Tâm trạng Chí phèo sau khi ra tù

Tâm trạng Chí phèo sau khi ra tù

Năm thập kỉ truớc đây thì trong văn học hiện thực phê phán, đề tài nông thôn đã qua một muà nở rộ, và những sáng tác thành công về nông dân của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng đã tồn tại sừng sững giữa văn đàn. Tác phẩm cuả một cây bút còn chưa mấy ai biết đến tên tuổi như Nam Cao sẽ bị rơi ngay vào quên lãng, nếu tác giả không tìm được cho mình một huớng khai phá riêng cho một đề tài đã thành quen thuộc. Nam Cao đã chấp nhận và vuợt qua thử thách ấy với một “Chí Phèo” vừa sâu sắc vừa độc đáo. Có ý kiến cho rằng: “Nếu không viết “Chí Phèo”, Nam Cao đã để lại cho văn học Việt Nam một khỏang trống lớn” bởi “Chí Phèo” là tác phẩm đầu tay của Nam Cao nhưng ngay từ khi xuất hiện nó đã trở thành một vấn đề, một kiệt tác của trào lưu văn học hiện thực. Đây là tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân bởi đến đây người đọc mới hiểu thế nào là tận cùng nỗi khổ của người nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến. Nếu như ở những tác phẩm của các nhà văn hiện thực khác như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, hình ảnh người nông dân chỉ hiện lên với những áp bức bất công, bị dồn đến bước đường cùng nhưng họ vẫn còn giữ được con người mình, thì đến Nam Cao đã có những khám phá phát hiện mới mẻ. Ong không chỉ phát hiện ra bi kịch bị bần cùng hóa mà còn khám phá phát hiện ra bi kịch bị lưu manh tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm nguời của người nông dân. Đoạn văn miêu tả hình tuợng Chí Phèo sau khi ra tù đã thể hiện khá rõ nét những bi kịch ấy.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tâm trạng Chí phèo sau khi ra tù", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍ PHÈO SAU KHI RA TÙ
Năm thập kỉ truớc đây thì trong văn học hiện thực phê phán, đề tài nông thôn đã qua một muà nở rộ, và những sáng tác thành công về nông dân của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng đã tồn tại sừng sững giữa văn đàn. Tác phẩm cuả một cây bút còn chưa mấy ai biết đến tên tuổi như Nam Cao sẽ bị rơi ngay vào quên lãng, nếu tác giả không tìm được cho mình một huớng khai phá riêng cho một đề tài đã thành quen thuộc. Nam Cao đã chấp nhận và vuợt qua thử thách ấy với một “Chí Phèo” vừa sâu sắc vừa độc đáo. Có ý kiến cho rằng: “Nếu không viết “Chí Phèo”, Nam Cao đã để lại cho văn học Việt Nam một khỏang trống lớn” bởi “Chí Phèo” là tác phẩm đầu tay của Nam Cao nhưng ngay từ khi xuất hiện nó đã trở thành một vấn đề, một kiệt tác của trào lưu văn học hiện thực. Đây là tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân bởi đến đây người đọc mới hiểu thế nào là tận cùng nỗi khổ của người nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến. Nếu như ở những tác phẩm của các nhà văn hiện thực khác như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, hình ảnh người nông dân chỉ hiện lên với những áp bức bất công, bị dồn đến bước đường cùng nhưng họ vẫn còn giữ được con người mình, thì đến Nam Cao đã có những khám phá phát hiện mới mẻ. Oâng không chỉ phát hiện ra bi kịch bị bần cùng hóa mà còn khám phá phát hiện ra bi kịch bị lưu manh tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm nguời của người nông dân. Đoạn văn miêu tả hình tuợng Chí Phèo sau khi ra tù đã thể hiện khá rõ nét những bi kịch ấy.
