Một số kinh nghiệm hướng dẫn phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh 7

Một số kinh nghiệm hướng dẫn phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh 7

PHẦN THỨ NHẤT

 A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nền giáo dục ở nước ta đang được cải biến và nâng cao, nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ đang được mọi người quan tâm, đặc biệt là tiếng Anh. Tiếng Anh được coi là một trong những ngoại ngữ quan trọng trên thế giới, người ta có thể sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của mình. Mấy năm gần đây các trường THCS ở huyện Mai Sơn nói chung và ở trường Trung Tâm Chất Lượng Cao nói riêng bộ môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình học như một bộ môn học bắt buộc và đã trở thành một trong ba môn thi tốt nghiệp bắt buộc.

Môn tiếng Anh là môn học mới đối với các em học sinh, lên cấp II các em mới bắt đầu được làm quen với tiếng Anh, do đó trong quá trình giảng dạy và tiếp thu kiến thức còn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ yêu cầu của người giáo viên là phải nắm vững, hiểu sâu nội dung chương trình, và biết áp dụng những phương pháp, kỹ năng nào cho thích hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh ở trường mình để gây niềm hứng thú, niềm say mê học tiếng Anh và giúp các em rèn luyện và sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và củng cố những kiến thức ngôn ngữ cho các em, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại và kho tàng phong phú về văn hoá của thế giới. Xuất phát từ việc thực hiện nhiệm vụ của sự nghiệp cải cách giáo dục nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng, gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn diện của chương trình sách giáo khoa, cũng như hệ thống trang thiết bị phương tiện dạy học trong nhà trường THCS nói chung và môn tiếng Anh 7 nói riêng. Chúng ta muốn giảng dạy để đạt tốt những yêu cầu hiện đại phù hợp với chương trình mới - Chương trình cải cách giáo dục.

 

doc 16 trang Người đăng phuongthanh95 Ngày đăng 04/07/2022 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm hướng dẫn phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục
Phần thứ nhất:
A. Những vấn đề chung
I. Lý do chọn đề tài
II. Nhiệm vụ của đề tài 
III. Đối tượng nghiên cứu 
IV. Phương pháp nghiên cứu 
Phần thứ hai:
B: Nội dung của đề tài 
 I. Cơ sở lý luận 
II. Cơ sở thực tiễn 
III. Biện pháp thực hành 
1. Đối với giáo viên 
2. Đối với học sinh
IV. Bài học kinh nghiệm 
V. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu 
VI. Một số kiến nghị đề xuất 
Phần thứ ba:
C. Kết luận chung 
Phần thứ nhất
	A. Những vấn đề chung 
I. Lý do chọn đề tài 
Nền giáo dục ở nước ta đang được cải biến và nâng cao, nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ đang được mọi người quan tâm, đặc biệt là tiếng Anh. Tiếng Anh được coi là một trong những ngoại ngữ quan trọng trên thế giới, người ta có thể sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của mình. Mấy năm gần đây các trường THCS ở huyện Mai Sơn nói chung và ở trường Trung Tâm Chất Lượng Cao nói riêng bộ môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình học như một bộ môn học bắt buộc và đã trở thành một trong ba môn thi tốt nghiệp bắt buộc.
Môn tiếng Anh là môn học mới đối với các em học sinh, lên cấp II các em mới bắt đầu được làm quen với tiếng Anh, do đó trong quá trình giảng dạy và tiếp thu kiến thức còn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ yêu cầu của người giáo viên là phải nắm vững, hiểu sâu nội dung chương trình, và biết áp dụng những phương pháp, kỹ năng nào cho thích hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh ở trường mình để gây niềm hứng thú, niềm say mê học tiếng Anh và giúp các em rèn luyện và sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và củng cố những kiến thức ngôn ngữ cho các em, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại và kho tàng phong phú về văn hoá của thế giới. Xuất phát từ việc thực hiện nhiệm vụ của sự nghiệp cải cách giáo dục nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng, gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn diện của chương trình sách giáo khoa, cũng như hệ thống trang thiết bị phương tiện dạy học trong nhà trường THCS nói chung và môn tiếng Anh 7 nói riêng. Chúng ta muốn giảng dạy để đạt tốt những yêu cầu hiện đại phù hợp với chương trình mới - Chương trình cải cách giáo dục.
