“Truyện Kiều” từ trước tới nay vẫn được coi là một tác phẩm văn học cổ điển ưu tú trong lịch sử văn học nước ta, được phổ biến rất rộng rãi trong nhân dân. Dưới rất nhiều hình thức, như: lẩy Kiều, tập Kiều, bói Kiều, đố Kiều Gần 200 năm từ “Truyện Kiều” ra đời tới nay, nhân loại đã tốn không biết bao nhiêu là giấy mực để bàn tới nó. Nói chuyện “văn nghệ giữa đời thường”, chúng tôi xin phiếm đàm đôi nét về THI – TỬU trong “Truyện Kiều”- Vốn là một đề tài từ trước tới nay hình như rất ít người đề cập.
Ngµy 04/09/2010 Ch÷ “töu” trong “TruyÖn KiÒu” cña NguyÔn Du “Truyện Kiều” từ trước tới nay vẫn được coi là một tác phẩm văn học cổ điển ưu tú trong lịch sử văn học nước ta, được phổ biến rất rộng rãi trong nhân dân. Dưới rất nhiều hình thức, như: lẩy Kiều, tập Kiều, bói Kiều, đố Kiều Gần 200 năm từ “Truyện Kiều” ra đời tới nay, nhân loại đã tốn không biết bao nhiêu là giấy mực để bàn tới nó. Nói chuyện “văn nghệ giữa đời thường”, chúng tôi xin phiếm đàm đôi nét về THI – TỬU trong “Truyện Kiều”- Vốn là một đề tài từ trước tới nay hình như rất ít người đề cập. Cầm, kỳ, thi, tửu xưa nay, vốn là một thú tiêu khiển hào hoa của các bậc tao nhân mặc khách. Nguyễn Du mượn hình tượng Vương Thúy Kiều để giải bày tâm sự của mình. Cứ như Nguyễn Du miêu tả, thì Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, có thể làm xiêu thành đổ quách; nhưng dường như trong số kiếp đã ẩn sẵn “một thiên bạc mệnh”. Chính vì vậy, khi tình yêu giữa nàng và chàng Kim mới vừa chớm nở, họ đã lập tức thành tâm giao tâm đắc, tri kỷ tri âm, cùng vịnh thơ với nhau, nâng bầu mời rượu với nhau. Ưu ái cho tình yêu của đôi trai tài gái sắc, chỉ trong một ngày, Nguyễn Du đã phóng tay, để cho họ được tới hai lần uống rượu với nhau. Lần thứ nhất vào ban ngày. Nhân cha mẹ và hai em về dự sinh nhật bên ngoại, Thúy Kiều đã tìm đến tận thư phòng của Kim Trọng để tình tự. Kiều vẽ tranh Đạm Thanh. Chàng Kim thảo vài câu thơ vào tranh ấy. Rồi hai người chuốc rượu mời nhau. Xét theo quan điểm “nam nữ thụ thụ bất thân”, việc chỉ có hai người với nhau trong thư phòng vắng vẻ, đã là một điều cấm kỵ; đằng này, cụ Nguyễn còn giải phóng cho họ nâng ly mời nhau, thì cụ Nguyễn qủa là người đi tiên phong đầu tiên trong lĩnh vực giải phóng phụ nữ. Phải chăng đây là lần đầu Kiều uống rượu: Đủ điều trung khúc ân cần, Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng. “Trung khúc” là khúc lòng thầm kín. “Đủ điều trung khúc ân cần” là hai người nói với nhau rất nhiều về nỗi niềm thầm kín của lứa đôi. Đã vậy lại còn thêm chén rượu nồng đưa đẩy, đến mức “lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng”. “Chén xuân” là chén rượu tỏ tình yêu. Càng uống càng thấy “lòng xuân” tràn đầy tình yêu “phơi phới”, đến mức đã “tàng tàng” với nhau, tức cả hai đều đã ngà ngà vì nhau và vì rượu. Không biết cuộc hàn huyên bắt đầu từ bao giờ. Nhưng chắc chắn là nó đã kéo dài tới mức cả hai đều quên cả thời khắc, nên mới giật mình nhận thấy: “Trông ra ác đã ngậm sương non đoài”. Uống như vậy gọi là uống rượu tình trong buổi đầu bày tỏ. Chỉ có hai người thôi. Cụ Nguyễn thật là khéo. Vậy mà nào đã thôi đâu. Liền đó, cụ Nguyễn đã mạnh