Tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn 7 - Phần 3

Tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn 7 - Phần 3

1. Cuộc đời thăng trầm của một thi thánh:

Đỗ Phủ (712-770) tự Tử Mĩ, hiệu Thảo Đường, người đời sau gọi là Đỗ Thiếu Lăng, Đỗ Lăng Tẩu, Đỗ Công Bộ hay còn gọi là Lão Đỗ để phân biệt với Tiểu Đỗ Đỗ Mục. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại lâu đời ở huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam. Ông nội là Đỗ Thẩm Ngôn, một nhà thơ nổi tiếng thời Sơ Đường. Cha là Đỗ Nhàn, có làm quan. Thời niên thiếu tính từ năm 712 khi ông mới trào đời cho đến năm 746 kết thúc đợt ngao du lần thứ ba, với khoảng thời gian ba mươi lăm năm, Đỗ Phủ sống gữa thời kỳ phồn vinh của xã hội phong kiến thời Đường.

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn 7 - Phần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Phủ
1. Cuộc đời thăng trầm của một thi thánh: 
Đỗ Phủ (712-770) tự Tử Mĩ, hiệu Thảo Đường, người đời sau gọi là Đỗ Thiếu Lăng, Đỗ Lăng Tẩu, Đỗ Công Bộ hay còn gọi là Lão Đỗ để phân biệt với Tiểu Đỗ Đỗ Mục. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại lâu đời ở huyện Củng, nay thuộc tỉnh Hà Nam. Ông nội là Đỗ Thẩm Ngôn, một nhà thơ nổi tiếng thời Sơ Đường. Cha là Đỗ Nhàn, có làm quan. Thời niên thiếu tính từ năm 712 khi ông mới trào đời cho đến năm 746 kết thúc đợt ngao du lần thứ ba, với khoảng thời gian ba mươi lăm năm, Đỗ Phủ sống gữa thời kỳ phồn vinh của xã hội phong kiến thời Đường. Công việc chính của ông lúc này là làm thơ, ngao du sơn thủy. Với trí thông minh hơn người, Đỗ Phủ bắt đầu sáng tác thơ ca vào lúc bẩy tuổi. Tài cộng với sự cần cù nhẫn nại: "Đọc sách vỡ muôn quyển, Hạ bút như có thần" (Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận) khiến ông đến năm mười bốn tuổi đã trở thành nhà thơ trẻ được các bậc đàn anh mến phục.Ông còn được các nhà tinh thông âm luật như Lý Phạm, Thôi Điều, danh ca Lý Quy Niên,... mến chuộng. Điều đó chứng tỏ ông còn là một nhà thẩm âm thành thạo.Năm hai mươi tuổi, đúng vào thời kỳ cực thịnh của thời Đường, "Đi xa không phải chọn này tốt", Đỗ Phủ bắt đầu đi ngao du trước sau ba lần với khoảng thời gian trên dưới mười năm.Lần thứ nhất ông đi suốt cả vùng Ngô Việt, Kim Lăng, Tường Châu, Tô Châu, Sơn Âm, Tiền Đường. Năm hai mươi bốn tuổi, ông trở về Lạc Dương thi tiến sĩ. Tuy thi hỏng nhưng ông rất bình thản, tiếp tục cuộc sống ngao du.Lần thứ hai ông đến vùng Tề Triệu, một dải Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc, ngao du và săn bắt là việc làm chính của ông trong thời kỳ này. Năm 744, ông gặp Lý Bạch tại Lạc Dương. Đại thi hào Lý Bạch hơn ông mười một tuổi lúc này mới từ Trường An trở về vì sự dèm pha của Cao Lực Sĩ.
 Lần thứ ba Đỗ Phủ cùng Lý Bạch, Cao Thích rủ nhau đi săn bắn, uông rượu ngâm thơ, thăm hỏi kẻ ẩn sĩ gần xa. Mùa thu năm sau (745) hai người chia tay tại quận Lỗ (Duyện Châu, Sơn Đông). Từ đó hai người không gặp nhau lần nào nữa, nhưng tình bạn thì gắn bó suốt đời...Những năm ngao du sơn thủy này đã bồi dưỡng tinh thần lạc quan yêu đời và lòng dũng cảm, góp phần làm phong phú nội dung và phong cách thơ ca của Đỗ Phủ. Những bài thơ của Đỗ Phủ sáng tác trong thời kỳ này được truyền lại không nhiều nhưng những bài như: Họa ưng, Vọng nhạc, Tráng du, Phòng binh tào hồ mã,... cho thấy phần nào tài năng xuất chúng của nhà thơ từ những ngày còn trẻ.