Chương trình tiếng Anh 7 góp phần hoàn thành nhiệm vụ đào tạo giáo dục lứa tuổi THCS, chuẩn bị một bộ phận tiếp tục học lên và bộ phận ấy phải có vốn kiến thức tiếng Anh vững. Vì vậy học và sử dụng tiếng Anh là rất cần thiết, một nhu cầu thực sự đối với mỗi người công dân trong thời đại ngày nay.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng: Vô tuyến truyền hình, báo chí, đài phát thanh .... các em luôn tiếp xúc với tin tức thời sự, chính trị, kinh tế, xã hội ở nơi này hoặc nơi khác, ở Việt Nam hay các nước khác trên thế giới. Khi mà đời sống các dân tộc và các quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Cho nên việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, thực hành tiếng Anh là rất quan trọng. Đối với các em ngay từ buổi đầu học tiếng Anh qua phần rèn luyện tiếng Anh học sinh có thể nhớ được từ mới và biết cách vận dụng cấu trúc ngữ pháp, đặt câu và qua đó các em sẽ hiểu rõ hơn về ngôn ngữ tiếng Anh. Do đó việc đánh giá xếp loại học sinh là rất cần thiết, để từ đó giáo viên sẽ có kế hoạch, biện pháp cụ thể để phụ đạo các em học sinh yếu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh. 
Bản thân tôi là giáo viên tiếng Anh thực tế giảng dạy trong những năm qua: Tôi thấy rằng còn một số học sinh tiếp thu còn chậm, các em còn vận dụng thực hành các mẫu câu, cấu trúc ngữ pháp và rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết còn hạn chế, các em luyện tập đàm thoại giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ tiếng Anh đơn giản vẫn còn khó khăn, còn dập khuôn công thức.
Xuất phát từ những nhận thức trên tôi thấy việc rèn luyện và vận dụng thực hành các kỹ năng thao tác trong tiếng Anh là rất cần thiết nhất là đối tượng các em ở bậc THCS để chuẩn bị lượng kiến thức cơ bản để tiếp tục học cao hơn nữa. Vì vậy tôi đã chọn đề tài " Một số kinh nghiệm hướng dẫn phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh 7". Để qua đó ngày càng đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đối với nền giáo dục nước nhà, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng của công việc " Trồng người ".
II. Nhiệm vụ của đề tài:
Bản thân tôi trong khi nghiên cứu và thực hiện đề tài: "Một số kinh nghiệm hướng dẫn phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh 7 " còn gặp nhiều khó khăn về sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy " Băng, đài, bảng, nỉ ...". Vì vậy tôi chỉ nêu "Một số kinh nghiệm để hướng dẫn phụ đạo môn tiếng Anh 7". Do đó nhiệm vụ chính của đề tài này là: 
* Nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá và phân loại từng đối tượng học sinh để từ đó có những biện pháp cụ thể để hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết trong tiếng Anh cho các em học sinh. 
* Giúp học sinh có kết quả học tập cao hơn ở các lớp trên ( Dựa vào các mẫu câu, cấu trúc ngữ pháp và các hình thức giao tiếp tiếng Anh thông thường hiện có ) 
* Từng bước rèn luyện và hướng dẫn các kỹ năng các thao tác luyện tập : ( Đặt câu thiết lập tình huống giao tiếp ngay tại lớp ) để gây được hứng thú và niềm say mê học tập bộ môn. Qua tiết học các em thành lập thói quen và kỹ năng vận dụng ngôn ngữ tiếng Anh với sự hỗ trợ tích cực của ý thức để tiến tới nắm vững và hiểu được tiếng Anh. Muốn làm được như vậy phải tạo điều kiện để học sinh thực hành tối đa với sự hỗ trợ của lý thuyết.
* Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải sưu tầm tài liệu ( Sách giáo khoa, sách tham khảo, đồ dùng trực quan ... ) để phục vụ cho tiết dạy tốt hơn. Qua đó giúp cho các em học sinh nắm bài ngay tại lớp .
III. Đối tượng nghiên cứu:
Để nghiên cứu thực hành và hoàn thành đề tài tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu trong phạm vi khối 7 gồm có lớp : 7 Toán1 (7T1), 7 Toán2 (7T2), 7 Văn (7V) với tổng số học sinh là 75 em.
Lớp 7T1 = 25 em, 7T2 = 27 em, 7V = 23 em
Mặc dù là đối tượng được tuyển chọn tuy nhiên trình độ nhận thức của các em không đồng đều: Giỏi có, khá có, trung bình có và thậm chí cả yếu, vì vậy việc phân loại học sinh là cần thiết để có hướng phụ đạo và bồi dưỡng. Cụ thể qua việc khảo sát đầu năm:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
7T1
25
4
16
7
28.0
11
44
3
12
7T2
27
3
11.1
8
29.6
12
44.4
4
14.9
7V
23
2
8.7
7
30.4
11
47.8
3
13.0
Tổng cộng 
75
9
12
22
29.3
34
45.3
10
13.3
 Qua kết quả khảo sát đầu năm học tôi thấy kỹ năng rèn luyện và thực hành tiếng Anh của các em vẫn còn hạn chế, thậm chí một số em còn yếu.
Vì vậy tôi mạnh dạn áp dụng một số sáng kiến kinh nghiệm về " Hướng dẫn phụ đạo học sinh yếu kém"
IV. Phương pháp nghiên cứu: 
Để phục vụ cho việc nghiên cứu qua việc tìm hiểu những năm học qua tôi chọn phương pháp tốt nhất để thực hiện đề tài này là:
- Phương pháp trực quan tranh ảnh, đồ vật thực kết hợp với đàm thoại, gợi mở: Đưa ra mẫu câu tình huống cụ thể, để từ đó phát huy được nội lực và sự năng động, sáng tạo của học sinh trong khi đặt câu và rèn luyện kỹ năng thực hành cho các em 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
- Phương pháp thực hành theo cặp, nhóm .
- Phương pháp thực hành tài liệu tham khảo.
- Tham khảo ý kiến của một số giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy, qua đó giúp cho học sinh và giáo viên cải tiến việc dạy và học tiếng Anh ở cấp bậc THCS.
Phần thứ hai
B. Nội dung của đề tài 	
I. Cơ sở lý luận 
Đối tượng học sinh lớp 7 là đối tượng học sinh ở đầu cấp THCS. Hầu hết các em mới chỉ tiếp xúc và học tiếng Anh, trình độ tư duy và kỹ năng thực hành tiếng Anh vẫn còn hạn chế. Môn tiếng Anh ở bậc THCS nói chung và ở khối 7 nói riêng là quá trình rèn luyện 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Bốn cơ sở hoạt động giao tiếp có mục đích. Hoạt động ngôn ngữ chủ yếu là ở trên lớp được tiến hành dạng nói trước dạng viết, nhằm cung cấp cho các em một số kinh nghiệm khái quát về ngôn ngữ tiếng Anh. Để chuẩn bị cho việc học tiếng Anh ở các lớp trên và làm cơ sở hiểu được các sự kiện, thông tin và các vấn đề xảy ra trong nước và quốc tế. Đồng thời bổ xung thêm các thao tác vận dụng thực hành tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày.