bạo đi thêm nước cờ thứ hai, mà tôi dám đoan chắc rằng, toàn bộ giai cấp thống trị phong kiến, và những nhà hũ nho phong kiến, nhất định sẽ phải dãy nãy lên mà la làng. Vì cụ Nguyễn đã cách tân qúa thể, khi cụ dám để Thúy Kiều ngay trong đêm hôm đó, khi vừa mới chia tay trở về, đã lập tức quay ngay trở lại, bằng cách “xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình”. Qủa là táo bạo tới không tưởng nổi. Thân gái đêm hôm, dám một mình xăm xăm đi tắt tới nhà trai. Vào thời ấy, hẳn chỉ có Nguyễn Du mới dám viết như vậy. Và cuộc rượu ái tình lần này mới thật là đáng nhớ. Thơ Nguyễn Du dành cho họ, cứ như chảy tràn ra từ đáy cốc; lóng lánh ngời lên tình yêu đôi lứa. Tóc tơ căn vặn tấc lòng, Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương. Chén hà sánh giọng quỳnh tương, Dải là hương lộn bình gương bóng lồng. Qủa là phong lưu, phong vận, tao nhã và đài các. Không gian hẹp, không gian rộng đều tuyệt cả. Trong phòng thì lửa nến, hương trầm; ngoài trời thì vầng trăng vằng vặc. Không gian ấy, thời gian ấy, cảnh ấy sinh tình xiết bao. Họ không chỉ nói với nhau lời vàng đá, mà còn thảo ra lời vàng đá, rồi cùng nhau thề thốt đinh ninh “hai mặt một lời” với bầu xanh cao vòi vọi. Lần đầu gặp nhau “trong tiết tháng ba”, “Vương Quan quen mặt ra chào”, còn “hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa”, ấy vậy mà Kim, Kiều đã đem lòng tương tư. Lần thứ hai gặp nhau nâng chén, hai bên đã lập tức bày tỏ nỗi niềm thầm kín trắc ẩn. Còn lần này thì họ đã vượt lên trên tất cả lệ luật của đạo giáo và của thời đại. Họ tự xe duyên bằng “tóc tơ căn vặn tấc lòng, trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Họ đâu cần ông tơ bà nguyệt. Chất “anh hùng ca” của tình yêu tự “giải phóng” là ở chỗ đó. Thúy Kiều đâu phải là cô gái “ngoan thảo” chịu chấp nhận “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Thúy Kiều là hiện thân của tư tưởng tự giải phóng khỏi ràng buộc lễ nghi phong kiến. Đó chính là tư tưởng của Nguyễn Du, tình yêu của Nguyễn Du, đối với một tầng lớp nhân dân bị đè nén và ràng buộc bởi tư tưởng phong kiến, đạo giáo phong kiến, và lề luật phong kiến, tới mức thống khổ. Nếu như “tiên tửu” là một cách uống đẹp, thì cuộc rượu “tiên thề” của chàng Kim và nàng Thúy cũng là một cách uống đẹp(tôi gọi là “tình tửu” hay “Đôi lứa tửu”- T.G.). “Chén hà” là chén ngọc nhuốm ráng chiều, rực lên. “Quỳnh tương” là rượu qúy. Chén qúy không thể rót rượu xoàng. Rượu qúy không thể uống chén xoàng. Chén và rượu phải “sánh giọng” với nhau. “Dải là hương lộn” là những dải lụa ở trong thư phòng đều có tẩm mùi trầm hương bay lộn lên mà thấm vào. “Bình gương bóng lồng”. “Bình” là bức bình phong trong thư phòng. “Gương” là tấm gương soi gắn trên bình phong. “Bình gương bóng lồng” là bóng hai người lồng vào nhau trong tấm gương soi trên bức bình phong. Thiết nghĩ, chỉ với hai câu lục bát, thì không thể nào còn có thể tả hay hơn và đẹp hơn về cảnh đôi lứa nâng ly thề nguyền được nữa! Đối với thân phận nàng Kiều, ngay từ đầu tập truyện thơ của mình, Nguyễn Du đã khéo vẽ ra cảnh Thúy Kiều gặp hồn ma Đạm Tiên, lúc cùng hai em đi tảo mộ. Trong đoạn này, Nguyễn Du đã