Ôn thi HK 1 Vật lý 9

Ôn thi HK 1 Vật lý 9

Bài 1: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

§ Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cua cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ (U= 0, I = 0)

§ Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 1012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi HK 1 Vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN
Chương I: Điện học
Bài 1: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cua cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ (U= 0, I = 0)
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.
Bài 2: Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. 
Hệ thức định luật Ôm. Công thức:I = R = U = R . I 
Trong đó : U là hiệu điện thế (V)
 I là cường độ dòng điện (A)
 R là điện trở ( )
Bài 4: Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:
Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2. 
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằnh tổng hai hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần : U = U1 + U2
Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần: Rtđ = R1+ R2
Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện điện trở đó: = 
Bài 5: Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song: 
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính chằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ :I = I1 + I2
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1= U2.
Điện trở tương đương được tính theo công thức: = 
Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó:
Bài 7: Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây.
Bài 8: Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. Công thức tính: . . 
 hay : . . 
Bài 9: Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1mvà có tiết diện là 1m2. 
Điện trở suất được kí hiệu p (đọc là “rô”)
Đơn vị của điện trở suất là .m( đọc là “ôm met”). 
Bảng 1: Điện trở suất ở 200C của một số chất.
Kim loại
p
Hợp kim 
p
Bạc 
1,6.10-8
Nikêlin
0,40.10-6
Đồng 
1,7.10-8
Manganin
0,43.10-6
Nhôm 
2,8.10-8
Constantan
0,50.10-6
Vonfam
5,5.10-8
Nicrom
1,10.10-6
Sắt 
12,0.10-8
Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn diện càng tốt.
Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn:
Công thức: R=p l = S= p= S= l= N. 3,14.D V= S.l m=V.D 
 Trong đó: p là điện trở suất (m)
S tiết diện (m2 )
 l là chiều dài (m)
d là đường kính tiết diện 
N là số vòng dây
D là đường kính đường trụ
D là khối lượng riêng
Bài 10: Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. 
Bài 12: Số oát ghi trên một dụng cụ điện chi biết công suất định mức của dụng cụ đó , nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.
Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó: Công thức: P = U.IU= I= 
 P = R= U= 
 P = I2 . R R= I =
Trong đó: P là công suất (W)
 I là cường độ dòng điện (A)
 U là hiệu điện thế (V)
Bài13:Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện đựơc gọi là điện năng.
Công của dòng điện sản ra ở một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác: A = P t = t U I
 A= I2 . Rt
 A = t
Trong đó: A là công dòng điện(J)
I là cường độ dòng điện (A)
U là hiệu điện thế (V)
t là thời gian (s)
Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện . Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1 kilôoat giờ: 1kW.h = 3 600 000J = 3 600kJ.1W= 1000kW. 
Bài 16: Nhiệt lược toả ra dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua:
Công thức: Q (J) = I2 R t
 Q ( cal) = 0,24 I2 R t 
Q= P t = t U I
 Q = I2 . Rt
 Q = t
Trong đó: I đo bằng ampe (A)
 R đo bằng ôm ()
 t đo bằng giây (s) thì
 Q đo bằng jun (J)
Bài 19: Cần phải thưc hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, nhất là với mạng điện dân dụng, vì mạng điện này có hiệu điện thế 220V nên có gây nguy hiểm tới tính mạng.
Cần lựa chọn sử dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp và chỉ sử dụng chúng trong thời gian cần thiết.
Chương 2: Điện Từ Học
Bài 21: Nam châm nào cũng có hai cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau. 
Bài 22: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó .
Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
Bài 23: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
Các đường sức từ có chiều nhất định. Ơû bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, dì vào cực Nam của nam châm.
Bài 24: Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua rất giống phần từ phổ ở bên ngoài thanh nam châm.
Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. 
Bài 25: Sắt, từ, niken, côbanm và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.
Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài. 
Có thể làm tăng tính lực từ nam châm điện tác dụng lên một vật nằmg cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây 
Bài 26: Nam châm được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, như được dùng để chế tạo lao điện, raole điện từ, chuông báo động và nhiều thiết bị tự động khác.
Bài 27: Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt tư trường. Lực đó được gọi là lực điện từ.
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ. 
Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiếu của lực điện từ.
Bài 28: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong tư trường.
Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo từ trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hoá thành cơ năng.
Bài 31: Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín. Dòng điện được tạo ra theo cách đó gọi là dòng điện cảm ứng.
Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Bài 32: Điền kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộc dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.
Bài 33: Dòng điện cảm ứng trong cuộc dây dẫn kín đổi chiều khi số đường suất từ xuyên qua tiết diện S của cuộc dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
Khi cho cuộc dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dẫn có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
Bài 34: Một máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.
Bài 35: Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang và từ.
Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
Dùng ampe kế hoặc vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay~) để đo các giá trị hiệu dụng của cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch đinệ xoay chiều không cần phân biệt chốt của chúng.
Bài 36: Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phi do hiện tượng toả nhiệt trên đường dây.
Công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải diện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
Cách làm giàm hao phí: để giảm hao phí điện nâng đo toa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
Bài 37: Đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều.
Tỉ số giữa hiệu điện thế ở hai đầu các cuộc dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng của các cuộc dây tương ứng. Ơû đầu đường dây tải về phía nhà máy tăng thế , ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế.

Tài liệu đính kèm:

  • docôn thi HK 2.doc