Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết luyện tập Đại số Lớp 7 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết luyện tập Đại số Lớp 7 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

I. Cơ sở lí luận:

-Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học bộ môn toán nói riêng.

-Nhằm duy trì thói quen học tập tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học toán cũng như các môn học tự nhiên khác.

-Làm cho tiết học không còn máy móc, cứng nhắc, nhàm chán, mà giúp cho giờ học sôi nổi, sinh động, thu hút sự chú ý cao độ của học sinh.

-Nâng cao vai trò chủ đạo của giáo viên, vai trò chủ động tích cực của học sinh. Phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, có thể tự khám phá những hiểu biết mới đối với bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì nắm được qua họat động chủ động của chính mình. Tính tích cực trong họat động học tập tạo những hứng thú, giúp cho học sinh tự giác tư duy độc lập. Tư duy độc lập là mầm mống của sự sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác, sự hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.

 

doc 16 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết luyện tập Đại số Lớp 7 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Oâ5
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài:
Năm học 2005-2006 là năm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thay sách lớp 9 ở cấp trung học cơ sở, mỗi giáo viên chúng ta cần phải nổ lực phấn đấu nhiều hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần thay sách. Nhưng đổi mới như thế nào để trong một tiết dạy, chúng ta vẫn đảm bảo được hiệu quả, vừa thể hiện được tính tích cực của học sinh, vừa tạo được sự hứng thú cho các em trong tiết học.
Trong những năm học gần đây, sự nghiệp giáo dục đã và đang được đổi mới, đặc biệt là phương pháp dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm”. Vì thế mà tôi luôn cố gắng tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. Đặc biệt là phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết luyện tập, từ đó tạo cho các em lòng say mê học Toán.
Để thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, kết hợp vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu chương trình và đối tượng học sinh. Xuất phát từ thực tế khách quan là khả năng học tập chưa đồng đều và sự thụ động của học sinh trong giờ học toán đã thôi thúc tôi chọn đề tài:
“Tổ chức tiết luyện tập Đại số lớp 7 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”
II. Nhiệm vụ của đề tài:
Giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo trong giờ học toán. 
III. Đối tượng nghiên cứu:
Tiết luyện tập “ Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận” trong chương trình Đại số lớp 7.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Cơ sở lí luận:
-Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học bộ môn toán nói riêng.
-Nhằm duy trì thói quen học tập tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học toán cũng như các môn học tự nhiên khác.
-Làm cho tiết học không còn máy móc, cứng nhắc, nhàm chán, mà giúp cho giờ học sôi nổi, sinh động, thu hút sự chú ý cao độ của học sinh.
-Nâng cao vai trò chủ đạo của giáo viên, vai trò chủ động tích cực của học sinh. Phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, có thể tự khám phá những hiểu biết mới đối với bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì nắm được qua họat động chủ động của chính mình. Tính tích cực trong họat động học tập tạo những hứng thú, giúp cho học sinh tự giác tư duy độc lập. Tư duy độc lập là mầm mống của sự sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác, sự hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.
II. Nội dung đề tài:
“Tổ chức tiết luyện tập Đại số lớp 7 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh” thể hiện cách tổ chức của thầy và họat động của trò. Trong tiết luyện tập với hình thức họat động chủ yếu là:
-Họat động thảo luận theo nhóm.
-Họat động trò chơi học tập.
III. Biện pháp cụ thể:
 1-Hình thức họat động chủ yếu trong tiết luyện tập:
 a)Họat động thảo luận theo nhóm:
-Khi họat động nhóm, tất cả học sinh đều được tham gia chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, cùng xây dựng kiến thức mới bằng cách nói ra những điều đang suy nghĩ. Mỗi học sinh có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình đối với vấn đề cần giải quyết, thấy mình cần phải học hỏi thêm những gì, như thế bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau, chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
-Xây dựng cho học sinh nếp họat động nhóm, giúp học sinh có được ý thức tự chủ, độc lập, tạo cơ hội cho học sinh hòa nhập cộng đồng, tập lắng nghe ý kiến của người khác, tập thể hiện quan điểm của bản thân, tạo cơ hội cho học sinh nâng cao năng lực hợp tác, biết đánh giá ý kiến của bạn, xác định trách nhiệm của cá nhân trong một tập thể.
* Cách tổ chức họat động nhóm:
-Giáo viên đưa phần việc mà các nhóm phải giải quyết lên màn hình, tất cả học sinh theo dõi.
-Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm và thời gian họat động nhóm. Giáo viên hướng dẫn cách làm việc của nhóm.
-Học sinh trong nhóm thảo luận, trao đổi ý kiến (nhóm trưởng hướng dẫn phân tích trình bày nếu thấy cần).
-Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. (Giáo viên lưu ý học sinh không được đọc bài làm mà nêu lại cách làm của nhóm).
-Giáo viên gọi một học sinh nhóm khác nhận xét. Sau đó giáo viên nhận xét và sửa sai (nếu cần).
* Những yêu cầu đối với học sinh để họat động nhóm đạt hiệu quả:
-Học sinh đọc to đề bài, cả lớp theo dõi để hiểu kĩ đề bài. Yêu cầu học sinh cho biết đề bài cho gì, hỏi gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm lời giải bằng nhiều phương pháp, khuyến khích học sinh tìm ra những cách giải khác nhau.
-Tổ chức nhiều hình thức họat động nhóm: nhóm nhỏ 2 học sinh, nhóm cố định, nhóm ngẫu nhiên 
-Thường xuyên có sự kiểm tra đánh giá kết quả họat động của nhóm và chấm điểm công khai. Giáo viên lưu ý cần khen nhiều hơn chê, thật tế nhị khi chỉ ra những khuyết điểm của học sinh. Tạo điều kiện để học sinh được nói trước lớp tùy theo mức độ của bài tập, bài đơn giản gọi học sinh yếu, trung bình; bài khó gọi học sinh khá giỏi. Giáo viên cần chú ý rèn phong cách học sinh khi trình bày (phần tự giới thiệu, lời nói rõ ràng, tư thế đứng, vị trí đứng ..) 
 b)Trò chơi học tập:
-Trò chơi học tập là trò chơi mà luật chơi của nó bao gồm các qui tắc gắn với những kiến thức, kĩ năng có được trong họat động học tập, gắn với nội dung bài học của học sinh, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi. Thông qua chơi, học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống của trò chơi. Và qua đó, học sinh được thực tập luyện tập, củng cố, mở rộng những kiến thức, kĩ năng đã học. Như vậy, trò chơi học tập các kiến thức, kĩ năng môn Tóan được đưa vào nhiệm vụ chơi.
-Tổ chức trò chơi học tập cho HS là làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng hứng thú của quá trình chơi.
-Tổ chức trò chơi học tập giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng 
thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã tích luỹ thông qua hoạt động chơi, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy và học trở thành hoạt động vui chơi và hấp dẫn 
“ Chơi mà học, học mà chơi” 
ä Cách tổ chức trò chơi:
Giáo viên giới thiệu trò chơi, tên trò chơi . 
Giáo viên hướng dẫn cách chơi, nêu rõ luật chơi ( cách xử phạt khi phạm luật chơi).
Học sinh tham gia trò chơi .
Sau khi hoàn thành phần tham gia trò chơi học sinh nêu nhận xét kết quả .