Chí vốn là một đứa bé bị bỏ rơi “bên cái lò gạch bỏ không”. Một nguời đi thả ống lươn nhặt được Chí Phèo rồi chuyền tay cho ngừoi làng nuôi. Khong thân thích, không tấc đất cắm dùi, hắn lớn lên như thú hoang, như cỏ dại, chẳng được ai ban cho chút tình thương. Lớn lên, làm canh điền cho lí Kiến, vì ghen tuông vô lối, lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí vào nhà tù thực dân – nơi nhào nặn Chí thành một con ngừoi khác hẳn. Đây là nguyên nhân trực tiếp tạo nên buớc ngoặt đau thưong và bi kịch trọn cuộc đời Chí. Bảy tám năm sau, Chí Phèo ra tù và trở về làng Vũ Đại: “Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm guờm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”. Chỉ qua vài câu miêu tả ngắn gọn với những từ ngữ đặc tả, giàu tính gợi hình, nhà văn Nam Cao đã cho người đọc một cái nhìn cụ thể về Chí Phèo ngày mới ra tù. Chí đã hoàn tòan thay đổi. Hắn trở nên xa lạ với dân làng Vũ Đại và cũng xa lạ với bản thân. Cái bộ dạng của Chí Phèo lúc này không phải là của một người nông dân quanh năm hiền lành chất phác sau lũy tre làng. Cái bộ dạng ấy thể hiện cái lưu manh của những thằng đâm thuê chém muớn, cái bất cần đời của những thằng cố cùng. Sự kết hợp một cách quái dị của cái quần nái đen và cái áo tây vàng đã tạo nên nét ngoại hình du đồ hung hãn chẳng giống ai, để lại dấu ấn mạnh mẽ cho người đọc. Nhà văn đã dùng đến hai lần từ “gớm chết” để bày tỏ sự kinh hãi và cũng là để tách biệt hắn với những người dân lương thiện trong cái làng này. 
Ngần ấy năm tháng trong tù, chugn đụng với lớp người dứơi đáy xã hội, tâm hồn Chí Phèo đã bị nhuộm đen. Có thể nói, nhà tù thực dân đã chạm khắc vào hắn những gì xấu xa, tàn bạo nhất mà nó vốn có. Từ một anh Chí hiền luơng, ra tù biến thành một Chí Phèo với bộ dạng gớm ghiếc và tâm hồn tội lỗi. Ra tù hôm trước, hôm sau Chí Phèo ra chợ uống ruợu cho say khuớt rồi đến thẳng nhà bá Kiến. Nỗi oan ức khiến Chí Phèo không quên mối thù đối với kẻ đã đẩy mình vào chốn lao tù. Chí Phèo réo tên tục ra mà chửi rồi đòi nợ năm xưa, cái món nợ mà có lẽ cả đời bá Kiến cũng không trả nổi cho Chí và cũgn là món nợ hắn chịu của nhiều người. Bao căm tức dồn nén bấy lâu giờ tuôn ra theo lời chửi rủa kẻ đã hãm hại, tước đoạt mất tuổi trẻ của hắn. Hành động này của Chí Phèo chỉ dừng lại ở mức độ bản năng, tự phát. Hắn chửi cho sướng miệng, cho vơi nỗi căm tức chứ chẳng mang lại kết quả gì. Bị lí Cường đánh, Chí cào mảnh chai vào mặt rồi lăn lộn kêu “ối làng nuớc ôi cứu tôi với, bố con thằng bá Kiến nó đâm chết tôi, thằng lí Cường nó đâm chết tôi rồi!”. Sau bao năm tù đày ở nhà tù thực dân, Chí Phèo không còn hiền lành, ngờ nghệch như trước nữa. Môi truờgn nhà tù đã có sức mạnh ghê gớm nhào nặn Chí thành con ngùoi khác hẳn: dị dạng về nhân hình, nát ruợu, hung hãn, dám rạch mặt ăn vạ, hoàn toàn mất ý thức về phẩm giá. Nhà tù thực dân tiếp tay cho tên cường hào lí Kiến, bắt bỏ tù một anh Chí hiền lành, vô tội, để rồi thả ra một gã Chí Phèo lưu manh, côn đồ. Từ một người lương thiện, Chí đã biến thành quỷ dữ. Nhưng rồi với hiểu bếit hạn hẹp và nông cạn của một người nông dân bần cùng, Chí vẫn chỉ là chú nai khờ khạo trước con cáo già bá Kiến. Lão đã khôn ngoan cho Chí Phèo vào bẫy bởi những lời ngọt nhạt: “Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi() Chỉ tại thằng lí Cuờng nóng tính() Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy”. Hắn đã đánh trúng tâm lí của những nguời nghèo hèn khốn khổ: mong một ngày được mở mặt mở mày, được ngang hàng với những nguời sang. sự tha hóa của Chí Phèo là tất yếu khi hắn gặp phải kẻ thống trị xảo quyệt, lọc lõi như bá Kiến. 
