Ma trận đề và đề kiểm tra học kì I môn: Vật lý 7

Ma trận đề và đề kiểm tra học kì I môn: Vật lý 7

MA TRẬN ĐỀ VÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Môn: Vật Lý 7

I - MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA:

1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 17 (trừ tiết: 10) theo phân phối chương trình.

2. Mục đích:

- Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần quang học và âm học.

 Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý.

- Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề và đề kiểm tra học kì I môn: Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ VÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Vật Lý 7
I - MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA:
1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 17 (trừ tiết: 10) theo phân phối chương trình.
2. Mục đích:
- Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần quang học và âm học.
 Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý.
- Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. 
II - HÌNH THỨC KIỂM TRA: 100% tự luận 
III - THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
1/ TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
VD
LT
VD
Quang học
9
7
4,9
4,1
30,6
25,6
Âm học
7
6
4,2
2,8
26,3
17,5
Tổng 
16
 13
9,1
6,9
56,9
43,1 
2/ TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu 
(chuẩn cần kiểm tra)
Điểm 
số
T.số
TL
Cấp độ 1,2
(Lý thuyết)
Quang học
30,6
1,532
2
3
Âm học
26,3
1,311
1
2
Cấp độ 3,4
(Vận dụng)
Quang học
25,6
1,281
1
3
Âm học
17,5
0,871
1
2
Tổng
100
5
5
Tg: 45’
10
Tg:45’
3/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Quang học
1. Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
2. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
3. Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
4. Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
5. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
6. Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
7. Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.
8. Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
9. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
17. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song.
23. Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
24. Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng
25. Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.
26. Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng
27. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
31. Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,...
Số câu hỏi
2
C2.1 C7,8.2
1
C24,25,26.3
3
Số điểm
 3
3
6
2. Âm học
10. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp
11. Nêu được nguồn âm là vật dao động
12. Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ
13. Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.
14. Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
15. Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
16. Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
18. Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
19. Nêu được thí dụ về độ to của âm.
20. Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
21. Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
22. Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
28. Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,...
29. Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
30. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
32. Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
Số câu hỏi
1
C30.5
1
C32.4
 2
Số điểm
2
2
 4
TS câu hỏi
2
3
5
TS điểm
3
7
10,0 (100%)
PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG ẢNG
TRƯỜNG THCS ẲNG NƯA
Họ và tên: .........................................
Lớp: ..................................................
SBD: ................................................
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2011-2012
Môn Vật Lý 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên người coi thi
Số phách
1- ............................................................
.........................................
2- .............................................................
Câu 1 ( 1đ): 
	Ta có thể dùng 1 gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không ? Tại sao ?
Câu 2 (2đ) : 
	Đặt hai vật giống hệt nhau, một vật đặt trước gương phẳng còn vật kia đặt trước gương cầu lồi. Quan sát ảnh của hai vật đó trong hai gương và cho biết ảnh qua gương nào lớn hơn ? Tại sao ?
Câu 3 ( 3đ) : 
	Một vật AB đặt trước một gương phẳng như hình vẽ.
Hãy vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. (Vị trí như hình vẽ)
Cho biết tia tới BI tạo với pháp tuyến IN của gương một góc 300. Vẽ tia phản xạ IR và cho biết số đo của góc NIR ?
Câu 4 ( 2đ) : 
	Khi hát ở phòng rộng và phòng hẹp thì ở nơi nào sẽ nghe rõ hơn ? Tại sao ?
Câu 5 (2đ) : 
	Hãy nêu tên và ví dụ tương ứng với ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng.
.......................................... Hết ...........................................
PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG ẢNG
TRƯỜNG THCS ẲNG NƯA
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
MÔN VẬT LÝ 7
Câu 1 ( 1đ)
- Gương đó không phải là nguồn sáng ( 0,5đ)
- Vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó (0,5đ)
Câu 2 ( 2đ)
- Ảnh của vật qua gương phẳng có kích thước lớn hơn ( 1đ)
- Vì qua gương phẳng ảnh và vật có kích thước bằng nhau, còn qua gương cầu lồi ảnh luôn nhỏ hơn vật ( 1đ)
Câu 3 ( 3đ) 
a)Vẽ đúng ảnh của vật AB (1đ) 
b)Vẽ đúng tia phản xạ IR (1đ)
Góc phản xạ NIR có số đo 300 (1đ)
Câu 4 ( 2đ)
	 Hát trong phòng hẹp nghe rõ hơn. ( 1đ)
	Vì trong phòng hẹp, âm dội lại từ tường đến ta gần như cùng một lúc với âm phát ra nên âm nghe được to và rõ hơn. ( 1đ)
Câu 5 ( 2đ) Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng là:
Giảm độ to của tiếng ồn phát ra: Cấm bóp còi...
Ngăn chặn đường truyền âm: Xây tường chắn, đóng cửa kính... 
Hướng âm đi theo hướng khác: Trồng cây xanh. 
(Lưu ý: Nếu HS trả lời theo ý hiểu đúng vẫn được điểm tối đa của câu đó.)

Tài liệu đính kèm:

  • dockthkI.doc