GV nêu phần nhận xét đánh giá hoạt động chơi của học sinh và tuyên dương đợi thắng cuộc . Tuy nhiên GV cũng nên tìm ra những ưu điểm của đội thua cuộc để tuyên dương. Chẳng hạn như thái độ tham gia chơi, thực hiện nghiêm túc luật chơi, trình bày  
Giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
ä Những yêu cầu để trò chơi học tập đạt hiệu quả :
-Trò chơi phải có mục đích rõ ràng nhằm củng cố luyện tập kiến thức, kĩ năng học toán .
-Trò chơi phải chuẩn bị tốt , nắm vững yêu cầu mục đích giáo dục của trò chơi để thiết kế hành động chơi phục vụ mục đích yêu cầu ấy.
-Trò chơi phải gây hứng thú đối với học sinh .
2/ Kế hoạch bài học:
Tiết: 25 
LUYỆN TẬP
(MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN)
I/ MỤC TIÊU:
-HS làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
-Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán.
-Thông qua giờ luyện tập HS được biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế.
II/ TRỌNG TÂM:
Luyện giải các bài tập, bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
III/ CHUẨN BỊ:
-GV: Đèn chiếu, phim trong.
-HS: Phim trong.
IV/ TIẾN TRÌNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
1/ Ổn định: Kiểm diện HS.
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV đặt vấn đề đi vào tiết học mới.
GV: Ở tiết học trước ta đã được học bài gì ? 
HS: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
GV: Để giúp cho các em khắc sâu
 hơn các kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận đồng thời có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán. Tiết học hôm nay các em sẽ được hoạt động luyện tập. 
3/ Luyện tập:
GV: Gọi 2 HS lên bảng sửa bài tập. 
HS1: Sửa bài tập 8/ 44 ( SBT):
GV: Để x và y không tỉ lệ thuận với nhau, em chỉ cần chỉ ra hai tỉ 
số khác nhau.
HS2: Sửa bài 8 / 56( SGK):
Yêu cầu HS nhận xét.
GV nhận xét, ghi điểm.
GV cho HS hoạt động nhóm nhỏ ( 2 em) .
GV đưa đề bài lên màn hình .
Gọi HS đọc đề. GV tóm tắt đề 
Yêu cầu HS tìm hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày .
HS nhận xét.
GV : Vậy ai đúng, ai sai? 
GV cho HS hoạt động nhóm ( 4 em). Thời gian 5 phút.
GV đưa đề bài 15 / 44 ( SBT) và bài 10/ 56 ( SGK) lên màn hình.
GV phân công hoạt động nhóm :
Nhóm 16: Bài 15/ 44 ( SBT).
Nhóm 712: Bài 10/ 56 ( SGK):
Gọi HS đọc đề và phân tích đề
Các nhóm trưởng hướng dẫn cho các bạn.
Các nhóm thảo luận trình bày trên phim trong.
Gọi đại diện hai nhóm trình bày. 
GV kiểm tra tiếp vài nhóm còn lại.
Cả lớp nhận xét 
GV nhận xét.
4/ Củng cố:
GV tổ chức trò chơi học tập “ Ai nhanh hơn” 
GV dán hai bảng phụ đã chuẩn bị sẵn có nội dung như nhau để hai đội thi đua.
Bài tập : Hãy điền vào chỗ trống () 
a/ a, b và c là ba số theo thứ tự tỉ lệ với 2,4 và 5. Biết a+ b + c = 55 
Vậy a = . . . ; b = . . .; c = . . .
b/ x, y và z là ba số theo thứ tự tỉ lệ với 3; 6 và 9 . Biết 6x+ 3y + 2z = 5400.
Vậy x = . . . ; y = . . . ; z = . . .
GV nêu luật chơi:
Hai đội A và B thi đua xem đội nào nhanh hơn. 
Mỗi đội có 6 học sinh chỉ có một bút (hoặc một phấn ).
Mỗi học sinh viết một số, học sinh làm xong chuyền bút cho học sinh tiếp theo. Học sinh sau có thể sửa sai cho học sinh trước. Đội nào làm đúng và nhanh là thắng.
Học sinh cả lớp làm bài ra nháp, theo dõi và cổ vũ hai đội tham gia trò chơi.
GV công bố trò chơi bắt đầu và kết thúc trò chơi.
Sau đó tuyên dương đội thắng cuộc.
Qua trò chơi các em hãy rút ra nhận xét?
Nếu x, y, z tỉ lệ thuận với a, b, c thì ta có gì ?
HS: 
GV: Đây chính là bài học kinh nghiệm mà các em cần ghi nhớ.
5/ Dặn dò:
GV: Đưa phần dặn dò lên màn hình 
I/ Sửa bài tập cũ:
Bài 8/ 44 (SBT):
a/ Ta có: 
Vì 
Nên x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
b/ Ta có: 
Vậy x và y không phải là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Bài 8 / 56( SGK)
