Thiết kế giáo án Vật lý 7 bài 11: Độ cao của âm

Thiết kế giáo án Vật lý 7 bài 11: Độ cao của âm

Tuần:12 BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM

Tiết:12

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

-Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.

-Sử dụng được thuật ngữ âm cao ( âm bổng ) , âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.

-Rèn tính ham học hỏi

GDMT: dùng máy phát siêu âm để sua muỗi

GDHN: hiểu rõ về âm có thể làm ca sĩ

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV:

-Giá thí nghiệm.

-1 con lắc đơn có chiều dài 20cm , 1 con lắc đơn có chiều dài 40cm.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án Vật lý 7 bài 11: Độ cao của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:12 BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM
Tiết:12 	
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.
-Sử dụng được thuật ngữ âm cao ( âm bổng ) , âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.
-Rèn tính ham học hỏi
GDMT: dùng máy phát siêu âm để sua muỗi
GDHN: hiểu rõ về âm có thể làm ca sĩ
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV:
-Giá thí nghiệm.
-1 con lắc đơn có chiều dài 20cm , 1 con lắc đơn có chiều dài 40cm.
HS:
-2 lá thép mỏng dài khoảng 30cm hoặc 20cm được vít chặt vào 1 hộp gỗ rỗng.
-1 đĩa quay có đục những hàng lỗ cách đều nhau , 1 động cơ của đồ chơi trẻ em , 1 nguồn điện (6V-9V).
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1.KTBC: -Dao động là gì ?
-Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì ?
-Hãy kể tên 2 nguồn âm mà em biết , bộ phận nào dao động phát ra âm ?
2.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*HĐ1:T/c tình huống htập (5’)
-Giới thiệu như sgk.
*HĐ2:Qsát dđộng nhanh , chậm ; đưa ra kniệm tần số (10’)
-Trước khi tiến hành TN1, GV hướng dẫn hs 1số vấn đề sau :
+Cách xác định 1 dao động:qtr con lắc đi từ biên bên phải sang biên bên trái và trở lại biên bên phải .
+Cách xác định và thông báo số dao động của vật trong 10s. Gv làm TN, ra hiệu để 1 hs theo dõi thời gian và các hs khác đếm (thành tiếng) số dđ của con lắc cho đến khi hs theo dõi thgian 10s ra dấu hiệu thôi đếm.
Hs: -1 hs bấm thời gian. Các hs khác đếm số dao động của con lắc.
-Y/c hs dựa vào bảng kết quả trên cho biết tần số dđ của con lắc nào lớn hơn.
-Tần số dao động của con lắc b lớn hơn.
-Y/c hs trả lời C2.
-C2. ...nhanh ...lớn.
*HĐ3: N/ cứu mqh giữa tần số và độ cao của âm (15’)
-Gv phổ biến TN2 cho các nhóm hs .Sau đó y/c hs tiến hành TN và trả lời C3.
-Làm TN.
-C3. ...chậm...thấp.
 ...nhanh ...cao.
-Giới thiệu dcụ TN.Cách làm đĩa quay nhanh, chậm.Y/c hs làm TN3 và trả lời C4.
-Y/c hs hđộng cá nhân rút ra KL.
-Làm TN.
-C4....chậm ...thấp.
 ....nhanh ... cao.
Kết luận:Dao động càng nhanh (chậm) , tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp).
-Tần số dđ có mqh ntn với độ cao của âm ?
-Tần số dao động càng lớn âm phát ra càng cao(bổng).
-Tần số dao động càng nhỏ âm phát ra càng thấp (trầm).
GDMT: muỗi rất sợ âm thanh có tần số cao. Co thể dùng máy phát siêu âm để sua muỗi
 *HĐ4:Vận dụng 
-Y/c hs trả lời C5, C6,C7.
-Tần số là gì ?
-Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số ntn ?
-Y/c hs đọc mục “Có thể em chưa biết”
+Tại sao trong TN1, con lắc dao động mà ta không nghe thấy âm?
I.Dao động nhanh , chậm –Tần số
-Số dao động trong 1 giây gọi là tần số . Đơn vị của tần số là Héc , kí hiệu là Hz.
-Dao động càng nhanh (chậm ) , tần số dao động càng lớn (nhỏ).
II.Âm cao ( âm bổng) , âm thấp ( âm trầm).
-Tần số dao động càng lớn âm phát ra càng cao (bổng).
-Tần số dao động càng nhỏ âm phát ra càng thấp (trầm).
III. VẬN DỤNG
C5:vật 70HZ phát ra âm cao hơn
 50HZ dao động chậm hơn
C6:Đàn căng nhiều, âm phát ra cao, tần số cao.đàn căng ít, âm phát ra thấm, tần số thấp.
C7:Vành lỗ xa tâm âm phát ra cao.
IV: CỦNG CỐ ,HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1.Củng cố:
-HS đọc phần ghi nhớ
-Nêu đặc điểm về độ cao của âm.
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Chuẩn bị bài 12: Độ to của âm
 xem trước các thí ngiệm, trả lời trước các câu C vào tập chuẩn bị
Aâm phát ra to, nhỏ khi nào.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 11.doc