qua khóe miệng của nàng Kiều, thốt nên hai câu thơ nhức nhối nỗi buồn truyền Kiếp: Đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung! Nhưng Nguyễn Du không dừng ở đó. Tư tưởng quán xuyến của “Truyện Kiều” là “hồng nhan bạc mệnh”. Ngay từ những dòng đầu tiên của thiên tiểu thuyết bằng thơ này, Nguyễn Du đã viết:Lạ gì bỉ sắc tư phong, trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Tài thơ của cụ Nguyễn đã khéo vẽ ra cảnh nàng Thúy nằm mộng gặp Đạm Tiên, nhờ đó biết được mình có tên trong sổ đoạn trường. Bởi vậy, ngay sau tiệc rượu thề nguyền lời vàng đá với chàng Kim, Thúy Kiều đã lâm ngay vào cảnh phải bán mình chuộc cha, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Trong lần khoác áo thanh lâu thứ nhất, Nguyễn Du đã mượn rượu để nói về thân phận “kiếp người đã đến thế này thì thôi” của nàng Thúy. Lầu xanh mới rủ trướng đào, Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người. Biết bao bướm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm. Bút pháp tài hoa của Nguyễn Du sắc như dao cứa vào lòng người. Một đời tài hoa là thế, hồng nhan là thế, mà nay đã lâm vào cảnh “thương thay thân phận lạc loài, dẫu sao cũng ở tay người biết sao”. Thân phận “bầm dập tửu” của Thúy Kiều kéo dài triền miên suốt ngày suốt đêm. Toàn là khách làng chơi đến vùi hoa dập liễu, có ai hiểu cho nàng. Chỉ Thúy Kiều là tự thương lấy phận mình mà thôi. “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, giật mình mình lại thương mình xót xa”. Hết ngày dài tới đêm thâu, Thúy Kiều bị dìm trong từng từng trận rượu. Ấy là “ô nhục tửu”. Chỉ một câu lục bát mà cụ Nguyễn nhắc tới ba lần chữ “mình”. Chua cay lắm! Bầm dập lắm! May cho nàng, nhờ được treo “giá ngọc” mà gặp các khách làng chơi toàn là những hạng văn nhân, tài tử như Tống Ngọc nước Sở đời chiến quốc, Trường Khanh(Tư Mã Tương Như) đời Hán, không bị vùi dập bởi những hạng khách tầm thường. Nhưng nhưng chỉ mình mới biết thương mình mà thôi. Năm xưa nâng chén cùng chàng Kim, Thúy Kiều đã vẽ tranh, đã đánh đàn, đã dậy sóng ái ân mà cất lời thề nguyện trăm năm. Dâng hiến là “cỗi phúc” linh thiêng của ái tình. Nhưng lúc đó, Thúy Kiều vẫn tỉnh táo mà nhớ tới luân lý, rằng mình là gái chưa thành thân. Sóng tình dường đã xiêu xiêu, Xem trong âu yếm có chiều lả lơi. Thưa rằng: “Đừng lấy làm chơi, “Dẽ cho thưa hết một lời đã nao! Ngày ấy, ngày chia tay ấy, Thúy Kiều còn nhớ đinh ninh như mới vừa xẫy ra hôm qua. Lời chàng Kim vẫn như còn văng vẳng: “Gìn vàng giữ ngọc cho hay, cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.”Lúc ấy, nàng đã “ruột rối bời bời” mà giãi lời với chàng như sau:“Đã nguyền hai chữ đồng tâm, trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai”. Vậy mà hôm nay Chìm trong “ô nhục tửu”, Thúy Kiều đã phải khóc nấc lên tiếng than thân xé dạ: Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? Chữ “tửu” ẩn đi ấy trong đoạn thơ, đắng như nước mắt ê chề, cháy như lửa thiêu một cuộc đời ê ẩm. Lấy cảnh tả tình là thuật pháp xưa nay của thơ của văn. Còn mượn tửu tả tình như cụ Nguyễn, qủa là không còn có thể viết hay hơn được nữa! Hồ Tĩnh Tâm ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngµy 14/09/2010 Nghệ Thuật Tả Cảnh của Thi Hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều Bút pháp của đại thi hào Nguyễn Du được coi là điêu luyện, tuyệt bút trong đó nghệ thuật tả cảnh tả tình được người đời sau khen ngợi "như máu chảy ở đầu ngọn bút" và "thấu nghìn đời". Xin giới thiệu với các em bài viết của nhà phê bình Trần Ngọc về Nghệ Thuật Tả Cảnh của Thi Hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một áng văn chương tuyệt tác trong lịch sử văn học nước ta. Truyện Kiều có giá trị về mọi mặt : tư tưởng , triết lý , luân lý , tâm lý và văn chương. Truyện Kiều vì thế đã trở thành quyển truyện thơ phổ thông nhất nước ta: từ các bậc cao sang quyền quý , trí thức khoa bảng , văn nhân thi sĩ , cho đến những người bình dân ít học , ai cũng biết đến truyện Kiều , thích đọc truyện Kiều , ngâm Kiều và thậm chí bói Kiều. Giá trị tuyệt hảo của truyện Kiều là một điều khẳng định mà trong đó giá trị văn chương lại giữ một địa vị rất cao. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được bàn đến nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều .. Nghệ thuật tả cảnh của ï Nguyễn Du nói chung rất đa dạng , tài tình và phong phú. Chính Nghệ thuật tả cảnh này đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho truyện Kiều. Lối tả cảnh diễm tình . Đây là lối tả cảnh mang tính cách chủ quan , man mác khắp trong truyện Kiều . Cảnh vật bao giờ cũng bao hàm một nỗi niềm tâm sự của nhân vật chính hoặc phụ ẩn chứa trong đó.Nói một cách khác , Nguyễn Du tả cảnh mà thâm ý luôn luôn đem cái cảm xúc của người đối cảnh cho chi phối lên cảnh vật. Điều này khiến cho cảnh vật trở thành linh hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc cảm riêng tư nào đó. Chính Nguyễn Du đã tự thú nhận sự chủ quan của mình trong lúc tả cảnh qua hai câu thơ: “Cảnh nào ... Tuy số lượng bài để lại không nhiều, nhưng, có thể nói, thơ Thanh Quan là những dấu son của thơ Việt Nam trung đại. Nghĩ đến Bà Huyện Thanh Quan tôi cứ nghĩ tới bức chân dung Người đàn bà xa lạ của họa sĩ Nga Kramskoi; ngồi bất động trên xe ngựa và sau lưng là kinh thành Pete Ngµy 27/10/2010 Bàn thêm về 4 chữ: “ Thiết kiến nguỵ sứ” trong văn bản Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn. ( Trần Quốc Thường- đăng ở tạp chí TGTT số 87,88) Như ta đã biết Hịch tướng sỹ là “ áng thiên cổ hùng văn” lần đầu tiên được các chí sỹ yêu nước đầu thế kỉ XX dịch từ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sỹ Liên để nhằm mục đích tuyên truyền lòng yêu nước cho nhân dân.Tiêu đề Hịch tướng sỹ bắt đầu có từ đây vì trong Đại Việt sử kí chưa có tiêu đề. Sau này được các dịch giả như: Bùi Kỉ, Ngô Tất Tố, nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên, Lê Thước, nhóm biên soạn Thơ văn Lí Trần chỉnh lí và dịch lại. Bản dịch văn bản này đưa vào giảng dạy ở bậc học phổ thông được trích từ Hợp tuyển thơ văn Lí-Trần của Nhà xuất bản Văn học -1976, tính đến nay đã trên 33 năm. Điều này nói lên tính tối ưu của bản dịch được đưa vào nhà trường phổ thông hiện nay. Vẫn biết: "Cái khó hiện thời là bản dịch hiện hành đã vào sâu trong tâm thức đại chúng, trong bảo tàng, di tích lịch sử, nhà lưu niệm... qua hàng thế kỷ, giờ muốn đổi thay dù chỉ một đôi chữ, cũng đâu phải chuyện dễ. Dầu sao thì đây là vấn đề khoa học văn bản nghiêm túc, đối với quốc thi, quốc chiếu, quốc hịch, đại cáo, vừa là kiệt tác văn chương vừa là văn kiện lịch sử trọng đại của quốc gia, nên thấy vấn đề về văn bản tất phải nêu ra trước công luận".