SIDMOOL MIN JUNG GI VOLUFILINE AMPOULEĐề kiểm tra 1 tiết tiết: 161

SIDMOOL MIN JUNG GI VOLUFILINE AMPOULEĐề kiểm tra 1 tiết tiết: 161

Câu 1: Từ “có lẽ” trong câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?

A. Thành phần phụ chú. C. Thành phần tình thái.

B. Thành phần cảm thán. D. Thành phần gọi – đáp.

Câu 2: Từ “Trời ơi” trong câu: “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” là thành phần gì?

A. Thành phần phụ chú. C. Thành phần tình thái.

B. Thành phần cảm thán. D. Thành phần gọi – đáp.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SIDMOOL MIN JUNG GI VOLUFILINE AMPOULEĐề kiểm tra 1 tiết tiết: 161", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 161
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt học kì II lớp 9 của học sinh.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Chủ đề
NhËn biÕt
Th«ng hiÓu
VËn dông
Céng
cÊp ®é thÊp
cÊp ®é cao
TN
TL
TN
TL
Chñ ®Ò 1. C¸c thµnh phÇn c©u
Nhận ra các phần biệt lập trong câu. 
Hiểu ý nghĩa, tác dụng các thành phần biệt lập.
ViÕt ®­îc mét ®o¹n v¨n trong ®ã cã sö dông thµnh phÇn biÖt lËp.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu : 4
Số điểm : 5,5
Tỉ lệ : 55%
Chñ ®Ò 2: Liªn kÕt c©u vµ kiªn kÕt ®o¹n v¨n.
Nhớ thế nào là liên kết câu, liên kết đoạn văn.
Ph©n tÝch t¸c dông cña c¸c phÐp liªn kÕt trong mét ®o¹n v¨n.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 3
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Chñ ®Ò 3: NghÜa t­êng minh vµ hµm ý
Hiểu hàm ý được sử dụng trong văn bản.
HiÓu ®­îc ®iÒu kiÖn sö dông hµm ý.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỷ lệ
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 9
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
TIẾT: 161 (theo PPCT)
I/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Từ “có lẽ” trong câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?
A. Thành phần phụ chú.	C. Thành phần tình thái.
B. Thành phần cảm thán.	D. Thành phần gọi – đáp.
Câu 2: Từ “Trời ơi” trong câu: “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” là thành phần gì?
A. Thành phần phụ chú.	C. Thành phần tình thái.
B. Thành phần cảm thán.	D. Thành phần gọi – đáp.
Câu 3: Dòng nào nói không đúng về khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn xét về mặt nội dung?
A. Về nội dung các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn;
B. Về nội dung các đoạn văn và các câu phải được sắp sếp theo một trình tự hợp lí.
C. Về nội dung các câu và các đoạn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, liên tưởng.
D. Về nội dung các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề);các đoạn văn và các câu phải được sắp sếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gic).
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất về khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn xét về mặt hình thức?
A. Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là: phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng, phép thế.
B. Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là: phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng, phép thế, so sánh.
C. Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là: phép thế, phép nối, Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.
D. Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là: phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng, phép thế, phép nối.
Câu 5: Em hiểu ý nghĩa của thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau là gì?
“Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
A. Miêu tả về cô gái
B. Kể về cuộc gặp bất ngờ của tác giả với cô gái.
C. Thể hiện rõ mối quan hệ giữa tác giả và cô gái.
D. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái.
Câu 6: Giải đoán hàm ý trong câu in đậm sau đây?
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?
A. Trách học sinh đó đi học không mang theo đồng hồ.
B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút.
C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ.
D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ.
II/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm) 
Hàm ý của câu in đậm dưới đây là gì? Vì sao việc sử dụng hàm ý lại không thành công?
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu vẫn ngồi im []
Câu 2: (2.0 điểm)
Phân tích tác dụng của phép liên kết trong đoạn văn sau: 
“Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
	 Sự sống ấy tỏa đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức”.
(Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của văn nghệ)
Câu 3: (4.0 điểm). Viết một đoạn văn (từ 8 -> 10 câu), nội dung tự chọn, trong đó có sử dụng thành phần biệt lập. Gạch chân thành phần biệt lập đó.
Hết
(Đề kiểm tra này có 2 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 9
TIẾT: 161 (theo PPCT)
I/ Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0.5 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
B
C 
D
D
C
II/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm) 
Hàm ý của câu - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! là: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão. (0,5 điểm)
Việc sử dụng hàm ý không thành công vì: Ông Sáu vẫn ngồi im, tỏ ra không cộng tác vờ như không nghe thấy, không hiểu ý. (0,5 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
- Phép lặp từ văn nghệ ở đoạn đầu (Câu 1,2) có tác dụng liên kết câu.
- Phép lặp từ sự sống (Câu 2,3) và văn nghệ (câu 4) ở đoạn thứ hai có tác dụng liên kết đoạn văn.
- Phép lặp từ tâm hồn (câu 3,4) trong đoạn hai có tác dụng liên kết câu.
-> Phép lặp từ ngữ nêu trên đã làm cho đoạn trích trở nên chặt chẽ, nội dung đoạn văn rõ ràng, dễ hiểu.
Câu 3: (4.0 điểm)
* Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng:
- Viết đoạn văn có nội dung trong sáng, rõ ràng (1 điểm)
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi; (0,5đ)
- Đảm bảo số câu quy định; (0,5đ)
- Có sử dụng thành phần biệt lập và gạch chân (2 điểm)
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 161.doc