Gọi số cây ba lớp 7A, 7B, 7C phải trồng và chăm sóc lần lượt là a, b, c 
Theo đề bài ta có:
 và a+ b+ c= 24
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy số cây ba lớp 7A, 7B, 7C phải trồng và chăm sóc lần lượt là : 8 cây; 7 cây; 9 cây.
II/ Bài tập mới:
Bài 7/ 56 ( SGK):
2 kg dâu 3 kg đường.
2,5 kg dâu x kg đường?
Khối lượng dâu và đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Ta có:
Vậy : Bạn Hạnh nói đúng.
Bài 15 / 44 ( SBT):
Số đo ( độ) các góc của r ABC là A, B, C ( độ).
Theo đề bài ta có:
 và A + B+ C = 180
Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy số đo 3 góc của rABC lần lượt là: 360; 600; 840
Bài 10/ 56 ( SGK):
Gọi độ dài 3 cạnh của r ABC là a, b, c
Theo đề bài ta có:
 và a+ b+ c = 45
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy độ dài ba cạnh của tam giác lần lượt là: 10 cm; 15 cm; 20 cm.
a/ a = 10 ; b = 20; c =25
b/ x = 300; y = 600; z = 900
III/ Bài học kinh nghiệm:
Nếu x, y, z tỉ lệ thuận với a, b, c thì .
-Oân lại các dạng toán đã làm về đại lượng tỉ lê thuận.
-Bài tập về nhà: 13; 14; 15 ; 17 / 44; 45 
( SBT).
-Ôn tập đại lượng tỉ lệ nghịch ( Tiểu học)
-Xem trước bài “Đại lượng tỉ lệ nghịch”.
3/ Kết quả cụ thể:
TSHS
Giỏi 
Khá
TB
Yếu
Giữa HKI
144
46-32%
35-24%
52-36%
11-8%
Cuối HKI
144
54-38%
44-31%
38-26%
8-5%
Tăng
8-6%
9-7%
¶Tự đánh giá:
Tổ chức luyện tập đại số 7 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những nội dung mà tôi đã và đang thực hiện và thực sự có kết quả tốt.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn như một số học sinh yếu chưa phát huy được vai trò trong quá trình học tập nhóm, lớp học 
đông, bàn ghế chưa thuận lợi cho việc học theo nhóm.
 ¶ Đề xuất, kiến nghị:
Là giáo viên dạy bộ môn toán tôi rất yêu thích bộ môn mà mình được giảng dạy. Do đó mà tôi luôn mong muốn ngày càng có được phương pháp giảng dạy tốt hơn. Rất mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho chúng tôi được thường xuyên tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn. Đồng thời giới thiệu các giải pháp, các sáng kiến hay để giáo viên có điều kiện học tập để phương pháp giảng dạy ngày càng được hoàn thiện hơn đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay.
C/ KẾT LUẬN:
Phần trình bày ở trên là một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học mà tôi đã thực hiện và có kết quả khá tốt, tuy nhiên chắc chắn rằng sẽ còn nhiều giải pháp khác giúp cho học sinh học tập tốt hơn mà tôi rất cần phải học hỏi .
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn .
	 Người viết
	 Nguyễn Thị Bạch Nhan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đ&Ð
1/ Chương trình hội thảo phương pháp dạy học tích cực.
( Simone GOETSCHALCKX)
2/ Phương pháp dạy học Toán –Hoàng Chúng.
3/ Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.
(Trần Kiều).
MỤC LỤC
TRANG
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 
I/ Lý do chọn đề tài . 	 1	
II/ Nhiệm vụ của đề tài. 1 
III/ Đối tượng nghiên cứu . 2 
IV/ Phạm vi nghiên cứu. 2
B/ NỘI DUNG: 
I/ Cơ sở lý luận. 2 
II/ Nội dung đề tài. 2 
III/ Biện pháp cụ thể. 3
1/ Các hình thức hoạt động chủ yếu trong tiết luyện tập. 3
a./ Hoạt động thảo luận nhóm. 3
-Cách tổ chức hoạt động nhóm . 3
-Những yêu cầu đối với giáo viên để hoạt động thảo luận nhóm đạt hiệu quả . 4 
b/ Trò chơi học tập: 4
-Cách tổ chức trò chơi: 5
-Những yêu cầu để trò chơi học tập đạt kết quả. 5
2/ Kế hoạch bài học. 5
Giáo án tiết: Luyện tập ( Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận ). 6 
-Kết quả cụ thể. 12
-Tự đánh giá. 12
-Đề xuất kiến nghị. 13
C/ KẾT LUẬN. 13
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đ&Ð
1/ CẤP TRƯỜNG ( ĐƠN VỊ)
-Nhận xét:
-Xếp lọai:
2/ CẤP PHÒNG ( HUYỆN, THỊ):
-Nhận xét:
-Xếp loại:

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_tiet_luyen_tap_dai_so_lop_7_th.doc