( GS Bùi Duy Tân -ĐH QG Hà Nội) Tuy vậy, theo tôi vẫn còn một vài chổ cần được bàn bạc nghiêm túc, nếu đúng cần được chỉnh lí trong đợt in sách giáo khoa sắp tới. Đó là trường hợp về bốn chữ: Thiết kiến nguỵ sứ” trong văn bản này. Về vấn đề này tôi xin được trao đổi mấy ý như sau: 1. Tình hình về cách dịch 4 chữ này hiện nay: - Hầu hết các văn bản khi dịch 4 chữ này đều dịch là: Ngó thấy sứ giặc (Bùi Kỉ, .nhóm biên soạn Thơ văn Lí Trần, một số tác giả khuyết danh. - Giáo sư Nguyên và Giáo sư Thước dịch là: Liếc thấy sứ giặc.(Tập bài giảng ĐHSP). - Ngô Tất Tố có lần dịch là: Chính mắt ngó thấy sứ nguỵ. - Diễn đàn Hàng hải Việt Nam và của Lê Quốc Quân đăng trên: blogspot.com có bản khuyết danh ghi là: “Lén nhìn sứ nguỵ” 2. Qua các cách dịch trên theo tôi phải dịch: “Thiết kiến nguỵ sứ “ là “ Lén nhìn sứ nguỵ” là đúng với nguyên tác hơn cả, đúng với tầm của một vị tướng lỗi lạc, văn võ song toàn như Trần Quốc Tuấn. Vì sao vậy? Tôi xin được lí giải như sau: Về 4 chữ “Thiết kiến nguỵ sứ “ ta cần lưu ý: * Hai chữ “Thiết kiến”: -Trước hết là căn cứ vào hai bộ từ điển Hán Việt quen dùng hiện nay của các cụ: Đào Duy Anh (NXB KHXH-1976), Thiều Chữu ( NXB thành phố HCM-1998). Chữ “ Thiết” ở đây theo từ điển được hiểu là: ăn cắp, ăn trộm, kẻ cắp. - Hai là với Hưng Đạo Đại vương bằng lối khích tướng, ông chủ ý muốn đánh vào lòng tự trọng của tướng sỹ dưới quyền. Đường đường là một tướng Đại Việt mà khi nhìn tên nguỵ sứ mà vẫn còn lấm lét, vụng trộm, thiếu đường hoàng thì khi đối diện với thiên binh vạn mã của kẻ thù thì làm như thế nào?. Giáo sư Nguyên và Giáo sư Thước dịch là “ Liếc thấy sứ giặc” đã có sự xích lại gần nguyên tác hơn, thể hiện được 1 phần cái nhìn không dám nhìn thẳng của vị tướng nhà Trần qua từ “ Liếc”. Ta không thể hiểu “ Thiết kiến” là “ Ngó thấy” được, mà phải dùng một trong các từ sau mới đúng: “ Ngó trộm”, “Lén nhìn”, “Nhìn trộm” mới đúng. * Hai chữ “ Nguỵ sứ”: Chúng ta không thể hiểu hai chữ “ Nguỵ sứ” là “sứ giặc” được. Bởi lẽ: - Nếu chỉ là thuần tuý là sứ giặc thì nhất định Trần Quốc Tuấn không dùng “ Nguỵ sứ” mà ông sẽ dùng một trong các từ sau thay thế: “ Tặc sứ”, “Khấu sứ” hoặc “ Lỗ sứ” . Vì sao vậy? Trước hết, theo quan điểm của nhân dân Trung Hoa thì trong lịch sử của dân tộc mình, họ không công nhận triều Nguyên là chính thống. Triều đình không được xem là chính thống thì thường gọi là “Nguỵ triều”. Sứ giả của “Nguỵ triều” thì tất nhiên phải gọi là “Nguỵ sứ”. ở đây Trần Quốc Tuấn dùng từ “ Nguỵ sứ” mà không dùng 3 từ “ Tặc sứ”, “Khấu sứ” hoặc “ Lỗ sứ” vì ông muốn thể hiện quan điểm của mình, của nhân dân Đại Việt là hoàn toàn thống nhất với quan niệm của nhân dân Trung Hoa. Giặc Nguyên là kẻ thù của nhân dân ta cũng là kẻ thù của nhân dân Trung Hoa. Nó là kẻ thù chung của cả hai dân tộc. Vì thế khi Trần Quốc Tuấn dùng chữ “ Nguỵ sứ” vừa khẳng định được tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến của dân tộc ta, vừa cô lập nhà Nguyên, phân hoá hàng ngũ địch. (Trong đội quân Nguyên – Mông hầu hết là người Hán, nhiều người bất đắc dĩ mới sang xâm lược nước ta, giá trị thức tỉnh ý thức dân tộc trong hàng ngũ binh lính giặc là ở chổ đó.) 3. Trải qua hơn 33 năm, các giáo viên, các em học sinh đều dạy và học 4 chữ “ Thiết kiến nguỵ sứ” là: “Ngó thấy sứ giặc”, hiểu thế là chưa sát với nguyên tác, chưa hiểu hết tài năng của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, một tài năng quân sự, đã được bình chọn là 1 trong 10 vị tướng kiệt xuất của thế giới. Tôi xin đề nghị các đồng chí giáo viên khi dạy đến phần này nên dừng lại vài phút phân tích cho học sinh hiểu sâu thêm giá trị của nguyên tác. Nếu tái bản lần sau tôi đề nghị sách giáo khoa dùng 1 trong các chữ sau đây: Lén nhìn sứ nguỵ, Liếc trộm nguỵ sứ, Trộm ngó sứ nguỵ. Cuối văn bản cần có chú thích nêu ngắn gọn, giải thích để học sinh hiểu khi đọc và soạn bài. Tôi coi đây là một phần trong nội dung đổi mới sách giáo khoa mà ngành giáo dục đang quan tâm hiện nay. Là một cán bộ quản lí có tham gia giảng dạy, vấn đề trên tôi đã trăn trở từ lâu, nay xin mạo muội đưa lên để các bạn đồng nghiệp tham khảo. Đây là vấn đề khó, vốn Hán Nôm của mình lại có hạn, rất mong được các đồng nghiệp cảm thông chia sẻ. Xin chân thành cảm ơn. Người viết Trần Quốc Thường Ngµy 07/11/2010 Chuyện Tình Có Hậu, Trong Một Bài Ca Dao “Mình nói với ta mình vẫn còn son Ta đi ngang ngõ thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro Ta đi xách nước tắm cho con mình” Trong kho tàng văn học dân gian, có rất nhiều bài thơ nói về tình nghĩa vợ chồng, tình yêu đôi lứa, với những câu thơ mộc mạc, chân tình, mà thấm đượm tính nhân văn. Bài thơ trên chỉ có bốn câu, nhưng tác giả dân gian đã kể lại được trọn vẹn một chuyện tình có hậu. “Mình nói với ta mình vẫn còn son”, đôi nam nữ có thể là mới gặp, nhưng đã thấy cảm, thấy mến, nên cách xưng hô của họ thật gần gũi, thân thương như có duyên “tiền định”. Bởi vậy mà cách tỏ tình của họ không cần phải vòng vo thăm dò, ý tứ như người ta : “ Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?” Để rồi sau đó mới “ Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng đã ngỏ nhưng chưa ai vào” Cổng vườn hồng lâu nay vẫn chờ anh, vẫn để dành cho anh, và bây giờ thì đã mở rồi đấy ! Anh có vào không, có dám vào không, hay cứ tính toán, đắn đo, dùng dằng mãi ? Bởi vì “Mận” với “Đào”, thì đã cảm nhau, “phải lòng nhau” từ lâu rồi, thậm chí lâu đến độ để cho người ta sốt ruột, nên mới phải trách móc nhẹ nhàng, sao ” Bây giờ” mới hỏi. Nhưng may là chưa muộn vẫn còn kịp. Đúng là có trăm ngàn cách tỏ tình khác nhau, cách tỏ tình của “ta” và ” mình” trong bài thơ trên, quả là “cứ thẳng như mực tầu”. Ta hỏi mình, thậm chí có thể ta chưa kịp hỏi mình, thì mình đã nhanh nhẩu nói ra cái điều mà ta muốn biết, ta cần biết rồi. Mình “còn son”, nghĩa là chưa vướng bận gì , đó là điều kiện tiên quyết theo quan niệm thông thường, để ta đến với mình, ta kết đôi, ta nên vợ, nên chồng với mình. Ta