Chương trình tiếng Anh 7 được thông qua những mẫu câu trong tình huống giao tiếp có quan hệ gần gũi đến mọi hoạt động ở lớp và mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của học sinh. Sự giao thoa giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt cũng gây ra những bất đồng lớn trong bộ môn tiếng Anh. Vì vậy giáo viên cần phải giải thích và rèn luyện cho học sinh, đồng thời phải đưa ra được sự giống và khác nhau giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt. Muốn sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo và chủ động cần phải có thói quen và kỹ năng thực hành. Học sinh cần được tạo điều kiện để có thể tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, rèn luyện ngoai ngữ để hình thành thói quen và kỹ năng, phương pháp rèn luyện mẫu câu (Pattern drill) được vận dụng trong việc thực hành. Để tránh tình trạng rèn luyện máy móc, mục đích giao tiếp của câu rèn luyện được thông báo trước khi học sinh rèn luyện kỹ năng. Ngoài ra một số qui tắc ngôn ngữ có tính chất khái quát cũng được cung cấp qua nhiều hình thức: Công thức, ghi chú, giúp cho học sinh nắm ngôn ngữ tiếng Anh thêm vững chắc.
Đơn vị được sử dụng để rèn luyện ( ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng ) là còn tuỳ theo mục tiêu rèn luyện mẫu câu được cấu tạo theo những tình huống và hình thức khác. Nếu trọng âm rèn luyện là cấu trúc ngữ pháp, mẫu câu được xây dựng với những từ đã học nhằm giảm mức độ khó khi tiếp thu và rèn luyện mẫu câu mới. Một số từ mới có thể được đưa vào giúp mở rộng vốn từ tích cực ( active word) của học sinh.
Để thiết lập tình huống giao tiếp, giáo viên cần sử dụng những đồ dùng giảng dạy như tranh ảnh ( pictures ), đồ vật thật (real obj ) hay hình vẽ đơn giản lên bảng. Mục đích của đồ dùng dạy học là giúp học sinh liên tưởng để hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực tiếp. Không thông qua mục dịch và từ đó có thể nhớ lâu hơn.Tính tích cực của các hiện tượng di chuyển ( transference ) ở những điểm giống nhau giữa Tiếng Việt và Tiếng Anh. ở những điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ được khắc phục trong các bài tập khác nhau. Việc giới thiệu mỗi câu đối thoại, việc rèn luyện miệng cần phải tiến hành theo trình tự nghe - nói - đọc - viết. Học sinh phải có cơ hội nghe hiểu ngữ liệu mới vài lần trước khi nói và nhìn vào dạng (viết ) hay chép vào vở bài tập. Chương trình tiếng anh 7 cung cấp thêm những ngữ liệu cần thiết về ngữ âm - ngữ pháp - từ vựng của tiếng Anh cơ bản. Tiếp tục rèn luyện hai kỹ năng và bắt đầu hai kỹ năng đọc hiểu.
II. Cơ sở thực tiễn:
Việc thực hiện nhiệm vụ của chiến lược của sự nghiệp cải cách giáo dục. Môn tiếng Anh gắn liền với sự đổi mới của chương trình sách giáo khoa một cách toàn diện và phương tiện dạy học trong trường p ... question) vào phần bài khoá. Căn cứ vào mẫu câu có thể biến đổi sang dạng câu hỏi có không ( yes - no question) câu hỏi lựa chọn (or - question) câu hỏi dạng đặc biệt (wh - how question)
Ex: Nam goes to the cinema on Saturday...
 + Yes - No question: Does Nam go to the cinema on Saturday?
 + Or - question: Does Nam go to the cinema on Saturday or Sunday?
	+ Wh - question: where does Nam go on Saturday?
Hoặc giáo viên có thể cho học sinh điền khuyết những câu trên bảng hoặc giáo viên đọc cho các em chép vào vở.
Ex: 	+ Coffee isn't good --------- growing children -------- it? 
 	+ Let's go some where for a -------- I'm very thirsty. 
c. Cấu trúc ngữ pháp ( grammar structures)
Việc rèn luyện phải theo trình tự: Nghe - nói - đọc - viết.Trong khi rèn luyện học sinh không được mở sách vì mục đích của bài là thành lập thói quen và giúp học sinh được rèn luyện tiếng Anh một cách dễ dàng một cách trôi chảy.
