MA TRẬN ĐỀ VÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I VẬT LÍ 8
I - MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA:
1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 16 ( trừ tiết 7) theo phân phối chương trình.
2. Mục đích:
- Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần cơ học. Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý.
- Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp.
MA TRẬN ĐỀ VÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I VẬT LÍ 8 I - MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA: 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 16 ( trừ tiết 7) theo phân phối chương trình. 2. Mục đích: - Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần cơ học. Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý. - Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. II - HÌNH THỨC KIỂM TRA: 100% Tự Luận III - THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: 1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH. Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD 1. Cơ Học 15 13 9,1 5,9 60,7% 39,3% Tổng 15 13 9,1 5,9 60,7% 39,3% TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số T.số TL Cấp độ 1,2 (Lý thuyết) Cơ Học 60,7 3,035 ≈ 3 3(6đ: 25’) 6 Cấp độ 3,4 (Vận dụng) Cơ Học 39,3 1,965 ≈2 2(4đ:20’) 4 Tổng 100 5 5 (10 đ; 45') 10 3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TL TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TL TL 1. Cơ Học 15 tiết 1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ 2. Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của tốc độ. 3. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. 4. Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều. - Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. 5. Nêu được quán tính của một vật là gì? Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt. Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. 6. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. 7. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. 8. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ. 9. Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn. 10. Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ. 11. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng. 12. Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng. 13. Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao. 14. Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng. 15. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. 16. Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét 17. Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét 18. Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công. 19. Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. 20. Nêu được đơn vị đo công. 21. Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa. 22. Vận dụng được công thức tính tốc độ . 23. Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm 24. Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều. 25. Biểu diễn được lực bằng véc tơ. 26. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính 27. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. 28. Vận dụng công thức 29. Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng 30. Vận dụng được công thức về lực ẩy Ác-si-mét F = V.d. 31. Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét 32. Vận dụng công thức A = Fs. Số câu hỏi 2(4,5) 1(8) 2(22,26) 5 Số điểm 4 2 4 10 TS câu hỏi 2 1 2 5 TS điểm 4 2 4 10,0 (100%) Đề bài: Câu 1: Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều ? Lấy ví dụ ? Câu 2: Một máy bay bay từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh với vận tốc 800 km/h. Biết rằng đường bay từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài 1400 km. Hổi máy bay phải bay hết bao nhiêu lâu ? Câu 3: Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang đứng yên hay chuyển động thẳng đều thì vật sẽ chuyển động như thế nào ? Câu 4: Vì sao khi lưỡi cuốc, xẻng bị lỏng cán, người ta chỉ gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn ? Câu 5: Áp lực là gì ? Đơn vị của áp suất ? Đáp án + biểu điểm Câu 1: - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Ví dụ: Chuyển động của cánh quạt điện khi đang chạy ổn định. 1đ - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. Ví dụ: Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga. 1đ Câu 2: Tóm tắt: 0,5 đ S = 1400 km v = 800 km/h t = ? Giải Máy bay bay hết một thời gian là: Áp dụng công thức: v = S/t suy ra t = S/v = 1400/800 = 1,75 h 1đ Đáp số: 1,75 h 0,5đ Câu 3: - Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang đứng yên thì vật vẫn đứng yên. 1đ - Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng một vật đang chuyển động thẳng đều thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều. 1đ Câu 4: Khi ta đóng mạnh đầu cán xuống sàn, thì cán dừng lại đột ngột khi đó lưỡi cuốc, xẻng vẫn chuyển động xuống do có quán tính. 2đ Câu 5: - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. 1đ - Đơn vị của áp suất là: N/m2 (Pa) 1đ
Tài liệu đính kèm: