I. MỞ ĐẦU
Tiếng Anh là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước. Là ngôn ngữ giao tiếp giữa con người với con người trên toàn thế giới, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thời đại của chúng ta ngày nay là thời đại của giao lưu hợp tác quốc tế, ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết. Ngoài tiếng mẹ đẻ, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không thể thiếu trong hành trang kiến thức của mỗi tri thức ngày nay và trong tương lai. Chính vì vậy tiếng Anh như một môn học chính khóa không thể thiếu trong các trường học, thậm chí ngay từ bậc Tiểu học.
Như chúng ta đã biết việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách. Việc dạy tiếng Anh trong trường THCS là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đào tạo học sinh có trình độ ngoại ngữ cơ bản, làm nền tảng cho các cấp học sau. Trong tình hình giảng dạy tiếng Anh hiện nay, có nhiều phương pháp mới đạt hiệu quả cao. Quan điểm cơ bản nhất là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần túy. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Chính vì thế người dạy cần nắm bắt những nguyên tắc chính của phương pháp mới và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả.
CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT KỸ NĂNG ĐỌC MỞ ĐẦU Tiếng Anh là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước. Là ngôn ngữ giao tiếp giữa con người với con người trên toàn thế giới, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thời đại của chúng ta ngày nay là thời đại của giao lưu hợp tác quốc tế, ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết. Ngoài tiếng mẹ đẻ, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không thể thiếu trong hành trang kiến thức của mỗi tri thức ngày nay và trong tương lai. Chính vì vậy tiếng Anh như một môn học chính khóa không thể thiếu trong các trường học, thậm chí ngay từ bậc Tiểu học. Như chúng ta đã biết việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách. Việc dạy tiếng Anh trong trường THCS là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đào tạo học sinh có trình độ ngoại ngữ cơ bản, làm nền tảng cho các cấp học sau. Trong tình hình giảng dạy tiếng Anh hiện nay, có nhiều phương pháp mới đạt hiệu quả cao. Quan điểm cơ bản nhất là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần túy. Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Chính vì thế người dạy cần nắm bắt những nguyên tắc chính của phương pháp mới và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả. Hơn nữa tiếng Anh là môn học đòi hỏi học sinh phải học và hiểu được nhiều kỹ năng như nghe – nói – đọc – hiểu. Trong những năm qua, tôi đã gặp không ít khó khăn trong tiết đọc hiểu là làm sao để học sinh hiểu bài. Vì vậy nhóm Anh Văn chúng tôi đã cố gắng tìm tòi, tham khảo sách giáo khoa về chuyên môn cũng như tham khảo ý kiến của đồng nghiệp ở trường qua các tiết dự giờ, nhóm chúng tôi đã đưa ra chuyên đề: Một số giải pháp giúp học sinh học tốt tiết đọc hiểu, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6. NỘI DUNG THỰC TRẠNG Đối với giáo viên: a. Thuận lợi: Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Nhà trường tạo điều kiện về các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy. Hiện nay có nhiều phương pháp đổi mới dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn. b. Khó khăn: Đội ngũ giáo viên trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng đúng và đủ cho nhu cầu của bộ môn tiếng Anh ( phòng học bộ môn, cách xắp xếp bàn ghế, tranh ảnh trực quan ) Số lượng học sinh đông ở một số lớp học nên giáo viên còn gặp khó khăn trong việc theo dõi và giúp đỡ học sinh. Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhưng kết quả đạt được sau mỗi tiết học chưa cao do trong quá trình học tập, các em hoạt động không đều. Giáo viên có sử dụng ĐDDH trong các tiết dạy nhưng chưa tìm ra các giải pháp khác giúp học sinh học tập tích cực. Giáo viên gặp khó khăn khi học sinh hoạt động chưa tích cực, tinh thần hợp tác chưa cao, còn ỷ lại các bạn học khá giỏi. Phần lớn các em về nhà không học bài, chưa nắm vững lý thuyết, tinh thần tự học chưa cao. Một số học sinh chỉ làm bài tập một cách máy móc, chưa suy nghĩ kỹ. Bên cạnh đó, một số học sinh chỉ làm việc một cách đối phó bằng cách chép lại từ sách vở cũ hoặc mượn vở bạn bè mà chưa có sự đầu tư. Đối với học sinh: a. Thuận lợi: Bộ môn tiếng Anh là môn học mới đối với các em nên các em có hứng thú muốn tìm hiểu và chú ý học. Gia đình các em gần trường nên thuận lợi cho việc đi học hàng ngày. b. Khó khăn: Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường tôi nhận thấy, học sinh chưa có điều kiện để học tập tốt, gia đình chưa có sự quan tâm. Đa số học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số nên gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với bộ môn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ ba của các em. Ngoài ra các em còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong trao đổi và đóng góp ý kiến trong các tiết học. Học sinh chưa biết cách trả lời các câu hỏi do các em chưa biết phương pháp và tiến trình đọc hiểu một đoạn văn. GIẢI PHÁP * Các kỹ năng căn bản trong tiết đọc hiểu: Đối với tiết đọc hiểu học sinh cần nắm vững kỹ năng đọc để giúp các em hiểu bài và dễ làm bài tập. Điều đầu tiên học sinh cần đoán xem bài nói về điều gì bằng cách đọc tựa đề của bài, có thể nhìn vào tranh ảnh hoặc đọc một, hai câu đầu. Để hiểu nội dung chính của toàn bài, học sinh cần đọc lướt qua đoạn bài đọc hoặc đoạn hội thoại, tìm từ mới và đoán nghĩa của các từ mới. Sau đó học sinh cần hiểu nghĩa từng câu trong bài. Cuối cùng học sinh cần sâu chuỗi các ý chính để nắm được nội dung toàn bài. Sau khi nắm được nội dung chính, học sinh vận dụng sự hiểu bài để làm bài tập. Bài tập có nhiều dạng: Đúng/ Sai; trả lời câu hỏi; hoàn thành câu; điền từ còn thiếu vào chỗ trống; sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự; tìm từ đồng nghĩa; ghép nối. * Các phương pháp thực hiện trong một tiết đọc hiểu: Vậy trong tiết đọc hiểu thì nhóm chúng tôi có một số giải pháp sau: a. Nhìn tranh ảnh đoán từ mới; đoán nội dung của bài Ví dụ khi dạy bài 2: At school – tiết C 2, 3 (My school) về đồ vật trong lớp học: bảng đen, cửa sổ, đồng hồ, cái thước, cục tẩy, bút chì, bút bi, cái bàn; hoặc bài 5: Things I do – tiết C1 (Classes); GV đưa tranh ảnh thật hoặc trình chiếu tranh ảnh về các đồ vật đó, giúp học sinh nắm hiểu được nghĩa của từ mới và nội dung của tiết học. b. Nhìn tranh ảnh sắp xếp sự kiện hoặc hoạt động Ví dụ khi dạy bài 4: Big or small – tiết C1,2,3 (Getting ready for school) về hoạt động mỗi buổi sáng: thức dậy, mặc quần áo, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, đi học. GV cho học sinh nhìn tranh và sắp xếp theo trình tự hoạt động rồi ghép các câu vào bức tranh thích hợp. c. Kỹ thuật các mảnh ghép Khi làm bài tập trả lời câu hỏi, GV có thể thiết kế câu hỏi và câu trả lời, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm chọn nội dung câu trả lời đúng nhất ghép vào câu hỏi. Ví dụ khi dạy bài 5: Things I do – tiết A1, 2 (My day) hoặc bài 6: Places – tiết B1, 2, 3 (In the city), GV có thể áp dụng kỹ thuật này. d. Nghe đoạn băng/ đọc mẫu Khi dạy một tiết giới thiệu ngữ liệu, GV cho học sinh nghe đoạn băng đọc bằng tiếng Anh 2 lần để học sinh làm quen với cách phát âm; hoặc GV đọc mẫu cho học sinh nghe. Sau đó, GV yêu cầu học sinh luyện tập từng đoạn. e. Dự đoán đúng/ sai GV thiết kế các câu đúng/ sai, cho học sinh dự đoán về nội dung bài đọc hoặc đoạn hội thoại để học sinh hiểu. Sau đó, GV yêu cầu học sinh đọc kỹ từng đoạn và kiểm tra lại đáp án mình dự đoán. Ví dụ khi dạy bài 4: Big or small – tiết A1, 2 (Where is your school?) hoặc bài 6: Places – A1, 2 ,3 (Our house) ; C1, 2 (Around the house), GV thiết kế các câu, sau đó yêu cầu học sinh dự đoán đúng/ sai sẽ giúp học sinh hiểu nội dung và làm bài tập trả lời câu hỏi. f. Kỹ thuật “khăn phủ bàn” Khi học sinh thảo luận nhóm, GV có thể áp dụng kỹ thuật “khăn phủ bàn”. GV phân nhóm gồm 4 - 6 học sinh: mỗi học sinh viết câu trả lời của riêng mình; sau đó thư ký sẽ tổng hợp các câu trả lời rồi dán vào bảng nhóm. Ví dụ khi dạy bài 5: Things I do – tiết A 3, 4 (My day), học sinh trả lời câu hỏi: What do you do after school? Giáo viên yêu cầu làm nhóm từ 4 đến 5 học sinh. Mỗi học sinh trả lời câu hỏi về chính bản thân các em làm gì