Thiết kế giáo án Vật lý 7 bài 13: Môi trường truyền âm

Thiết kế giáo án Vật lý 7 bài 13: Môi trường truyền âm

Tuần:14 BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYÊNG ÂM

Tiết:14

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 -Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.

 -Nêu được một số TD về sự truyền âm trong các chất rắn , lỏng , khí.

- Rèn tính ham học hỏi

- GDMT: KHÔNG

- GDHN: hiểu rõ về âm có thể làm việc trong ngành âm nhạc

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: nội dung SGK

HS : 2 trống nhỏ, 1 que gõ, 1 bình to đựng nước, 1 nguồn phát âm.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án Vật lý 7 bài 13: Môi trường truyền âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:14 BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYÊNG ÂM
Tiết:14 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 -Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
 -Nêu được một số TD về sự truyền âm trong các chất rắn , lỏng , khí.
- Rèn tính ham học hỏi
- GDMT: KHÔNG
- GDHN: hiểu rõ về âm có thể làm việc trong ngành âm nhạc
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: nội dung SGK
HS : 2 trống nhỏ, 1 que gõ, 1 bình to đựng nước, 1 nguồn phát âm.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1.KTBC:
-HS1: Sửa BT 12.1 (B) & 12.2 (SBT).
-HS2 : Sửa BT 12.3 (SBT)
2.Vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*HĐ1:T/c tình huống học tập (3’)
Ngày xưa, để nghe được tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe.Tại sao ? Âm đã truyền từ nguồn phát âm đến tai ta qua những môi trường nào?
Hs:-Nghe gv giới thiệu.
*HĐ2: Tìm hiểu môi trường truyền âm (22’)
-Y/c hs hoạt động nhóm tiến hành TN tìm hiểu sự truyền âm trong chất khí và thảo luận nhóm để trả lời C1, C2
-Hs tiến hành TN và trả lời C1,C2.
-Các nhóm trình bày kết qua TN của nhóm mình.
-Y/c hs nhận xét kết quả của các nhóm. GV nhận xét, đánh giá câu trả lời đúng. 
-Y/c hs hoạt động nhóm tiến hành TN tìm hiểu sự truyền âm trong chất rắn và thảo luận nhóm trả lời C3.
-Y/c mỗi nhóm tiến hành TN như hình 13.3sgk.
-Qua các TN trên y/c hs trả lời câu hỏi : Âm đã truyền đến tai ta qua những môi trường nào?
-Cho hs ghi KL.
-Y/c hs đọc TN hình 13.4.
-Gọi 1 hs khác mô tả lại TN hình 13.4.
-Gọi hs trả lời C5.
-Hs ghi kết luận vào vở.
-Hs đọc TN.
-Hs mô tả lại TN.
-Cho hs rút ra kết luận và ghi kết luận vào vở.
*HĐ3: Tìm hiểu vận tốc truyền âm (5’)
-Y/c hs đọc phần thông báo trong sgk và cho biết vận tốc truyền âm trong KK, nước , thép là bao nhiêu ?
-So sánh vận tốc truyền âm trong KK, nước, thép ?
-Y/c hs rút ra kết luận về vận tốc truyền âm trong CR, CL, CK.
*HĐ4:Vận dụng ( 10 )
-Y/c hs trả lời C7,C8 ,C9, C10 .
I.Môi trường truyền âm
*Thí nghiệm
1.Sự truyền âm trong chất khí 
-C1.Quả cầu bấc treo gần trống 2 dao động. Hiện tượng đó chứng tỏ âm đã được KK truyền từ mặt trống thứ 1 sang mặt trống 2.
-C2.Biên độ dao động của quả cầu bấc thứ 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu bấc thứ 1. Độ to của âm càng giãm khi càng ở xa nguồn âm.
2.Sự truyền âm trong chất rắn
-C3. Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường chất rắn.
3.Sự truyền âm trong chất lỏng
C4:-Âm đã truyền đến tai ta qua môi trường chất khí, chất rắn, chất lỏng.
4.Âm có thể truyền qua được môi trường chân không hay không ?
C5:-Chứng tỏ âm không truyền qua môi trường chân không.
*Kết luận
-Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn , lỏng, khí và không thể truyền qua môi trường chân không.
-Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
5.Vận tốc truyền âm
C6:-Âm có thể truyền qua những môi trường như : rắn , lỏng , khí và không thể truyền qua môi trường chân không.
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng , trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
II.Vận dụng
-Vận tốc truyền âm trong KK là 340m/s, trong nước là 1500m/s, trong thép là 6100 m/s.
-Vận tốc truyền âm trong thép lớn hơn trong nước , vận tốc truyền âm trong nước lớn hơn trong KK.
-Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, vận tốc truyền âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
IV: CỦNG CỐ ,HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1.Củng cố:
-Âm có thể truyền qua những môi trường nào ?và không thể truyền qua môi trường nào?
-So sánh vận tốc truyền âm trong Chất rắn, chất lỏng, chất khí ?
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Chuẩn bị bài 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG 
xem trước các thí ngiệm, trả lời trước các câu C vào tập chuẩn bị
tiếng vang là gì, phản xạ âm là gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 13.doc