Thiết kế giáo án Vật lý 7 bài 23: Tác dụng từ,tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện

Thiết kế giáo án Vật lý 7 bài 23: Tác dụng từ,tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện

Tuần 26 BÀI 23: TÁC DỤNG TỪ,TÁC DỤNG HOÁ HỌC

Tiết 26 VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.

-Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.

-Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người.

- Tích cực học tập, cẩn thận, chính xác, trung thực

- GDHN: giúp ích trong việc nghiên cứu trong ngàng điện, thiết kế chế tạo các thiết bị điện, dụng cu đo điện, vật liệu dùng trong ngành điện

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án Vật lý 7 bài 23: Tác dụng từ,tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 BÀI 23: TÁC DỤNG TỪ,TÁC DỤNG HOÁ HỌC
Tiết 26 VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.
-Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.
-Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
- Tích cực học tập, cẩn thận, chính xác, trung thực
- GDHN: giúp ích trong việc nghiên cứu trong ngàng điện, thiết kế chế tạo các thiết bị điện, dụng cu đo điện, vật liệu dùng trong ngành điện 
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên:
-Thanh nam châm, kim nam châm. 
-Một vài mẫu dây nhỏ bằng sắt thép, đồng , nhôm.
-1 chuông điện, tranh vẽ to sơ đồ chuông điện. 
-Dụng cụ để tiến hành TN hình 23.3(sgk)
2.Học sinh:
- 1 nam châm điện, 1kim nam châm, 1 vài đinh sắt, 1 vài mẫu dây đồng và nhôm.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện. Cho ví dụ mỡi chất? ( 4 đ )
Câu 2: Định nghĩa dòng điện trong kim loại, dòng điện là gì? ( 4 đ )
Câu 3: Nêu quy ước cọ sát để vật nhiễm điện tích? ( 4 đ )
ĐÁP ÁN
Câu 1: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua ( 1 đ): Vd: đờng, chì, kẽm( 1 đ):
 Chất cách điện là chất khơng cho dòng điện đi qua( 1 đ): Vd: nhựa, sứ, cao su( 1 đ):
Câu 2: Dòng điện trong kim loại là dòng electron tự do dịch chuyển có hướng ( 2 đ)
 Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng ( 2 đ )
Câu 3: Thủy tinh cọ sát lụa mang điện tích dương ( 1 đ )
 Thanh nhựa sẫm màu cọ sát vải khơ mang điện tích âm. ( 1 đ )
2.Bài mới:
Hoạt động
Nội dung
*HĐ1:Tổ chức tình huống học tập
-Giới thiệu như sgk.
*HĐ2: Tìm hiểu nam châm điện
-GV: Cho hs quan sát 1 vài nam châm vĩnh cửu , quan sát tính chất từ của chúng là hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
- HS: Quan sát nam châm . Quan sát tính chất từ của nam châm.
GV: -Mỗi nam châm có mấy cực từ?
HS: 2 cực
-GV: Đó là cực bắc (N) và cực nam (S)
-GV: Ở 2 đầu cực từ thì nam châm hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất.
-Giới thiệu nam châm điện.
-Yêu cầu hs mắc mạch điện như hình 23.1 và tiến hành các bước a,b của C1 và ghi kết luận như sgk.
HS: Mắc mạch điện theo hướng dẫn của GV, điền kết luận
*HĐ3:Tìm hiểu hoạt động của chuông điện
-GV: Giới thiệu các bộ phận của chuông điện qua hình 23.2.
HS: quan sát
-GV: Yêu cầu hs trả lời C2 đến C4.
HS: Thảo luận nhóm, trả lời
-GV: Thông báo về td cơ học của dòng điện.
HS: lắng nghe
*HĐ4:Tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện
-GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm như hình 23.3.
- Yêu cầu hs quan sát 2 thỏi than trước khi cho dòng điện chạy qua.
HS: quan sát
-GV: Đóng công tắc . Yêu cầu hs trả lời C5,C6.
HS: trả lời cá nhân
GV: Thông báo:Người đã xác định lớp màu nâu đỏ này là kết luận đồng.
 - Yêu cầu Y/c hs điền vào phần kết luận.
HS: điền khuyết
*HĐ5.Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện
-GV: Nếu sơ ý có thể bị điện giật làm chết người.Điện giật là gì ?
- Yêu cầu hs đọc mục III và trả lời câu hỏi vừa nêu.
HS: đọc và trả lời
-Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại?Khi nào có lợi?Nếu để dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người thì có hại gì?
HS: trả lời cá nhân
GV: *Trong y học, dòng điện được dùng chữa bệnh .Ví dụ như dùng các xung điện thích hợp có thể làm tim ngừng đập hoạt động trở lại hoặc kích thích hoạt động của một số vùng thần kinh.
-Dòng điện có tác dụng sinh lý khi nào?
HS: trả lời cá nhân
- GDHN: giúp ích trong việc nghiên cứu trong ngàng điện, thiết kế chế tạo các thiết bị điện, dụng cu đo điện, vật liệu dùng trong ngành điện 
*HĐ6:Vận dụng
-GV: Yêu cầu hs làm C7,C8.
-HS: làm việc cá nhân
I.Tác dụng từ
1.Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
2.Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
3.Chuông điện hoạt động dưới tác dụng của dòng điện và nam châm điện là thiết bị đóng ngắt tự động
II.Tác dụng hoá học
Dòng diện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm phủ một lớp đồng.
III.Tác dụng sinh lý
Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và động vật.
IV.Vận dụng
C7: khi đèn sáng thì dòng điện đi vào bản to
C8: E
IV: CỦNG CỐ ,HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1.Củng cố:
 Nêu ví dụ chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ ,tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý
Nguyên lý hoạt độïng của chuông điện
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
-HS về nhà học bài , hoàn thành C1 đến C8 vào vở bài tập 
- Làm 23.1 đến 23.4 (SBT).
-Xem lại tất cả các bài đã học trong chương 3 để tiết sau ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 23-ly 7.doc