Ôn tập thi học kì 1 - Vật lý 7

Ôn tập thi học kì 1 - Vật lý 7

A- LÝ THUYẾT : ( Soạn tiếp theo đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết giữa HK I )

 - Sọan và học thuộc các kết luận, ghi nhớ từ bài 1 đến bài 15.

 - Đọc mục “ Có thể em chưa biết “ ở cuối mỗi bài.

B- BÀI TẬP :

 I- Làm lại các BT trong SBT đã giao về nhà sau mỗi bài học.

 II- Làm các BT tự luận sau:

1) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng , định luật phản xạ ánh sáng ?

Vận dụng : Tính góc tới và góc phản xạ ở hình bên. Biết góc SIR = 980.

2*) Nêu đặc điểm, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng ?

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1785Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập thi học kì 1 - Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS HÙYNH KHƯƠNG NINH – Tổ Lý – Hóa – Sinh
ÔN TẬP THI HK1 - Vật lý 7 .
A- LÝ THUYẾT : ( Soạn tiếp theo đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết giữa HK I ) 
 - Sọan và học thuộc các kết luận, ghi nhớ từ bài 1 đến bài 15.
 - Đọc mục “ Có thể em chưa biết “ ở cuối mỗi bài.
S
I
R
N
i
i’
B- BÀI TẬP : 
 I- Làm lại các BT trong SBT đã giao về nhà sau mỗi bài học.
 II- Làm các BT tự luận sau: 
1) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng , định luật phản xạ ánh sáng ? 
Vận dụng : Tính góc tới và góc phản xạ ở hình bên. Biết góc SIR = 980.
2*) Nêu đặc điểm, tính chất ảnh của vật tạo bởi 
gương phẳng ? 
Vận dụng : 
 a/Vẽ ảnh của vật sáng AB tạo bởi gương 
phẳng bằng 2 cách (Sử dụng ĐL PXAS 
và tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng). H a) H b)
 b/ Tính khoảng cách từ ảnh đến gương ? Biết : ở hình a) , 
A,B cách gương 4cm; ở hình b) , A cách gương 3cm; B cách gương 5cm.
3) Hãy vẽ pháp tuyến, mặt gương phẳng và tính góc tới, góc phản xạ trong các trường hợp sau: 
B
A
4) So sánh điểm giống và khác nhau của ảnh của 1 vật tạo bởi 2 loại gương cầu và gương phẳng.
5) Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng 
a/ Vẽ ảnh A’B’của AB tạo bởi gương phẳng .
b/ Đặt AB như thế nào với gương thì có ảnh A’B’ song song , 
cùng chiều với vật? Vẽ ảnh A’B’?
6). Tần số dao động và đơn vị của nó là gì ? Độ cao của âm 
phụ thuộc vào các yếu tố nào của vật dao động ? Vật 1 thực hiện 500 dao động trong 20 giây, vật 2 thực hiện 750 dao động trong 30 giây. Vật nào phát ra âm trầm hơn, bổng hơn ?
7). Biên độ dao động và đơn vị của nó là gì ? Độ to của âm phụ thuộc vào các yếu tố nào của vật dao động ? Càng đến gần nguồn âm thì biên độ dao động âm thay đổi như thế nào ?
8). Quan sát một cây đàn ghita, độ cao của dây đàn phát ra phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Khi lên dây đàn càng căng , độ cao của âm do nó phát ra thay đổi như thế nào ? Giải thích điều đó ?
9). Âm có thể truyền được qua môi trường nào và môi trường nào thì không truyền được âm ? Thông thường, âm truyền đi trong môi trường nào nhanh nhất, chậm nhất ? Trong khi lan truyền, độ to của âm thay đổi như thế nào? 
10). a/ Khi ở ngòai khoảng không vũ trụ hoặc trên các hành tinh không có không khí ( chân không ) , vì sao các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất mà phải dùng micro và tai nghe ?
 b/ Vì một lý do nào đó , micro và tai nghe bị hư thì họ vẫn nói chuyện được với nhau bằng cách chạm 2 thành mũ vào nhau . Hãy giải thích điều ấy ?
11) . Một ống thép dài 25,5 m . khi một em học sinh dùng bút gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe được hai tiếng gõ : tiếng nọ cách tiếng kia 0,071s.
	a/ Giải thích tại sao gõ một tiếng mà đầu kia lại nghe được hai tiếng ?
	b/ Tính vận tốc âm thanh truyền trong không khí ? Biết vận tốc âm thanh truyền trong thanh thép là 6000m/s .
12) . Một chiến sĩ muốn đo gần đúng khoảng cách từ chỗ đứng đến vách núi , chiến sĩ ấy phải làm thế nào khi trong tay chỉ có súng , đạn và đồng hồ bấm giây ? Biết âm thanh truyền trong không khí với vận tốc 340m/s.
13) . a/ Nêu điều kiện để nghe được tiếng vang .
 b/ Ban đêm yên tĩnh , đi bộ trong những ngõ hẹp giữa hai bên tường cao , ta cảm giác như có tiếng chân người theo ta : Ta chạy ,”người ấy” cũng chạy theo ; ta đứng lại “người ấy” cũng đứng lại ( thật ra chẳng có ai đuổi theo cả ) , hãy giải thích hiện tượng trên ?
14). Để đo độ sâu của biển người ta dùng máy siêu âm theo nguyên tắc sau : Tia siêu âm được phát thẳng đứng từ máy phát siêu âm đặt trên tàu , khi gặp đáy biển sẽ phản xạ lại máy thu đặt liền sát với máy phát . Tính chiều sâu của đáy biển , biết rằng máy thu nhận được âm phản xạ sau khi phát 4 giây . Cho vận tốc siêu âm truyền trong nước biển là 1500 m/s.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong ONTAP VL7 Hk1.doc