Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh

Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh

Sách giáo khoa đổi mới được viết theo phương pháp tích cực đòi hỏi học sinh phải tự giác, chủ động , sáng tạo. Người thầy đóng vai trò: dẫn chương trình, đưa ra những tình huống, những thông tin để học sinh suy nghĩ và giải quyết vấn đề đó, xử lí thông tin đó một cách tích cực thông qua đó để nắm kiến thức trọng tâm của bài đồng thời biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học được vào thực tiễn cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà người thầy phải nỗ lực hơn rất nhiều để vượt lên chính mình, vượt lên cái mà đã thành thạo, quen thuộc đó là phương pháp dạy cũ. Nặng về thuyết trình và đàm thoại.

Để phù hợp với đổi mới chương trình, phương pháp pháp giảng dạy mới tôi quyết định chọn, nghiên cứu đề tài: “ Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong môn Hình Học lớp 7”

Để chuẩn bị cho học sinh học tốt môn Hình Học 7, trong những năm học vừa qua tôi đã chú ý rèn cho học sinh biết phân tích bài tập hình dưới dạng đặt câu hỏi : Bài tập cho biết điều gì? Bắt ta tìm cái gì? Chứng tỏ điều gì?

Bước đầu cho học sinh tập suy nghĩ muốn giải quyết được yêu cầu của bài cần bắt đầu từ đâu. Chính vì vậy mà ngay trong những năm học vừa qua việc dạy và học môn Hình Học 7 của thầy và trò theo phương pháp tích cực diễn ra tương đối thuận lợi.

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I.Đặt vấn đề
Sách giáo khoa đổi mới được viết theo phương pháp tích cực đòi hỏi học sinh phải tự giác, chủ động , sáng tạo. Người thầy đóng vai trò: dẫn chương trình, đưa ra những tình huống, những thông tin để học sinh suy nghĩ và giải quyết vấn đề đó, xử lí thông tin đó một cách tích cực thông qua đó để nắm kiến thức trọng tâm của bài đồng thời biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học được vào thực tiễn cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà người thầy phải nỗ lực hơn rất nhiều để vượt lên chính mình, vượt lên cái mà đã thành thạo, quen thuộc đó là phương pháp dạy cũ. Nặng về thuyết trình và đàm thoại.
Để phù hợp với đổi mới chương trình, phương pháp pháp giảng dạy mới tôi quyết định chọn, nghiên cứu đề tài: “ Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong môn Hình Học lớp 7”
Để chuẩn bị cho học sinh học tốt môn Hình Học 7, trong những năm học vừa qua tôi đã chú ý rèn cho học sinh biết phân tích bài tập hình dưới dạng đặt câu hỏi : Bài tập cho biết điều gì? Bắt ta tìm cái gì? Chứng tỏ điều gì?
Bước đầu cho học sinh tập suy nghĩ muốn giải quyết được yêu cầu của bài cần bắt đầu từ đâu. Chính vì vậy mà ngay trong những năm học vừa qua việc dạy và học môn Hình Học 7 của thầy và trò theo phương pháp tích cực diễn ra tương đối thuận lợi.
II.Giải quyết vấn đề
Cơ sở :
Cơ sở lí luận: 
Qua nghiên cứu chương trình Hình Học lớp 7 và mục tiêu nhiệm vụ năm học, tôi thấy để giải quyết tốt việc nắm vững lý thuyết Hình học thông qua hình vẽ thì đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác cao, tập trung chú ý. Cho học sinh nhận thức được việc vẽ hình đúng là vô cùng quan trọng.
Vì vậy nhiệm vụ của người của người giáo viên là giúp học sinh có hứng thú, say mê trong việc học hình, biết dùng các dụng cụ phù hợp để vẽ hình chính xác. Từ hình vẽ lại yêu cầu học sinh đọc lại đầu bài thông qua hình vẽ.
Cơ sở thực tiễn:
Môn Hình học là môn học khó đối với học sinh nhất là học sinh lớp 7. Bước đầu các em tập tư duy lô gíc, do vậy việc hiểu lý thuyết là vô cùng quan trọng, từ lý thuyết học sinh mới có cơ sở để chứng minh hình.
Do đó việc nắm vững, khắc sâu lý thuyết thông qua các hình vẽ theo tôi là một phương pháp tối ưu giúp cho học sinh nắm lý thuyết một cách chủ động, tránh được cách học vẹt: Thuộc lý thuyết nhưng không vẽ được hình minh hoạ cho lý thuyết vừa phát biểu.
 Phương pháp học ôn lý thuyết thông qua hình vẽ tôi chắc chắn rằng học sinh sẽ nhớ kiến thức sâu hơn, lâu hơn.
Việc rèn cho học sinh có thói quen tư duy , sáng tạo thông qua hình vẽ đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, dùng nhiều phương pháp gợi mở giúp học sinh tự bật ra được các kiến thức có liên quan đến hình vẽ mà mình nhìn thấy.
2. Quá trình nghiên cứu 
Qua nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, trình độ nhận thức của các đối tượng học sinh lớp tôi dạy toán, tôi thấy nhiều em nhận thức nhanh, phát hiện ngay được kiến thức phù hợp với hình vẽ, các em nhớ lâu, nhớ chính xác từ đó ghi giả thiết kết luận rất đầy đủ.
Nhưng vẫn còn một số ít khi nhìn hình vẽ chưa phát hiện được nó phù hợp với kiến thức nào mình đã học, đó là những học sinh chưa tự giác, trông chờ, ỷ lại. Việc làm cho mọi học sinh đều biết cách nắm lý thuyết thông qua hình vẽ là việc làm khó song tôi quyết tâm thực hiện để nâng cao chất lượng giảng dạy .
Dưới đây là một số ví dụ minh hoạ phương pháp phát huy tính chủ động sáng tạo trong môn hình học lớp 7 mà tôi đã áp dụng trong các tiết học:
Hình 1.
	( H.1)
 GV: Hình vẽ liên quan đến kiến thức nào?
 HS: Đường trung trực của đoạn thẳng.
 GV: Nêu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng?
 Đường trung trực có tính chất gì? 
 HS : Nêu định nghĩa, tính chất đường trung trực.
 GV: Hình 1 còn cho biết điều gì?
 HS: Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng
 Trong các góc tạo thành có một góc vuông.
 Hình 2:
	( H. 2)
GV: Hình 2 cho biết những kiến thức nào?
HS: Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
GV: Hãy nêu các dấu hiệu nhận biết?
HS: Nêu 3 dấu hiệu nhận biết.
GV: Muốn chứng minh hai đường thẳng song song phải sử dụng bao nhiêu dấu hiệu?
HS: Chỉ cần chứng tỏ nó có một trong ba dấu hiệu trên là ta kết luận hai đường thẳng song song.
GV: Hình 2 còn phù hợp với kiến thức nào?
HS: Định lí hai đường thẳng song song.
GV: Viết GT, KL cho một dấu hiệu và một tính chất
HS: 
GV: Hỏi tương tự như trên với Hình 3; Hình 4.
	(H.3)	(H.4)
 Hình 5
	(H.5)
GV: Hình 5 cho biết điều gì?
HS: Tiên đề ơ-clít.
GV: Phát biểu nội dung của tiên đề.
GV: Chứng minh dẫn đến điều trái với tiên đề gọi là phương pháp gì?
HS: Phương pháp chứng minh bằng phản chứng.
 Hình 6
	( H.6 )
GV: Hình 6 cho biết kiến thức nào? Ghi giả thiết, kết luận.
HS: Ba đường thẳng song song.
 Hình 7.
	( H.7)
GV: Hình 7 cho biết kiến thức nào?
HS: Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song.
GV: Ghi giả thiết và kết luận.
HS: Còn hiểu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
 Hình 8.
	( H.8)
GV: Hình 8 cho biết những kiến thức nào?
HS: - Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.
 - Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song.
GV: Viết GT, KL bằng kí hiệu:
3. Kiểm chứng:
Trên đây là một số ví dụ về việc dạy học theo phương pháp “ Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc học Hình 7”. đã được áp dụng trong các tiết hình 7, trong quá trình luyện tập, ôn tập chương.
Qua những năm qua, tôi nhận thấy với phương pháp học ôn lý thuyết thông qua hình vẽ như trên giúp học sinh tiếp thu bài chủ động và nắm vững được kiến thức, hứng thú học môn Hình.
4. Hiệu quả đạt được:
Vận dụng phương pháp trên tôi thấy chất lượng bộ môn tăng dần qua các năm học. Số học sinh giỏi bộ môn tăng, cụ thể:
Năm học
Số HS 
Số HS giỏi bộ môn toán
Tỷ lệ
2008-2009
25
5
20%
2009-2010
31
12
39%
Qua kết quả trên tôi thấy dạy học: “ Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong môn Hình 7” là phù hợp và phát huy hiệu quả.
III Kết luận
Từ những kết quả trên đây và qua thời gian nghiên cứu chuyên đề tôi nhận thấy học sinh tiếp thu bài rất chủ động, nhớ kiến thức lâu. Phương pháp nàygiúp học sinh phát triển tự nhiên, không gò bó. Đó cũng chính là mục tiêu giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Qua nghiên cứu chuyên đề tôi nhận thấy để giảng dạy có chất lượng và hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải tích cực học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi để đổi mới phương pháp sao cho phù hợp với sách giáo khoa mới, mặt khác phải biết vận dụng các phương pháp truyền thống để động viên các em học sinh còn yếu kém để các em tự tin và có động cơ học tập đúng đắn, dần dần theo kịp được các bạn cùng lứa.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, năng lực chuyên môn còn hạn chế nên việc nghiên cứu, kiểm nghiệm của tôi còn nhiều khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để chuyên đề tôi được hoàn thiện hơn./.
 Nguyên Bình, ngày 10/05/2010
 Người viết
 Nguyễn Đức Ngọc
Nhận xét đánh giá của Hiệu trưởng
Phòng Giáo dục & Đào Tạo NGuyên Bình
Trường THCS Thị Trấn Nguyên Bình
Sáng Kiến Kinh Nghiệm
“ Phát huy tính chủ động , sáng tạo của học sinh trong môn hình học 7”
Người thực hiện: Nguyễn Đức Ngọc
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THCS Thị Trấn Nguyên Bình
Năm học 2009 - 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 7.doc