Một số dạng bài tập hóa học dùng trong bồi dưỡng giáo viên Môn Hóa học

Một số dạng bài tập hóa học dùng trong bồi dưỡng giáo viên Môn Hóa học

Một số dạng bài tập hóa học dùng trong BDGV

Môn Hóa học

Bài 1: Xác định khối lượng NaCl kết tinh trở lại khi làm lạnh 548g dung dịch muối ăn bão hòa ở 50oC xuống 0oC. Biết SNaCl ở 50oC là 37g và SNaCl ở 0oC là 35g

Bài 2: Phân tích một hợp chất cho biết thành phần nó gồm 3 nguyên tố hóa học là C, H và O. Đốt cháy hoàn toàn 1,24g hợp chất thì thu được 1,76g CO2 và 1,08g H2O. Xác định công thức phân tử của hợp chất , biết khối lượng mol của hợp chất bằng 62g

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số dạng bài tập hóa học dùng trong bồi dưỡng giáo viên Môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số dạng bài tập hóa học dùng trong BDGV
Môn Hóa học
Bài 1: Xác định khối lượng NaCl kết tinh trở lại khi làm lạnh 548g dung dịch muối ăn bão hòa ở 50oC xuống 0oC. Biết SNaCl ở 50oC là 37g và SNaCl ở 0oC là 35g
Bài 2: Phân tích một hợp chất cho biết thành phần nó gồm 3 nguyên tố hóa học là C, H và O. Đốt cháy hoàn toàn 1,24g hợp chất thì thu được 1,76g CO2 và 1,08g H2O. Xác định công thức phân tử của hợp chất , biết khối lượng mol của hợp chất bằng 62g 
Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 10,2 g một oxit kim loại hoá trị III cần 331,8g dung dịch H2SO4. Dung dịch sau phản ứng có nồng độ 10%
 a : Tìm tên kim loại.
 b : Tính C% của dung dịch axit.
Bài 4 : Cho 25gam dung dịch NaOH 4% tác dụng với 51gam dung dịch H2SO4 0,2M có tỉ khối d = 1,02g/ml . Tính nồng độ phần trăm các chất sau phản ứng. 
 Câu 5 : Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau và giải thích:
 1/ Cho khí CO2 lội chậm qua nước vôi trong, sau đó thêm tiếp nước vôi trong vào dung dịch thu được.
 2/ Hoà tan Fe bằng dung dịch HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH vào dung dịch và để lâu ngoài không khí.
 3/ Cho AgNO3 vào dung dịch AlCl3 và để ngoài ánh sáng.
 4/ Đốt Pirit ( FeS2 ) cháy trong oxi dư và hấp thụ sản phẩm khí bằng nước brôm ( Br2 ) hoặc bằng dung dịch H2S
Câu 6 : Có một hỗn hợp X gồm một muối cacbonat kim loại hóa trị I và một muối cacbonat kim loại hóa trị II.Hòa tan hoàn toàn 18g X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y và 3,36 lít CO2 (đktc)
Cô cạn dung dịch Y sẽ thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan?
Nếu biết trong hỗn hợp X, số mol muối cacbonat của kim loại hóa trị I gấp đôi số mol muối cacbonat của kim loại hóa trị II và nguyên tử khối của kim loại hóa trị I hơn nguyên tử khối của kim loại hóa trị II là 15 đvC. Hãy tìm công thức hai muối trên.
 (Học viên được phép sử dụng máy tính và bảng hệ thống tuần hoàn )
Phòng GD&ĐT Vănchấn
Môn hoá học
Nội Dung 
Câu 1: 
 +) ở 50oC : Trong ( 100 + 37)g dung dịch NaCl bão hòa có 37g NaCl
 Vậy trong 548g dung dịch NaCl bão hòa có x g NaCl