- Dùng phương pháp thay thế đơn ( single slot substitution drill)
ex:	T: Listen: shall we go to the cinema? Now repeat
	Shall we go to the cinema? 
	P: Shall we go to the cinema ?
	T: The zoo. Shall we go to the zoo? 
	P: Shall we go to the zoo?
- Dùng phương pháp thay thế kép ( Double sot substitution drill)
ex:	 T: We may stay at home, now repeat please
	We may stay at home 
	 P: We may stay at home
	T: Now, repeat please they may go to the seaside
	P: They may go to the seaside
- Dùng phương pháp hỏi đáp ( ask and answer)
Sau khi học sinh có thể thành lập câu hỏi giáo viên giới thiệu câu trả lời. Nếu câu hỏi thuộc loai yes - no question nên cho học sinh trả lời "yes" sau đó đến "No" để tránh sự nhầm lẫn, xáo trộn đối với học sinh. Khi đã giới thiệu từng phần riêng lẻ nên đặt câu hỏi cho cả lớp trả lời và ngược lại.
Ex: 	T: Should we drink coffee? Answer please
	P: Yes, we should
	T: Should we drink milk? 
	P: Yes, we should
	T: Should we be lasy? 
	P: No, we shouldn't
- Dùng phương pháp biến đổi ( transference) cấu trúc của mẫu câu sẽ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từ câu khẳng định sang câu phủ định nghi vấn.
Ex:	 "He drinks milk everyday" now listen to the question. Does he drink milk everyday?
	P: Does he drink milk everyday?
	T: They drink milk everyday
	P: Do They drink milk everyday?
d. Ngữ âm và trọng âm ( pronuciation)
Chú trọng phát âm đúng với đầy đủ các yếu tố như: âm, trọng âm, tiết tấu và ngữ liệu:
Ex: 	'look, be'fore
Trọng âm của câu ( sentence stress )
Ex: 	He is gòing to the zoò
Ngữ điệu của câu có thể được dạy dựa vào các ký hiệu ư hoặc ¯ ghi chú trong câu rèn luyện lặp lại theo mẫu:
Ex: 	You don't drink coffee, do you¯ ?
	Are you a pupilư ? Yes, I'm
	Is this your pen¯ ?
Trong khi rèn luyện mẫu câu giáo viên có thể dùng kỹ thuật nói ngược từ cuối câu để giúp học sinh lặp lại dễ dàng, nhất là câu tương đối dài.
Ex: 	Will you go to school on Sundays?
	....... Sundays?
	....... on Sundays?
	....... go to school on Sunday?
	Will you go to school.....?
e. Vận dụng: ( Further practice )
Đây là phần bài tập về kỹ năng giao tiếp ( Dialogue ) và kiểm tra kiến thức về từ vựng và ngữ pháp.
Dialogue: giới thiệu ngữ liệu và đặt một số câu hỏi về nội dung bài văn. Sau đó chia lớp làm nhiều nhóm tương ứng với số nhân vật trong bài ( giáo viên cũng nên đóng một vai để tạo sự hào hứng trong lớp ) và cho luyện tập theo nhóm ( group work) trước khi chuyển sang luyện tập từng đôi ( pair work) để tạo sự thay đổi giáo viên có thể gọi người nói đầu tiên và để cho học sinh này tự chọn lấy người cùng nói với mình.
Bài tập từ vựng: Giáo viên cho tập thể lớp làm chung tất cả những câu trong sách, sửa chữa và sau đấy gọi một số câu trong sách để đọc lại những câu đã làm tập thể ( group work ) 
Bài tập cấu tạo từ: Cần chú trọng giải thích rõ ý nghĩa của những tiền tố và hậu tố được sử dụng để ghép nên từ mới và ý nghĩa của từ mới này trong câu.
Bài tập ngữ pháp: Được làm bằng miệng ngay tại lớp. Có thể gọi một số em học sinh tương ứng với số câu trong sách giáo khoa lên bảng nhiều em cùng một lúc để viết những câu hoàn chỉnh theo yêu cầu.
