Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại

Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại

Tiết : 22.CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN . DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI.

A.Mục tiêu:

 1)Kiến thức:

-Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.

-Kể tên được một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng.

-Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electôn tự do dịch chuyển có hướng.

 2)Kĩ năng:

-Mắc mạch đơn giản.

-Làm TN xác định vật dẫn điện, vật cách điện.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 22: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/02/06.
Tuân :23.
Tiết : 22.CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN . DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI.
A.Mục tiêu:
 1)Kiến thức:
-Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
-Kể tên được một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng.
-Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electôn tự do dịch chuyển có hướng.
 2)Kĩ năng:
-Mắc mạch đơn giản.
-Làm TN xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
 3)Thái độ:
-Có thói quen sử dụng điện an toàn.
B.Chuẩn bị:
Mỗi nhóm HS:
Một bóng đèn, phích cắm điện và dây dẫn .
2 pin, một bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có mỏ kẹp.
1 số vật cần xác định xem là dẫn điện hay cách điện: 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dây thép, 1 đoạn vỏ nhựa bọc ngoài dây điện, 1 chén sứ.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
 1)Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
 2)Kiểm tra:
- Dòng điện là gì ? Nêu các tác dụng của dòng điện ? Kể tên 5 dụng cụ dùng nguồn điện là pin.
 3)Bài mới:
Thời
lượng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính
I.Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
-GV đưa một mạch điện hở gồm 2 pin, 1khoá K, một bóng đèn, và dây dẫn :
? Trong mạch điện đã cho có dòng điện chạy qua không.
? Muốn có dòng điện chạy qua em phải làm thế náo.
? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có dòng điện trong mạch điện.
? Nếu giữa 2 mỏ kẹp , tôi nối với một đoạn dây đồng thì trong mạch điện có dòng điện không.
GV làm mắc để thấy có dòng điện chạy qua: dây đồng và thay bằng vỏ nhựa bút bi. 
+Dây đồng gọi là vật dẫn điện , vỏ nhựa gọi là vật cách điện.
 Vậy vật dẫn điện là gì ,vật cách điện là gì ? bài học hôm nay giúp chúng ta trả lới câu hỏi này.
II.Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là chất dẫn điện , chất cách điện ?
 -Yêu cầu HS đọc thông tin SGK chất dẫn điện và chất cách điện để trả lời câu hỏi trên.
 ? Hãy quan sát bóng , phích cắm điện; chỉ ra bộ phận nào là vật dẫn điện , bộ phận nào là bộ phận cách điện.
III.Hoạt động 3: Xác định bằng TN vật dẫn điện và vật cách điện:
ĐVĐ vậy làm thế nào để biết được rằng một vật dẫn điện hay vật cách điện ?
- Yêu cầu HS lắp mạch điện như hình 20.1 để xác định xem vật nào là vật điện , vật nào là vật cách điện.( đoạn dây đồng, đoạn vỏ nhựa, ruột bút chì, ..).
? Làm thế nào để xác định được rằng, không khí trong kiều kiện bình thường là chất cách điện.
IV.Hoạt động 4: Tìm hiểu dòng điện trong kim loaị:
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu C5.
? Trong kiều kiện bìmh thường các electôn chuyển động theo hướng nào.
 -Quan sát H20.4 để trả lời C6 .
Thông báo HS là cực (+) của pin có tác dụng như mang điện dương và cực (-) mang điện âm.
+ Yêu cầu HS hoàn chỉnh câu kết luận.
V. Hoạt động 5: vận dụng , củng cố:
 _ Yêu cầu HS TL câu C7, C8, C9.
_Yêu cầu HS nêu rõ căn cứ vào đâu để biết được điều đó.
? Thế nào là chất cách điện , chát cách điện.
? Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển của những hạt mang điện nào? Chạy từ cực nào sang cực nào của nguồn điện ?
-HS lên bảng trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được:
+Chưa có dòng điện chạy qua mạch vì đèn chưa sáng.
+HS mắc lại mạch điện : nối 2 mỏ kẹp với nhau.
+ Đèn sáng có dòng điện chạy qua.
- Có dòng điện chạy qua và không có dòng điện chạy qua.
-HS ghi bài mới.
-HS Dọc thông tin SGK.
Làm vịêc cá nhân : Ghi tên các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện.
-HS làm việc theo nhóm.
+ Mắc mạch điện như SGK.
A là vật dẫn điện .
B là vật cách điện.
Nếu bỏ vật A ra thì mạch hở giữa hai đầu dây chỉ có không khí mà đèn không sáng, chứng không khí là chất cách điện.
-HS đọc SGK.
+Các electrôn chuyển động theo các hướng khác nhau.
+Các electrôn do bị cực (+), của pin hút và cực (-) của pin đẩy.
- Vẽ chiều chuyển động của các electrôn tự do từ cực (-) sang cực (+) của pin.
-HS làm việc cá nhân.
Phát biểu chung ở lớp.
+ Chỉ có kim loại mới có các electrôn tự do.
+ Vật cách điện không có dòng điện chạy qua, chứng tỏ không có các electrôn tự do dịch chuyển.
I. Chất dẫn điện và chất cách điện.
-Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua.
-Chất cách điện là chất cho dòng điện chạy qua.
II. Dòng điện trong kim loại.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electrôn tự do dịch chuyển có hướng.
 4)Hướng dẫn học ở nhà: 
-Học phần ghi nhớ.
-Làm bài tập 2o.1 đến 20.4 (SBT).
Hướng dẫn:
+20.3: -Dùng dây xích sắt để tránh cháy nổ. Vì khi ôtô chạy, ôtô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ôtô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần khác nhau của ôtô phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tich từ ôtô dịch chuyển qua nó xuống đất, loại trừ nhiễm điện mạnh.
D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docT.22.doc