Thiết kế giáo án Vật lý 7 bài 10: Nguồn âm

Thiết kế giáo án Vật lý 7 bài 10: Nguồn âm

Tuần:11 BÀI 10: NGUỒN ÂM

Tiết:11

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1*KT: -Nhận biết được đặc điểm chung của các nguồn âm.

*KN: . Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.

*TĐ: Rèn tính ham học hỏi

-GDMT: giáo dục HS biết cách giữ giọng nói

II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1/ GV:

-Giá thí nghiệm.

-1 con lắc đơn có chiều dài 20cm , 1 con lắc đơn có chiều dài 40cm.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án Vật lý 7 bài 10: Nguồn âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày
Vắng
Tuần:11 BÀI 10: NGUỒN ÂM
Tiết:11 	
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1*KT: -Nhận biết được đặc điểm chung của các nguồn âm.
*KN: . Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
*TĐ: Rèn tính ham học hỏi
-GDMT: giáo dục HS biết cách giữ giọng nói
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1/ GV:
-Giá thí nghiệm.
-1 con lắc đơn có chiều dài 20cm , 1 con lắc đơn có chiều dài 40cm.
2/ HS:
-1 sợi dây cao su mãnh.
-1 thìa và 1 cốc thuỷ tinh.	
-1 âm thoa và một búa cao su.
Bộ đàn ống nghiệm “ gồm 7 ống nghiệm đỗ nước đến các mực nước khác nhau”
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.KTBC: Không
2.Vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*HĐ1: Tổ chức tình huống htập (5’)
-Yêu cầu HS tham khảo Sgk , cho biết các nội dung cần tìm hiểu trong chương 2.
-Tổ chức tình huống vào bài mới như Sgk.
-HS:Tham khảo Sgk.
*HĐ2:Nhận biết nguồn âm (10’)
-Gv: dùng thước gõ nhẹ xuống bàn. Yêu cầu hs lắng tai nghe.
-Âm phát ra từ đâu ?
-HS: Âm phát ra từ cái bàn.
GV:-Gõ nhẹ vào một cái trống . Yêu cầu HS lắng nghe.
-Âm phát ra từ đâu ?
-HS:
Âm phát ra từ cái trống.
-Cái bàn , cái trống được gọi là nguồn âm.
-GV:Vậy nguồn âm là gì?
HS ;-Nguồn âm là những vật phát ra âm.
-GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện C2.
*HĐ3:Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm (18’)
-GV:Y/c hs làm TN hình 10.1.
Khi làm TN em nhìn thấy gì ? và nghe được gì?
HS: -Nhìn thấy sợi dây cao su rung động và nghe âm phát ra.
-GV: Yêu cầu HS làm TN hình 10.2. Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi sau :
+Vật nào phát ra âm?
+Vật đó có rung động không?
+Nhận biết bằng cách nào ?
-Gọi hs nhận xét.Gv nhận xét khẳng định lại câu trả lời đúng.
Thông báo : Sự rung động (chuyển động) qua lại quanh vị trí cân bằng của dây cao su , thành cốc, mặt trống ... gọi là dao động.
HS: làm việc nhóm
- Yêu cầu hs dự đoán xem khi gõ nhẹ vào 1 nhánh của âm thoa âm thoa có dao động không? Đưa ra phương án kiểm tra dự đoán.
-Từ 3 TN trên y/c hs rút ra kết luận : Khi phát ra âm các vật ntn ?
HS: làm việc cá nhân.
GDMT: Khi thanh quản rung,phát ra giọng nói, để bảo vệ giọng nói ta nên làm gì:
HS: cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá.
*HĐ4 :Vận dụng 
- Yêu cầu hs làm C6,C7,C8,C9.
-Vật phát ra âm gọi là gì?
-Khi phát ra âm các vật ntn ?
- HS: Làm việc theo nhóm
I.Nhận biết nguồn âm :
C1: cái bàn, cái quạt.
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
C2: Trống, kèn,.
II.Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?
C3: Dây cao su rung động và phát ra âm
C4: Miệng ly phát ra âm
-Sự rung động (chuyển động) qua lại quanh vị trí cân bằng của dây cao su , thành cốc, mặt trống ... gọi là dao động.
-Khi phát ra âm , các vật đều dao động.
III.Vận dụng
C6: HS tự làm
C7: Đàn, trống.
C8: Gắn vào miệng lọ 2 tua giấy
-C9.a)Ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động phát ra âm.
b)Ống nhiều nươc nhất phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất.
c)Cột KK trong ống dao động phát ra âm.
d)Ống ít nước nhất phát ra âm trầm nhất, ống nhiều nước nhất phát ra âm bổng nhất.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ.
1.Củng cố:
Nguồn âm là gì?, đặc điểm của nguồn âm.
2. Hướng dẫn HS tự học ờ nhà:
Học bài 10
Chuẩn bị bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM
 Xem trước các thí ngiệm, trả lời trước các câu C vào tập chuẩn bị
Độ cao của âm phụ thuộc yếu tố nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 10.doc