Chí Phèo là hiện thân cuả nỗi đau khổ khôn cùng của con người sinh ra là người mà không được làm ngừoi. Để quên đi nỗi bất hạnh ấy, để không phải cảm nhận sâu sắc thân phận bi đát của mình, Chí Phèo uống rượu. Say triền miên nên hầu như hắn bị tê liệt về ý thức, sống mù tối trong kiếp sống thú vật. Chí bây giờ không thể lẫn với ai khác bởi thói quen “vừa đi vừa chửi”, mà hắn chửi mới lạ lùng và ngoa ngoắt làm sao: “Bắt đầu hắn chửi trời. có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi đuợc mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo”. Cái tài cảu Nam Cao là chỉ trong một đoạn văn ngắn mà ông đã sử dụng rất nhiều giọng văn: lời kể của tác giả, lời nói của nhân vật và ngôn ngữ nội tâm nhân vật, lời tác giả bình, lời tác giả nói thay người làng cùng nhiều loại câu khác nhau như câu kể, câu cảm, câu hỏi Điều đó đã khiến cho Nam Cao thể hiện một cách linh họat những suy nghĩ của Chí Phèo. Tiếng chửi của Chí Phèo không hẳn là tiếng chửi của một nguời say bởi trong lời chửi ấy, phạm vi đối tượng chửi đuợc thu hẹp dần. Nhưng vì lẽ gì mà Chí Phèo phải cất lên những tiếng chửi ngoa ngoắt đến vậy? Hận đời, hận thân hay vì những nỗi niềm sâu kín nào khác. Có lẽ là cả hai. Chí Phèo chửi để thấy rằng thật xót xa cho đời Chí khi tất cả những gì quanh hắn đều đáng nguyền rủa. Chí Phèo chửi để nhận thức một cách thấm thía nông nỗi khốn khổ của số phận. Nỗi thống khổ ấy không phải ở chỗ cuộc đời Chí Phèo chỉ là con số không: không nhà cửa, không cha mẹ, không họ hàng thân thích, không tấc đất cắm dùi mà chính là ở chỗ Chí Phèo bị xã hội quay lưng lại, bị cướp mất linh hồn người, bị loại ra khỏi xã hội lòai người. Hắn đã phải cất tiếng chửi để thèm mong có ai đó chửi lại hắn, để hắn có thể được giao tiếp với đời, với nguời. Vậy mà không người nào chịu chửi lại hắn, có nghĩa là tất cả mọi người đã dứt khóat không coi hắn la người. Bao vây xugn quanh Chí Phèo là sa mạc của sự im lặng đáng sợ, sự cô đơn, lạc lõng giữa mọi ngừơi. Đã trắng tay, không nơi nuơng tựa, Chí lại bị mọi người xa lánh. Đối tượng chửi cảu hắn là tất cả mọi người, thiên nhiên, trời đất, là vô tận mà không là ai cả, không là cái gì cụ thể cả. Dường như tiếng chửi đã trở thành ngôn ngữ riêng để Chí Phèo tự trấn an mình. nó như một phản ứng quen thuộc giúp Chí quên đi sự xa lánh của mọi nguời. Hắn chửi để còn cảm giác sẽ có ai đó nghe được lời của mình. dường như chưa đủ Chí tìm đến rượu. Đối với hắn ngày tháng, tuổi tác đêàu không có ý nghĩa gì hết. Cả cuộc đời hắn là một cơn say bất tận. Ơû đâu Chí Phèo xuất hiện là có tiếng chửi và cơn say rựơu. Hắn say để quên đi sự tồn tại của mình, quên đi quá khứ hiện tại, quên đi sự hắt hủi, ruồng bỏ của dân làng; chỉ biết lấy những cơn say rượu triền miên và việc rạch mặt, đập đầu ăn vạ để vùi lấp bao đau khổ, uất hận của đời mình. Hắn không còn là người nông dân lao động nữa mà là phần tử bị lọai ra ngòai giai cấp, ngoài xã hội lòai ngừoi. Tất cả dân làng Vũ Đại quay lưng với hắn, khinh bỉ và ghê tởm hắn. Chí Phèo đã sa lầy trong vũng bùn của sự tha hóa. Cái phần người trong Chí Phèo đã bị thui chột đi. Anh thanh niên có cái tên hiền lành, dễ thương là Chí đã bị xã hội vạn ác cướp đi cả tính người, bị biến thành gã lưu manh hung tợn nên bị dân làng gạt khỏi cộng đồng một cách không thương tiếc. 