chân thành nghĩ vậy và ta cũng tin là như vậy. Nhưng khi đi “ ngang ngõ” nhà mình, ta mới tá hỏa, lặng cá, bởi thấy con mình đang bò trước mặt ta, giữa thanh thiên bạch nhật. Đã vậy, “con mình” lại còn “những trấu cùng tro”, chắc hẳn là cuộc sống của mình cũng lam lũ vất vả lắm. Và, hơn thế nữa, “trấu, tro” không chỉ làm bẩn con mình, mà có lẽ thứ bụi trần tục ấy , còn vấy cả lên cuộc đời mình nữa. Đến đây, nếu câu thơ tiếp theo ngập ngừng ngắt ra, không liền nhịp, thì rõ ràng thể hiện là ta đã bị “sốc” trước sự thật phũ phàng ấy, và cảm giác ta bị mình lừa dối sẽ bóp nát tim ta. Nhưng không ! câu thơ vẫn liền nhịp trong cái nhạc điệu chung của toàn bài, chứng tỏ sau vài giây ( chắc chắn là chỉ trong khoảnh khắc ấy thôi) bàng hoàng, ta đã trấn tĩnh lại ngay và bỗng hiểu ra tất cả : mình dối ta, vì tự trong thẳm sâu, mình yêu ta, mình cảm nhận được ta cũng yêu mình. Và, bằng kinh nghiệm đã trải qua của chính cuộc đời mình, mình không muốn mất ta, mình muốn dâng hiến cho ta một tình yêu đích thực, mà bấy lâu mình hằng ấp ủ. Còn đứa con, có thể chỉ là kết quả của một cuộc tình đắng ngắt ? Vậy là ta thở phào nhẹ nhõm, bởi cái sự nói “dối” kia lại chứa đựng tình cảm cao quý chân thực của mình. Bởi chính mình cũng thừa biết là ta đâu phải người cả tin, mình làm sao dối ta được. Bởi vì ta và mình nào có đường xa, dặm ngái gì, gần đến mức chỉ cần “cuốc bộ” ta cũng đi được qua ngõ nhà mình kia mà. Vả lại, suy cho cùng thì mình cũng đâu có muốn giấu ta hoàn cảnh thực của mình. Chứng cứ là, ta chưa cần vào nhà, chỉ mới “đi qua” ngõ thôi, đã biết hết cả rồi. Thế thì ta còn đợi gì nữa, mà không vượt qua tất cả các trở ngại về tâm lý, về quan niệm thông thường của xã hội để trân trọng đón nhận tình cảm của mình, bằng một việc làm kịp thời, chính xác, thiết thực, đầy thuyết phục là “ ta đi xách nước tắm cho con mình”. Vì con mình cũng là con ta, con mình sạch sẽ, thơm tho chính là tấm lòng, là tình cảm chân thành của ta với mình đấy. Vì tự trong sâu thẳm, ta đã ý thức được rằng, từ đây ta với mình đã là một rồi. Ta tắm cho con mình sạch, nghĩa là ta muốn gửi đến mình thông điệp để mình tin rằng, với tình cảm mộc mạc, chân thành của ta thì mình vẫn : “ thơm như hương nhụy hoa lài Sạch như nước suối ban mai giữa rừng” TỐ HỮU Về nghệ thuật, có thể nói, câu chuyện tình đầy “kịch tính” đã được tác giả nén rất chặt, “thắt nút” ngay trong hai câu đầu “Mình nói với ta, mình vẫn còn son”, nhưng khi “ ta đi ngang ngõ thấy con mình bò”, thì sự thật bị “lật tẩy”, mình còn “son” cái nỗi gì nữa ? Lẽ thường, ai cũng nghĩ, anh chàng sẽ xa chạy , cao bay “bỏ của chạy lấy người”. Nhưng ngược lại, anh chàng lại vội đi “xách nước tắm cho con mình”. Một hành động hợp tình, hợp cảnh, rất logic và đầy sức thuyết phục. Câu thơ cuối khép lại, “kịch tính” được giải tỏa khiến người đọc thỏa mãn. Với ngôn ngữ chân quê mộc mạc, bài thơ đã dẫn người đọc từ bất ngờ này, đến bất ngờ khác về cách biểu hiện tình cảm và ứng xử trong tình yêu của người lao động giữa đời thường. Táo bạo mà không “thô”, vẫn tinh túy như chính thứ tình cảm đặc biệt mà tạo hóa ban cho con người vậy./. Nguyễn Chính
Tài liệu đính kèm: