Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Tiết 05 :ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

-Nêu được tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

-Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

 2. Kĩ năng:

-Bố trí được thí nghiệm để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

 3. Thái độ:

-Rèn thái độ trung thực, hợp tác nhóm khi làm thí nghiệm.

B.Chuẩn bị:

-Đối với mỗi nhóm:

+1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng

+1 Tấm kính màu trong suốt

+2 Viên phấn như nhau

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/09/2004
Tiết 05 :ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
-Nêu được tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
-Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
 2. Kĩ năng:
-Bố trí được thí nghiệm để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
 3. Thái độ:
-Rèn thái độ trung thực, hợp tác nhóm khi làm thí nghiệm.
B.Chuẩn bị:
-Đối với mỗi nhóm:
+1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng
+1 Tấm kính màu trong suốt
+2 Viên phấn như nhau
+1 Tờ giấy trắng dán trên tấm gỗ phẳng.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
 1. Oån định lớp: (1p)
-Kiểm diện học sinh
 2. Kiểm tra: (4p)
-Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ?
-Em hãy vẽ tia phản xạ và góc phản xạ trong trường hợp sau:
 3. Bài mới:
Thời
lượng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính
2 p
18p
10p
5p
I. Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập :
-GV cho HS đọc câu chuyện của bé Lan và suy nghĩ.
-Yêu cầu vài HS nêu lên ý kiến của mình:Tại sao cái bóng tháp rùa lại lộn ngược?
-Bài nầy sẽ nghiên cứu vấn đề trên.
II.Hoạt động 2: Làm thí nghiệm để tìm tính chất ảnh:
1.Aûnh của vật có hứng được trên màn không?
-Hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm như hình 5.2 SGK
-Quan sát ảnh của các vật qua gương.
-Em dự đoán xem ảnh của các vật qua gương có thể hứng được trên màn không? Sau đó dùng thí nghiệm để kiểm chứng?
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành câu kết luận.
2.Nghiên cứu độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng:
-Em hãy dự đoán xem độ lớn của ảnh của viên phấn như thế nào so với viên phấn?
-Tiến hành kiểm tra dự đoán: Không thể đo trực tiếp ảnh được vậy làm cách nào để kiểm tra dự đoán?
-GV gợi ý dùng 1 tấm kính phẳng thay cho gương phẳng, sau dùng viên phấn khác đặt vào vị trí của ảnh xem có trùng khít hay không để kết luận.
3. So sánh khoảng cách từ vật đến gương và khoảng cách từ ảnh đến gương:
GV hướng dẫn HS đo khoảng cách từ vật đến gương, từ ảnh đến gương rồi rút ra kết luận (Điền vào chỗ trống của câu kết luận)
III. Hoạt động 3: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng:
-GV thông báo:Một điểm sáng A được xác định bằng hai tia sáng giao nhau xuất phát từ A.Aûnh của A là giao nhau của hai tia phản xạ tương ứng.
-GV yêu cầu HS vẽ tiếp vào hình 5.4 hai tia phản xạ và tìm giao điểm của chúng. 
-GV hướng dẫn có dùng một trong hai cách để vẽ:dùng định luật phản xạ hoặc dùng tính chất ảnh vừ a học.
-Yêu cầu HS điền vào câu kết luận ở SGK.
IV.Hoạt động 4: Vận dụng
-Yêu cầu HS vẽ ảnh của mũi tên hình 5.5
-Dựa vào cách vẽ ảnh ở hình 5.4, em hãy giải thích thắc mắc của bé Lan? 
HS suy nghĩ và đưa ra dự đoán của mình.
-HS tiến hành thí nghiệm hình 5.2 với gương phẳng 
-HS đưa 1 tấm bìa cứng dùng làm màn chắn ra sau gương để kiểm tra dự đoán
-Hoàn thành câu kết luận
-Quan sát ảnh và nêu lên dự đoán của mình về độ lớn của ảnh?
-Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng: thay gương phẳng bằng tấm kính trong để kiểm tra độ lớn.
-HS đo khoảng cách từ vật đến gương, từ ảnh đến gương rồi hoàn thành câu kết luận
-Hs nghe thông báo cách tạo thành ảnh, sau đó dùng cách vẽ hai tia phản xạ để tìm ảnh, hoặc có thể dùng tính chất ảnh để vẽ.
-HS hoạt động cá nhân để vẽ ảnh mũi tên
-Sau dùng tính chất ảnh để giải thích sự thắc mắc của Lan.
-Aûnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
-Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
-Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
 4. Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà: (5p)
-Dùng bài tập 5.1 để củng cố kiến thức đã học: “Nói về tính chất của ảnh câu phát biểu nào dưới đây là đúng”
-Giải các bài tập còn lại ở SGK
-Đọc phần “có thể Em chưa biết”
D. Rút kinh nghiệm,bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docT.05.doc