Nam Cao đã phân tích, giải thích, truy tìm nguêyn nhân xã hội đã đẩy Chí Phèo vào con đừong tha hóa, lưu manh hóa. Chính nhà tù thực dân, sự áp bức, bóc lột nặng nề, thủ đoạn thống trị độc ác và nham hiểm cảu giai cấp thống trị, những thành kiến, định kiến tồi tệ và thái độ hắt hủi, nhục mạ của những người xung quanh đã đẩy Chí Phèo càng ngày càng xa đồng loại của mình. Đẻ ra anh cố nông Chí Phèo hiền lành như đất là một bà mẹ tội nghiệp, khốn nạn nào đó đã lén lút vứt con ở cái lò gạch cũ. Còn đẻ ra thằgn lưu manh Chí Phèo chuyên nghề rạch mặt, ăn vạ là cả cái xã hội thực dân phong kiến đầy bất công, vô nhân đạo. Và như vậy, qua ngòi bút Nam Cao, cả tính cách, nhữgn hành động lưu manh, côn đồ như con quỷ dữ của Chí Phèo hoàn toàn không phải là sự bêu riếu, bôi nhọ người nông dân. Đó chính là hậu quả tất yếu cảu một xã hội không cho con người có quyền được sống lương thiện. nhà văn bằng ngòi bút sắc sảo, tỉnh táo đã vạch ra thủ phạm của tội ác đứng sau mỗi con quỷ luơng tâm của nguời nông dân. Đó là những thủ đọan đê tiện của bọn cường hào địa phưong kết hợp với chế độ hà khắc tàn bạo của chính quyền thực dân. Chúng đã tẩy nảo, đã nhào nặn lại và rồi bôi bẩn những tâm hồn vốn rất trong sạch, luơng thiện, khiến họ bị phủ nhận giá trị, tư cách làm người. Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã khái quát một hiện tượng phổ biến đã trở thành một quy luật khủng khiếp của xã hội cũ: chừng nào còn chế độ bất công, vô nhân đạo thì chừgn ấy vẫn còn tồn tại hiện tựong nhữgn người nông dân lươgn thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồgn thời tác giả cũng lên án, tố cáo sự tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đã không cho con ngừoi được làm ngừoi.
Có thể nói, Nam Cao đã xây dựng đựoc hình tuợng một Chí Phèo điển hình bất hủ qua cách thức sử dụng ngôn ngữ hết sức sáng tạo và độc đáo. Oâng đã đan xen trộn lẫn lời nhân vật và lời người kể chuyện. Điều này có tác dụng rất lớn cho phép nhà văn soi quét, lách sâu vào thế giới nội tâm rất phức tạp và tinh tế cảu nhân vật. Nhờ vậy, chân dugn nhân vật hiện ra hết sức chân thật và sống động, cô đọng giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo lớn lao của thiên truyện này. bên cạnh đó, lối vào đề trực tiếp đột ngột của nhà văn với những câu tuờng thuật ngắn gọn gây ấn tượng rất mạnh, tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Khác với Ngô Tất Tố và Nguễyn Công Hoan, Nam Cao đã chọn cho mình một góc nhìn vừa sâu sắc, vừa toàn diện về bi kịch cua nguời lao động truớc cách mạng tháng tám. Oâng đã vạch ra quá trình lưu manh hóa khếin nguời lương thiện bị đẩy từ con đườgn bần cùng hóa xuống vực thẳm không lối thóat của sự bất hạnh. Đằgn sau thực tế phũ phàng ấy là tinh thần nâhn đạo cao cả mới mẻ của Nam Cao trong cách nhìn nhận số phận người nông dân trứoc cách mạng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctam trang Chi Pheo khi moi ra tu.doc