 Năm 746, sau khi chia tay Lý Bạch, Đỗ Phủ trở về Trường An, kết thúc quãng đời ngao du đó đây. Lần này ông trở về không ngoài mục đích thực hiện hoài bão từ lâu ấp ủ trong lòng:
"Trí quân Nghiêu, Thuấn thượng
Tái sử phong tục thuần"
(Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận)
 Đó chính là ước mơ và lý tưởng chính trị của ông. Theo ông thì đó là con đường duy nhất để thực hiện lý tưởng đó là phải thi đỗ và làm quan. Nhưng tiếc thay, đến đâu ông cũng vấp phải trở ngại. Lúc này Đường Huyền Tông bỏ bê triều chính, giao phó mọi việc cho hai tên gian thần là Lý Lâm Phủ và Dương Quốc Trung. Tuy Đường Huyền Tông hạ chiếu ai có tài thì đi dự thi, nhưng trong khóa thi này Tể tướng Lý Lâm Phủ đánh hỏng hết tất cả các thí sinh để khoe rằng trong những khóa thi trước y sáng suốt lựa chọn hết nhân tài, nên bây giờ chẳng còn một ai và đây cũng là dịp để Lý Lâm Phủ chặn đường tiến cử hiền tài, nhằm củng cố thế lực của phe cánh y. Đỗ Phủ cũng như những thí sinh khác trong đó có Nguyên Kết, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường bị đánh hỏng. Từ đây Đỗ Phủ nhận thức đầy đủ hơn bộ mặt chính trị nhà Đường do bọn gian quan nịnh thần khống chế. Để tìm lối thoát, nhiều lần ông gặp gỡ, dâng thư cho các bậc quyền quý mong được tiến cử, nhưng không có kết quả mà cuộc sống thì ngày càng nghèo khốn.
 Năm 751, nhân Đường Huyền Tông cử hành đại lễ, Đỗ Phủ dâng lên Tam đại lễ phú, được Đường Huyền tông khen ngợi cho ghi tên vào Tập hiền viện, chờ bổ dụng. Nhưng vì bị Lý Lâm Phủ cản trở nên Đỗ Phủ chờ mãi vẫn không có tin gì. Mãi đến năm 755, Đỗ Phủ được bổ làm Hà Tây huyện úy. Mặc dù bao năm sống khổ cực ở đất Trường An nhưng Đỗ Phủ quyết không nhận chức vì chức huyện úy này buộc ông phải cúi đầu vâng lệnh quan trên, đánh đập kẻ dưới. Bị ông cự tuyệt giai cấp thống trị nhà Đường giao cho ông chức quản lý kho quân giới. Thật mỉa mai thay, một con người nuôi hy vọng giúp vua vượt Nghiêu Thuẫn giờ đây chỉ làm anh quản lý kho! Đỗ Phủ nhận chức, ông xin phép về huyện Phụng Tiên thuộc tỉnh Thiểm Tây thăm gia đình. Có ngờ đâu khi vừa về đến nhà thì đứa con trai đã chết đói.
 Từ năm 746 đến năm 755, vì thất ý trên con đường công danh, lại thêm cuộc sống gian nan cực khổ, Đỗ Phủ đã sáng tác hàng loạt bài thơ giàu tính hiện thực xúc động lòng người. Lệ nhân hành, Binh xa hành, Xuất tái, Vịnh hoài ngũ bách tự,... đánh dấu khởi điểm mới trong sáng tác của nhà thơ, một bước phát triển mới trong phong cách sáng tác hiện thực phê phán.
 Trong số những bài thơ sáng tác thời kỳ này có thể kể bài Tự kinh phó Phụng Tiên vịnh hoài ngũ bách tự là bài thơ tổng kết mười năm khốn khổ trên đất Trường An của ông.
 Cùng lúc Đỗ Phủ ra làm quan thì thời cuộc cũng có những biến đổi lớn lao. Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn nổi loạn ở Phạm Dương và nhanh chống đánh xuống Lạc Dương, Đồng Quan, Trường An. Tháng 8 năm 756, nghe tin Lý Hanh con của Đường Minh Hoàng lên ngôi ở Linh vũ lấy hiệu Đường Túc Tông, Đỗ Phủ tìm Túc tông. Giữa đường ông bị giặc bắt giải về Trường An. Nửa năm trời sống trong vùng địch tận mắt thấy cảnh đất nước bị dày xéo, ông viết khá nhiều bài thơ lâm ly, thống thiết như Bi Trần Đào, Bi Thanh Bản, Xuân vọng, Ai giang đầu,...
 Tháng giêng năm Chí Đức thứ nhất (756), không chịu hợp tác với giặc Đỗ Phủ không quản nguy hiểm tìm đường chốn khỏi Trường An tìm về Phụng Tường, nơi chính quyền mới đóng. Đỗ Phủ được giữ chức Tả thập di. Tháng 9 năn 757, quân Đường lấy lại được Trường An, Đỗ Phủ bèn đưa gia quyến về Trường An.
 Ở Trường An không được bao lâu, vì dâng sớ cứu Phùng Quán thua trận Trần Đào, nên Đỗ Phủ bị gian thần hãm hại. Tháng 6 năm 758, ông bị biếm ra làm Tư công tham quân, một chức quan coi việc tế tự nghi lễ ở Hoa Châu. Mùa xuân năm 759, trên đường từ Lạc Dương đi Hoa Châu, nhìn thấy cảnh đau thương vô hạn của nhân dân ông viết sáu bài thơ nổi tiếng: Tam biệt, Tam lại được người đời truyền tụng.
 Tháng 7 năm 759, Đỗ Phủ xin từ quan đưa gia đình từ Hoa Châu đến Đồng Cốc. Tại đây, ông phải đi lượm hạt dẻ, đào hoàng tinh bao phen trở về tay không, con cái đói meo kêu khóc. Ông làm bảy bài Càn Nguyên Đồng Cốc huyện tác ca than thở cảnh khốn cùng lưu lạc, xa cách anh em. Chưa đầy hai tháng, ông lại từ Đồng Cốc đến Thành Đô - Tứ Xuyên. Mùa xuân năm 760, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè ông dựng mái nhà tranh bên suối Hoãn Hoa, đặt tên là Thảo Đường. Ông gửi thư đi các nơi xin đào, lý, mai, cúc,... các thứ cỏ hoa về trồng. Thảo Đường ở phía tây, quay lưng vào quách Thành Đô, ngoài là đường Thạch Tuân, phường Bích Khê, phía bắc đầm Bách Hoa, phía tây cầu Vạn Lý, suối Hoãn Hoa, gần sông Cẩm, phía tây bắc trông ra núi Tây Lĩnh quanh năm tuyết phủ. Phong cảnh hữu tình, ngôi nhà nhỏ càng đượm màu thanh nhã...
 Lúc này Thành Đô chưa có nạn binh đao. Ông được sống những ngày thư thái, đánh cờ với vợ, câu cá cùng con, uống rượu với người trong xóm. Ông sinh sống bằng chính mảnh đất của mình, trồng cây thuốc cây ngô. Thế là trong sáng tác xuất hiện một khoảng trời nghệ thuật mới với vẻ đẹp đẹp hoà bình, êm ả của thiên nhiên, xoa dịu những vất vả đắng cay trong cơn loạn lạc. Sáng tác thời kỳ này của ông chủ yếu là thể loại tuyệt cú, tả cảnh điền viên sơn thuỷ và gửi gắm ước mơ trở về cố hương...
 Tuy nhiên cảnh yên bình ấy không kéo dài được lâu. Mùa thu năm ấy, một cơn gió lốc lật mất mái tranh Thảo Đường, ông làm bài thơ nổi tiếng Mao ốc vi thu phong sở phá ca, mơ ước "Có ngôi nhà lớn muôn gian để che chở cho kẻ nghèo khắp thiên hạ. Bao giờ nhà lớn sừng sững hiện ra, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được". Đầu năm Bảo ứng (762) vì loạn ông đưa gia đình chạy loạn khắp nơi, gần hai năm sau mới trở về lại mái nhà tranh ở Thành Đô. Được Nghiêm Vũ tiến cử, Đỗ Phủ nhận chức Kiểm hiệu công bộ viên ngoại lang. Nghiêm Vũ mất, ông cũng thôi việc. Lúc này bao bạn thân của ông như Lý Bạch, Cao Thích lần lượt từ giã cõi đời, để lại cho ông nỗi buồn vô hạn. Ông lại phiêu bạt tới vùng Quỳ Châu.
 Qua bao nhiêu năm lưu lạc gian nan, giờ đây sức yếu, tuổi già, ông thường xuyên bị bệnh. Quỳ Châu là nơi có nhiều di tích nổi tiếng như thành Bạch Đế, Bát trận đồ của Gia Cát Võ Hầu, nhà Tống Ngọc, Dữu Tín,... nên ông làm năm bài Chư tướng, năm bài Vịnh hoài cổ tích, tám bài Thu hứng nổi tiếng. Trong hai năm ở Quỳ Châu ông sáng tác 437 bài thơ, chiếm ba phần mười toàn bộ thơ ca của ông, thơ luật chiếm đa số. Chất hiện thực trong thơ ông không thay đổi, vẫn dạt dào tình cảm yêu nước, yêu dân, tuy âm điệu có phần bi thương hơn trước. Ông bỏ công làm thơ luật nhiều hơn trước và đã đẽo gọt, đưa thơ luật lên đến đỉnh cao của nó.
 Năm Đại Lịch III (768), Đỗ Phủ rời Quỳ Châu, lênh đênh trôi dạt khắp nơi đến Giang Lăng, Công An (Hồ Bắc), Nhạc Châu (Nhạc Dương, Hồ Bắc), rồi theo sông Tương ra Đàm Châu (Tương Đàm, Hồ Nam). ở đây ông gặp lại danh ca Lý Quy Niên và làm bài tuyệt cú Giang Nam 
phùng Lý Quy Niên nổi tiếng. Đàm Châu có loạn, Đỗ Phủ lại cùng vợ con xuống thuyền đi Hành Châu (Hành Dương, Hồ Nam), dự định theo sông Hán về Trường An. Cuộc sống đói rét, bệnh tật, phiêu bạt cứ dày vò nhà thơ mãi. Mùa đông năm 770, bệnh tật nằm trên thuyền nghe gió thổi, Đỗ Phủ làm bài thơ ba mươi sáu vần Phong tật chu trung phục chẩm thư hoài. Đó là thiên tuyệt bút của nhà thơ. Vì chẳng bao lâu sau, mùa đông năm Đại Lịch thứ năm (770), Đỗ Phủ nhắm mắt lìa đời trong chiếc thuyền rách nát lênh đênh trên sông Tương. Những bước thăng trầm mà trầm nhiều hơn thăng của cuộc đời nhà thơ kết thúc.
 Các nhà thơ Đường hiếm có ai nghèo khổ, lao đao và chịu ảnh hưởng của chiến tranh và loạn lạc nhiều như ông. Sau khi Đỗ Phủ tạ thế, gia nhân vì nghèo túng quá, đành phải tạm đặt linh cữu thi sĩ tại Nhạc Châu (Nhạc Dương, Hoài Nam). Đến đời cháu là Đỗ Tự Nghiệp, mới đến Nhạc Châu, đem linh thần về táng tại chân núi Thủ Dương, ở Lạc Dương (Hà Nam), gần mộ Đỗ Dự và Đỗ Thẩm Ngôn.
 Khi Đỗ Tự Nghiệp đưa linh thân Đỗ Phủ qua Kinh Châu, có gặp thi sĩ Nguyên Chẩn trên đường đi. Nguyên Chẩn viết một bài minh đề trên mộ Đỗ Phủ, nói rằng: "Từ khi có thi nhân đến giờ, không có ai vĩ đại bằng Tử Mỹ!". Đúng thế, Đỗ Phủ chẳng những vĩ đại đối với Trung Quốc mà còn vĩ đại đối với cả nhân loại nữa...
2. Tác phẩm:
 Thơ Đỗ Phủ tập trung biểu hiện ba khía cạnh chủ yếu: tinh thần phản kháng cường quyền, lòng yêu thương nhâ ... i đặc sắc của từng thi sĩ. Người làm thơ xưa nay chưa từng có ai như Đỗ Tử Mỹ" (Đường cố kiểm hiệu Công bộ viên ngoại lang Đỗ quân mộ hệ minh).
 Đỗ Phủ để lại cho đời hơn 1400 bài thơ, phân thành hai loại lớn: cổ thể thi và cận thể thi. Cổ thể thi là loại thơ tự do, cận thể thi là loại thơ cách luật.
- Cổ thể thi: 416 bài trong đó ngũ ngôn cổ thể 271 bài, thất ngôn cổ thể 145 bài.
- Cận thể thi: 1037 bài trong đó luật thi có 772 bài, bài luật có 127 bài, tuyệt cú có 138 bài (31bài ngũ ngôn, 107 bài thất ngôn).
Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh tên thường gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, trong thời kỳ đầu hoạt động cách mạng mang tên Nguyễn Ái Quốc. Người sinh ngày 19-5-1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Song thân của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan. Tuổi trẻ Người đã học chữ Hán trong gia đình, học trường Quốc học Huế, và có thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) với tên gọi Nguyễn Tất Thành. 
 Năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 1 - 1919, Người đưa bản Yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng, tự do đến Hội nghị Vecxay (Pháp). Năm 1920, Người dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên đầu tiên tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Hồ Chí Minh đã tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng như : Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức của Á Đông và chủ tọa hội nghĩ thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước tại Hương Cảng, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)
 Tháng 2-1941, Người về nước hoạt động và thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945). Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình và sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên (6-1-1946), Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Người qua đời ngày 2-9-1969.
 Năm 1990, nhân dịp kỉ niệm 100 năm sinh của Hồ Chí Minh, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Người là "anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn". Hồ Chí Minh là người chiến sĩ kiên cường trên suốt nửa thế kỉ tham gia đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Trong sự nghiệp cách mạng lớn lao của Người, có một di sản đặc biệt để lại cho dân tộc, đó là sự nghiệp văn học.
Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh (1942-1988), tên thật Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, là một nhà thơ nữ Việt Nam.
Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại quê: xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Bà xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. 
+ Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở người ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Viena (Áo). 
+ Từ năm 1962 đến 1964, bà học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam. Bà là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. 
+ Năm 1973, bà kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. 
+ Từ năm 1978 đến lúc mất bà làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới. 
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
Tác phẩm 
Tơ tằm - chồi biếc (thơ, in chung) 
Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung) 
Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974) 
Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978) 
Sân ga chiều em đi (thơ, 1984) 
Tự hát (thơ, 1984) 
Hoa cỏ may (thơ, 1989) 
Thơ Xuân Quỳnh (1992 , 1994) 
Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994) 
Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung) 
Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 1982) 
Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985) 
Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi - 1981) 
Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984) 
Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986) 
Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995
Xuân Quỳnh (1942-29/8/1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, vốn là diễn viên múa từ năm 13 tuổi, có thơ đăng báo năm 19 tuổi, trở thành nhà thơ chuyên nghiệp sau khi qua lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ khóa đầu tiên của Hội Nhà Văn Việt Nam (1962-1964).
Tiếng gà trưa 
(hình minh họa) 
Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình... Hiện thực xã hội, sự kiện đời sống hiện diện như một bối cảnh cho tâm trạng. Do vậy thơ Xuân Quỳnh hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng không là thứ tháp ngà xa rời đời sống. Thơ chị là đời sống đích thực, đời sống của chị trong những năm đất nước còn chia cắt, còn chiến tranh, còn nghèo, còn gian khổ, là những lo toan con cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ, người phụ nữ làm thơ thường ngược xuôi trên mọi ngả đường bom đạn. Xuân Quỳnh không làm ra thơ, không chế tạo câu chữ mà chị viết như kể lại những gì chị đã sống, đã trải. Nét riêng của Xuân Quỳnh so với thế hệ nhà thơ hiện đại cùng thời chính là ở khía cạnh nội tâm đó. Thơ chị là thơ mang tâm trạng. Thời ấy nhiều bài thơ thiên về phản ánh sự kiện, cốt để được việc cho đời, còn tâm trạng tác giả thường là tâm trạng chung của xã hội, vui buồn tác giả hòa trong vui buồn chung của công dân. Tâm trạng thơ Xuân Quỳnh là tâm trạng nảy sinh từ đời sống của chính chị, từ hoàn cảnh của riêng chị. Viết trên đường 20 là bài thơ chiến tranh nhưng lại mang nỗi lòng trăn trở xao xác của một người đang yêu. Có bài bề bộn chi tiết hiện thực như một ký sự. 
 Những năm ấy, đúng là ký sự về đời sống Hà Nội những năm chống Mỹ, nhưng nó không thành ký mà vẫn là thơ do nỗi lòng riêng của tác giả đã tạo nên một mạch trữ tình xâu chuỗi các chi tiết rời rạc của ngày thường lại, tổ chức nó thành kết cấu của bài thơ. Xuân Quỳnh có tài tỏa lên các chi tiết ngẫu nhiên quan sát được từ đời sống một từ trường cảm xúc của nội tâm mình, biến các chi tiết đời trở nên thơ, có sức gợi, sức ám ảnh kỳ lạ (Trời trở rét, Không đề, Gió Lào cát trắng, Mùa hoa doi, Hoa cỏ may...)
 Thơ Xuân Quỳnh giàu tình cảm, tình cảm sâu và tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau tình cảm ấy lại là tư tưởng có tính khái quát, triết lý (Cơn mưa không phải của mình, Đồi đá ong và cây bạch đàn, Chuyện cổ tích về loàìi người, Những người mẹ không có lỗi...) Đấy là những triết lý nảy sinh từ đời sống, nó có tính thực tiễn, giúp ích thật sự cho người đọc nhận thức và xử lý việc đời, không phải thứ triết lý tư biện, viễn vọng mà chẳng dùng được vào việc gì.
 Đề tài, đối với Xuân Quỳnh, không phải là quan trọng. Điều chị quan tâm là chủ đề. Thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng có tứ, chị dùng tứ để bộc lộ chủ đề. Đây là một đóng góp đáng quý của Xuân Quỳnh vì giai đoạn ấy thơ chúng ta rất lỏng về tứ. Xuân Quỳnh có năng khiếu quan sát. Chị quan sát bằng tất cả giác quan và phong phú trong liên tưởng. Chi tiết vốn quen thuộc bỗng trở nên mới lạ, tạo ý vị cho câu thơ. Một màu cỏ mùa xuân: 
"Cỏ bờ đê rất lạ
Xanh như là chiêm bao."
Tiếng mưa trên lá cọ: 
"Mưa trên cọ bàng hoàng rồi vụt tạnh."
 Cũng có thể vì có tài quan sát mà ở một số bài Xuân Quỳnh ham tả, ham kể. Kể có duyên nhưng vẫn làm loãng chất thơ. Những bài thơ dài của Xuân Quỳnh thường dài vì rậm chi tiết.
Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỷ 20.
Vũ Bằng
Vũ Bằng (1913 – 1984) tên thật là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo, nổi tiếng của Việt Nam.
Tiểu sử 
Nhà văn Vũ Bằng sinh 3 tháng 6, năm 1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú Tài Pháp.
 Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, và liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê. Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ làm chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai, Hà Nội, nên ông được cưng chiều, không bị thiếu thốn, vì vậy việc ông lao vào nghề viết không phải vì mưu sinh.
 Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Năm 1954, ông vào Nam, để lại vợ và con trai ở Hà Nội, năm 1967, bà Quỳ qua đời. Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn. Ông mất ngày 7 tháng 4, năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, thọ 70 tuổi. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2007.
 Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm...
Nghiệp văn chương Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầy tay Lọ Văn.Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, 40, nghĩa là lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài GònVà có thể nói trong lịch sử văn học từ những năm 30 cho đến năm 1954, Vũ Bằng là một trong những người hoạt động sôi nổi nhất. Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương .Thế rồi khi in được vài truyện ngắn và tiểu thuyết, Vũ Bằng sa vào lãnh vực ăn chơi vào loại khét tiếng. Khoảng năm 1934-1935, Vũ Bằng nghiện á phiện rất nặng suốt 5 năm. Nhờ người cô ruột và nhờ vợ là Nguyễn thị Quỳ thường xuyên săn sóc, khuyên nhủ, cộng với sự quyết tâm của bản thân nên ông đã cai được, rồi viết cả một cuốn tự truyện mang tên Cai. Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) và trong Thương nhớ mười hai (hồi ký, 1972)
Tác phẩm
* Lọ Văn (tập văn trào phúng, 1931)
* Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937)
* Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940)
* Tội ác và hối hận (tiểu thuyết, 1940)
* Để cho chàng khỏi khổ (tiểu thuyết, 1941)
* Bèo nước (tiểu thuyết, 1944)
* Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941)
* Cai (hồi ký, 1944)
* Ăn tết thủy tiên (1956)
* Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960)
* Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969)

Tài liệu đính kèm:

  • docTAC GIA NGU VAN 7 PHAN 3.doc