Sau đó giáo viên cùng tập thể lớp cùng sửa chữa những nỗi chính tả, dấu chấm và văn phạm.
2. Đối với học sinh: 
Học sinh là đối tượng, là kết quả của giá viên thể hiện phương pháp của mình. Do đó việc rèn luyện thực hành tiếng Anh ngay tại lớp. Với các tình huống cụ thể, thực tế là rất cần thiết cho việc lĩnh hội kiến thức tiếng Anh cho học sinh THCS. Đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 7 các em có thể tự giao tiếp bằng tiếng Anh với khả năng tự có của mình vào cuộc sống hàng ngày.
Ex: Khi học tiết ngữ pháp ( grammar ) nếu các em chỉ nghe giáo viên đưa ra cấu trúc cách sử dung và đưa ra các ví dụ, thì các em rất khó lĩnh hội và ghi nhớ. Nhưng nếu được mình tự vận dụng từ công thức để các em đặt câu mới thì các em sẽ hiểu ngay và nhớ được luôn, vì các em đã vượt qua một quá trình suy nghĩ vận dụng và thực hành.
Việc rèn luỵen kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết là một phương pháp lô ríc để phát triển khả năng tư duy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.Trong khi học tiếng Anh thì học sinh phải thường xuyên ôn luyện, vân dụng và thực hiện các hoạt động giao tiếp vì vậy việc rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh cho học sinh qua chương trình THCS gồm:
- Kỹ năng nghe hiểu ( listening comprehension )
- Kỹ năng đọc hiểu ( reading comprehension )
- Kỹ năng nói ( speaking skill )
- Kỹ năng viết ( writting skill ) thực ra 4 kỹ năng trên đối với học sinh yếu kém việc rèn luyện kỹ năng này là còn hạn chế trong điều kiện tham khảo còn thiếu thốn trầm trọng đối với các trường THCS trong toàn huyện Mai Sơn. Chủ yếu giáo viên tự tìm tòi và tham khảo tài liệu, giáo trình để giảng dạy trên lớp và hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, hình thành cho các em có một kỹ năng vận dụng kỹ năng giao tiếp hàng ngày.
Qua một thời gian áp dụng một vài kinh nghiệm về " Hướng dẫn phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh7 " bản thân tôi thấy chất lượng học tập của môn tiếng Anh đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả của học sinh ở giữa kỳ II như sau:
Lớp
Sĩ số
giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
7T1
25
5
20
9
36
11
44
0
0
7T2
27
6
22.2
10
37.0
10
37.0
1
3.7
7V
23
4
17.4
8
34.8
10
43.5
1
4.3
Tổng cộng
75
15
20.0
27
36.0
31
41.3
2
2.7
	Qua kết quả học tập ở giữa học kỳ I đã đạt được một số yêu cầu đề ra mặc dù tỷ lệ học sinh yếu kém vẫn còn. Vẫn sử dụng phương pháp rèn luyện như trên nhưng sang giữa kỳ II trở đi tôi mạnh dạn khai thác kỹ năng đọc hiểu của học sinh lồng vào phương pháp thảo luận từng nội dung kiến thức ở lớp. Trong thảo luận các nhóm đều có kết quả cao. Qua việc khảo sát chất lượng học tập của học sinh ở giữa kỳ I tôi thấy tỷ lệ học sinh yếu đã giảm hẳn, các em học sinh đã có thói quen thực hành vận dụng tiếng Anh trong sinh hoạt hàng ngày các em đã biết vận dụng ngoại ngữ của mình trong giao tiếp hàng ngày.
	Qua đó giúp các em say mê và có hứng thú môn học tiếng Anh.
 Đến cuối năm kết quả đạt được:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
7T1
25
6
24
9
36
10
40
0
0
7T2
27
6
22.2
11
40.8
10
37.1
0
0
7V
23
5
21.7
10
43.7
8
34.8
0
0
Tổng Cộng
75
17
22.7
30
40
28
37.3
0
0
Qua việc kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ I, tôi thấy kết quả học tập của học sinh được nâng cao hơn. Nguyên nhân là do giáo viên biết kết hợp linh hoạt 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra miệng, sách vở, giáo viên phải bám sát vào nội dung chương trình sưu tầm tài liệu sách tham khảo và giáo trình để rèn luyện 4 kỹ năng cho học sinh đạt kết quả cao.
