổ chức thực hiện dự án
+ Dự án là một dự định, một kế hoạch, trong đó xác định rõ mục tiêu, thời gian, tài chính, điều kiện vật chất, nhân lực và các hoạt động phải thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra.
+ Dạy học theo dự án là một HTTCDH, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được như các bài viết, tập tranh ảnh sưu tầm, chương trình hành động cụ thể.
7- Các câu hỏi thảo luận
1- Sau thời gian dạy học theo chương trình, SGK mới các thầy (cô) đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học như thế nào? 
2- Hiệu quả đạt được trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở đơn vị ?
3- Những khó khăn gặp phải khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học ?
4- Theo các thầy ( cô ), với thực trạng chất lượng học tập môn Vật lý của HS ở tỉnh Điện Biên thì cần khai thác phương pháp dạy học tích cực, các hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới ở mức độ nào cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất ? 
PHẦN II: 
DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
I- Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình THCS:
1- Chuẩn của chương trình THCS là gì?
- Là yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức, sau mỗi lớp học, cấp học.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập
2- Chuẩn của chương trình THCS có những đặc điểm gì?
- Chuẩn được chi tiết, tường minh bởi các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Chuẩn kiến thức, kĩ năng yêu cầu về thái độ chính là yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà mỗi HS cần phải và có thể đạt được.
- Chuẩn có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này.
- Trong chương trình THCS, chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập. Đồng thời, chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. Nó cũng là cơ sở quan trọng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và thi theo chuẩn. 
3- Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để:
- Biên soạn SGK.
- Quản lí, thanh, kiểm tra thực hiện dạy học.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, từng lớp học, từng cấp học.
4- Chuẩn trong chương trình các môn học:
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình các môn học, nêu đầy đủ những yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng, và yêu cầu về thái độ HS cần đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ là căn cứ xác định mục tiêu dạy học, mục tiêu kiểm tra, đánh giá.
5- Chuẩn trong chương trình cấp học:
- Ở chương trình mỗi cấp học chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, và thái độ mà HS cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của cấp học. Các chuẩn này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mục tiêu GD của cấp học.
- Việc thể hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ ở cuối chương trình cấp học thể hiện hình mẫu mong đợi về người học sau mỗi cấp học, cần thiết cho công tác quản lý, chỉ đạo, bồi dưỡng và đào tạo GV.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ không phải đối với từng môn học mà đối với từng lĩnh vực của học tập.
II- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:
1- Quan điểm chung:
Từ các yêu cầu, đặc điểm nêu ở mục I, trong quá trình dạy học bộ môn Vật lí THCS cần phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng chương, từng phần và cả chương trình vật lí của các cấp, coi đó là kim chỉ lam cho mọi hoạt động dạy và học.
2- Làm thế nào để có thể dạy học đảm bảo theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng?
a) Căn cứ vào mục tiêu dạy học môn vật lý ( mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ quy định trong chương trình của cấp học ) xây dựng kế hoạch chi tiết của bộ môn cho từng khối lớp.
b) Đối với từng chương, từng phần cần phải lượng hoá được kiến thức theo đúng yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng. Có thể xây dựng các phần kiến thức dưới dạng chuyên đề, khai thác sâu các vấn đề về kiến thức và kĩ năng mà chuẩn yêu cầu sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
c) Đối với mỗi bài học cụ thể cần xây dựng chi tiết kế hoạch bài học mà kim chỉ lam vẫn là chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình
- Xác định mục tiêu bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình.
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan để:
+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học: cá định nghĩa, khái niệm, định luật, thuyết vật lý.
+ Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS.
+ Xác định trình tự logic của bài học.
- Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS:
+ Xác định những kiến thức, kĩ năng dã có và cần có.
+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
- Lựa chọn PPDH; phương tiện; TBTN; hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học từ chuẩn kiến thức, kĩ năng đã đạt được.
- Việc tổ chức các hoạt động dạy học phải phù hợp, đúng trọng tâm nhằm giải quyết được đúng yêu cầu mà chuẩn kiến thức, kĩ năng đã đề ra
- Sau mỗi bài học GV cần phải kết luận về: những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp
d) Cuối cùng mỗi GV phải luôn có ý thức nghiên cứu nội dung chương trình SGK một cách nghiêm túc, sâu sắc, cần cù, sáng tạo để tìm tòi được những tinh hoa kiến thức trong mỗi chương phần mà chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đã đề ra.
3- Thảo luận:
- Đánh giá việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tại trường các thầy ( cô ) đang giảng dạy
- Trình bày phương án giảng dạy một bài trong chương trình theo chuẩu kiến thức, kĩ năng mà thầy cô đã thực hiện ở trường ?
- Một số thắc mắc, khó khăn cần giải quyết trong quá trình dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng mà các thầy cô đã gặp phải trong thời gian dạy theo chương trình và SGK mới.
- Những kiến nghị và giải pháp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo để nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí THCS .
PHẦN II: 
GIỚI THIỆU TÀI LIỆU CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUAN KTKN VAT LI THCS.doc