 x = 148g ; mH20 = 548 – 148 = 400g
 +) ở 0oC : 100g H2O hòa tan 35g NaCl
 400g H2O hòa tan y g NaCl y = 140g
 Khối lượng NaCl kết tinh trở lại : 148-140 = 8g
Câu 2: 
 +) Tính mc : Trong 44g CO2 có 12g C . Vậy trong 1,76g CO2 x gam C
 x = 0,48g 
+) Tính mH :
 Trong 18g H2O có 2 g H. Vậy trong 1,08g H2O có y gam H
 y = 0,12g
 +) Tính mO ; mO = 1,24 - 0,48 - 0,12 = 0,64g
 +)Tìm công thức phân tử: Đặt công thức phân tử là CxHyOz
Ta có : : : = 
Giải ra ta có x = 2 , y= 6 , và z = 2 
 Công thức phân tử là C2H6O2
Câu 3: 
a) Xác định tên kim loại:
 Phương trình phản ứng:
 R2O3 + 3 H2SO4 	R2(SO4)3 + 3 H2O
 1mol 3mol 1mol
10,2/ (2R+48)
 MR2(SO4)3 = 2R + 288 ; mR2(SO4)3 = ( 331,8 + 10,2) . 10%
 nR2(SO4)3 = (331,8+10,2).10 / 100.(2R+288) 
 Giải ra ta có R= 27 là Al
b) Tính C% của dung dịch axit: nAl2O3 = 10,2/102 = 0,1 mol 
theo phương trình phản ứng nH2SO4 = 3 nAl2O3 = 0,1. 3 = 0,3 mol
 C% H2SO4 = 98.0,3.100%/ 331,8 = 8,86%
 Câu 4: 
Ta có nNaOH = 25.4/100.40 = 0,025 ( mol)
Tính nH2SO4 : Trong 1000ml có 0,2 mol. Vậy trong (51/1,02) ml có x mol 
 Nên x = 0,01 mol 
 Phương trình phản ứng: 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O
 0,02mol 0,01mol 0,01mol
 Sau phản ứng có : 0,01mol Na2SO4
 0,005 mol NaOH dư ( 0,025- 0,02 = 0,005 mol)
Ta có : mdd = 25+51 = 76gam
 C%Na2SO4 = .100% = 1,9% ;
 C% NaOH = .100% = 0,3% 
Câu5: Các hiện tượng xảy ra trong từng trường hợp:
1/ CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O ( có vẩn đục )
 CO2 + CaCO3 + H2O Ca(HCO3)2 ( vẩn đục tan )
 Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 2CaCO3 + 2H2O ( Lại có vẩn đục ) 
2/ Fe + 2HCl FeCl2 + H2 ( có khí thoát ra )
 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3 ( dung dịch chuyển xang mầu vàng)
 FeCl2 + 2 KOH Fe(OH)2 + 2KCl ( có kết tủa trắng xanh )
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 (kết tủa chuyển xang mầu đỏ nâu)
3/ 3AgNO3 + AlCl3 3AgCl + Al(NO3)3 ( có kết tủa trắng ) để ra
ngoài không khí bị đen do : 2AgCl 2Ag + Cl2
4/ 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 
 SO2 + 2H2O + Br2 H2SO4 + 2 HBr (mất mầu vàng của Brôm )
 SO2 + 2H2S 3 S + 2H2O ( có vẩn đục mầu vàng của S ) 
Câu 6: 
 Gọi công thức hai muối trên là A2CO3 và BCO3
Gọi a,b lần lượt là số mol của chúng 
Ta có các phản ứng : 
A2CO3 + 2HCl 2ACl + CO2 + H2O
 a 2a 2a a
BCO3 + 2HCl BCl2 + CO2 + H2O
 b 2b b b
Suy ra : a(2A + 60) + b( B + 60) = 18 (1)
 a + b = = 0,15 (2)
Từ (1) 2aA + 60a + Bb + 60b = 18
 2aA + Bb + 60(a+b) = 18
 2aA + Bb = 9 (3)
Số gam hỗn hợp muối khac thu được là : 
 = 2a(A + 35,5) + b(B +71)
 = 2aA + 71a + bB + 71b
 = 2aA + bB + 71(a+b)
 = 9 + 10,65 = 19,65 (gam)
Theo (2) , (3) và đề bài ra ta có hệ : 
 a + b = 0,15
 2aA + bB = 9
 a = 2b 
 A= B + 15
Giải ra ta được : 
a = 0,1 ; b = 0,05 ; A= 39 ; B = 24
Vậy 2 muối đã cho là K2CO3 và MgCO3

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong HSG hoa 9.doc