Thiếu đồ dùng trực quan giáo viên phải khắc phục bằng cách sưu tầm tranh ảnh, đồ vật thật, hình vẽ đơn giản trên bảng, trình bày khoa học để giúp các em và vận dụng vào các mẫu câu để tự đặt được câu và tự thiết lập tình huống giao tiếp. ngoài ra giáo viên còn có thể sử dụng điệu bộ, cử chỉ, giọng nói, hành động để giúp học sinh liên hệ giữa âm thanh và ngữ nghĩa. Bằng cách này học sinh có sự liên tưởng và ghi nhớ trong ký ức những gì được nghe.
Phân loại học sinh để hướng dẫn học sinh để thực hành các kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh phù hợp với đối tượng học sinh, từng kỹ năng, thao tác, rèn luyện.
IV. Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế áp dụng đề tài, bản thân tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ và hiểu rõ nội dung bài giảng. Tìm tòi tài liệu tham khảo và sách giáo khoa tham khảo.
- Huy động học sinh tích cực làm việc ( chuẩn bị và xem trước bài ở nhà. Ôn lại kiến thức có liên quan đến bài mới. Tránh được việc tiếp thu thụ động, dồn ép, vì vậy cần tránh việc dạy " nhồi nhét " giảm nhẹ việc ghi chép nhiều và máy móc.
- Rèn luyện 4 kỹ năng cơ bản trong tiếng Anh cho các em, để từ đó các em có thể sử dụng thành thạo các kỹ năng, thao tác và khả năng giao tiếp ngôn ngữ tiếng Anh.
V. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu:
Tháng 9, 10 : Đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu.
Tháng 11, 12 : Điều tra khảo sát.
Tháng 2, 3 : Thu thập tài liệu, viết bảng nháp.
Tháng 4: tham khảo ý kiến tổ hoàn thành đề tài.
VI. Một số kiến nghị đề xuất:
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi thấy và rút ra một số kiến nghị sau.
- Đối với giáo viên phải tâm huyết với bài giảng coi chất lượng học tập của học sinh là hàng đầu.
- Đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài giảng, tài liệu tham khảo, hoặc sáng tạo ra đồ dùng giảng dạy: Vẽ, viết, sưu tầm phục vụ cho bài giảng. 
Cần đầu tư nhiều về trang thiết bị dạy học cho các trường.
Phần thứ ba
C. Kết luận chung 
Từ nhiệm vụ chiến lược cấp bách của sự nghiệp cải cách giáo dục và sự nghiệp đổi mới toàn diện phù hợp với chương trình đổi mới về phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đặc biệt là việc rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết nó phát huy khả năng thực hành của học sinh. Từ thực tế đó tôi nghiên cứu và khắc phục phần nào phương pháp dạy học cho bản thân trong phần nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm về: "Hướng dẫn phụ đạo học sinh yếu kém môn tiếng Anh 7 "
Trong phạm vi đề tài này tôi mới chỉ tham khảo bằng tài liệu và bằng kinh nghiệm của mình. Tôi đưa ra các bước tiến hành giảng dạy đối với học sinh yếu kém. Trong quá trình giảng dạy muốn đạt được kết quả cao theo tôi là phải tìm tòi, học hỏi, đọc sách tham khảo, tài liệu, học hỏi đồng nghiệp.
Từ nội dung đã nghiên cứu tôi rất mong muốn đồng nghiệp tham khảo góp ý để tôi rút ra được kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 
	 Mai Sơn, ngày . tháng . năm 2003
	Người thực hiện
	 Đoàn Trọng Nguyên
Xác nhận của Hội đồng khoa học nhà trường

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_huong_dan_phu_dao_hoc_sinh_yeu_kem_mon_ti.doc