sau giờ học, sau đó thư ký của nhóm tổng hợp các ý và ghi vào bảng nhóm. g. Thảo luận nhóm/ cặp Cho học sinh thảo luận cặp đối với bài tập đúng/ sai; điền từ; ghép nối. Cho học sinh thảo luận nhóm (chia nhóm gồm 4 học sinh hoặc 6 học sinh) đối với bài tập trả lời câu hỏi; hoàn thành câu; sắp xếp sự kiện. h. Trò chơi củng cố: “Lucky numbers” GV thiết kế các con số từ 4 đến 8 số; trong đó có 2 đến 4 số may mắn, các con số còn lại là các câu hỏi củng cố bài học. * Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Đối với giáo viên: Mỗi tiết lên lớp, trước tiên giáo viên cần chuẩn bị nội dung bài giảng thật kĩ, làm sao để học sinh hiểu được bài, nắm được nội dung ngay trên lớp. Phải kiểm tra việc học bài và làm bài của học sinh một cách thường xuyên để tạo cho học sinh thói quen tự học bài và làm bài. Cho học sinh thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực, giúp học sinh mạnh dạn đóng góp ý kiến xây dựng bài. Vì là học sinh lớp 6 nên cách trình bày bảng của giáo viên là rất quan trọng, các kiến thức cho học sinh ghi vở cần cô động, ngắn gọn nhưng đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu. Sau mỗi tiết dạy giáo viên luôn tìm ra giải pháp củng cố lại bài dạy nhằm nắm được sự hiểu bài của học sinh để có các giải pháp giúp đỡ học sinh kịp thời. Tiếng Anh là môn học luôn có nhiều hình ảnh vì vậy trong các tiết lên lớp giáo viên nên sử dụng tranh ảnh. Đặc biệt là nên ứng dụng CNTT một cách phù hợp vào giảng dạy để có thể trình chiếu nhiều hình ảnh trực quan sinh động thu hút sự chú ý của học sinh, phát huy tính tích cực, phát hiện và ghi nhớ nhanh kiến thức GV muốn truyền đạt. Đối với học sinh: Học sinh cần học từ vựng, cấu trúc câu, làm bài tập về nhà thường xuyên. Phần nào chưa hiểu cần mạnh dạn hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè. Chú ý những phần trọng tâm trong từng tiết học. Linh hoạt trong việc vận dụng các bài tập. Trong các tiết học cần chú ý, tích cực làm việc, mạnh dạn đóng góp ý kiến xây dựng bài. Thường xuyên đọc bài, tìm tòi, học hỏi, tham khảo sách giáo khoa để mở rộng kiến thức. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Trên đây là các giải pháp áp dụng chung cho tiết đọc hiểu. Trong thời lượng 1 tiết dạy 45 phút, GV có thể áp dụng linh hoạt các các giải pháp trên tùy vào nội dung của tiết dạy. Sau đây nhóm chúng tôi xin đưa ra một tiết dạy minh họa có áp dụng một số giải pháp mà chúng tôi đã đề cập: nhìn tranh ảnh đoán từ mới và sắp xếp hoạt động, kỹ thuật các mảnh ghép, nghe băng/ đọc mẫu, dự đoán đúng/ sai, thảo luận nhóm/ cặp, trò chơi củng cố bài. (Giáo án kèm theo) III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trong tiết dạy người giáo viên cần tìm tòi nhiều phương pháp và kết hợp một cách khoa học để học sinh nắm vững kiến thức, hiểu rõ trọng tâm bài học với quan điểm “ lấy học sinh làm trung tâm”, và giáo viên là người hướng dẫn. Sau tiết học học sinh sẽ nắm vững cách đọc từ mới, hiểu nội dung bài đọc, vận dụng sự hiểu bài để làm các bài tập trả lời câu hỏi. Đồng thời học sinh tích cực học tập, thảo luận nhóm hiệu quả, sôi nổi giơ tay phát biểu. Học sinh vừa thư giãn bằng trò chơi vừa củng cố lại kiến thức bài học. Đó là một tiết dạy thành công đối với giáo viên. 2. Kiến nghị: a. Đối với nhà trường: Nhà trường tạo điều kiện mua sắm thêm ĐDDH như tranh ảnh, băng, đĩa môn tiếng Anh để tiết dạy đạt hiệu quả. Trang bị máy chiếu thuận tiện để giáo viên có thể ứng dụng CNTT vào tiết dạy thường xuyên hơn. Tổ chức thêm nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học nằm nâng cao chất lượng giảng dạy. b. Đối với giáo viên: Cần có sự chuẩn bị thật chu đáo trước mỗi tiết dạy. Không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vận dụng, phối hợp một cách khoa học các phương pháp vào dạy học. Nên tổ chức trò chơi và kết hợp nhiều hoạt động trong tiết dạy một cách hợp lý giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Các giải pháp chúng tôi đưa ra thực hiện trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để giúp cho chuyên đề được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Đạ Long ngày 22 tháng 11 năm 2011 Duyệt của BGH TM. Nhóm thực hiện Phan Thị Thanh Luyến
Tài liệu đính kèm: