Tích lũy chuyên môn Ngữ văn THCS

Tích lũy chuyên môn Ngữ văn THCS

Thế giới cổ tích

TRONG MỘT ÁNG VĂN HIỆN ĐẠI

Quán ở thành phố Hải Phòng. Duy Khánh sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, học dở dang trong vùng tạm chiếm rồi trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Bắt đầu ông thuộc lực lượng bộ binh, sau về quân chủng phồng không không quân. Ông là giáo viên dạy văn hoá trong quân đội, làm phóng viên mặt trận, tham gia nhiều chiến dịch lớn , làm biên tập ở tạp chí văn nghệ quân đội. Nhà văn nghỉ hưu với quân hàm Đại tá, mất ngày 29 tháng 1 năm 1993 ở Hải phòng. Ông sáng tác không nhiều, hai tập thơ ( Trận mới, 1972 và tâm sự người đi, 1987 ) và một tập tự truyện ( Tuổi thơ im lặng ) nhưng những trang viết của ông đã

 

doc 27 trang Người đăng vultt Lượt xem 867Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích lũy chuyên môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thế giới cổ tích
Trong một áng văn hiện đại
Quán ở thành phố Hải Phòng. Duy Khánh sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, học dở dang trong vùng tạm chiếm rồi trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Bắt đầu ông thuộc lực lượng bộ binh, sau về quân chủng phồng không không quân. Ông là giáo viên dạy văn hoá trong quân đội, làm phóng viên mặt trận, tham gia nhiều chiến dịch lớn , làm biên tập ở tạp chí văn nghệ quân đội. Nhà văn nghỉ hưu với quân hàm Đại tá, mất ngày 29 tháng 1 năm 1993 ở Hải phòng. Ông sáng tác không nhiều, hai tập thơ ( Trận mới, 1972 và tâm sự người đi, 1987 ) và một tập tự truyện ( Tuổi thơ im lặng ) nhưng những trang viết của ông đã
Ôi cái mùa hề hiếm hoi. Ngày lao xao đêm cũng lao xao. Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất. Tôi khát khao thầm ước: “ Mùa hè nào cũng được như mùa hè này “
Các tác giả sách giáo khoa ngữ văn 6 đã trích nữa đầu của truyện để các em học sinh thưởng thức và tìm hiểu. Đoạn trích miêu ta diễn biến cảnh vật cuộc sống trong thời gian một buổi sáng.
Truyện được mở đầu bằng một đoạn văn đặc sắc, bao gồm những câu ngắn, câu đặc biệt, hành văn nhanh, hoạt, miêu tả nhiều đối tượng: “ Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẩm thơn như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng , ong vò vẽ, ong mất đãnh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướn hiền lành bỏ chổ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân toàn chuyện trẻ em. Râm ran “.
Chỉ dăm bảy dòng chử mà thể hiện được thần thái của bao đối tượng miêu tả. Có không gian – Thời gian tinh khôi, ấm áp của buổi sớm chớm hè. Có vẽ xum xuê, tràn trề sức sống của cây lá. Có mùi hương và màu sắc rực rở của hoa quả. Có cái nhộn nhịp, say sưa, rộn ràng tìm hoa hút mật của đàn ong. Có cái dễ thương, yểu điệu, mộng mơ của những cánh bướm. Và có cái vô tư, hồn nhiên của lũ trẻ râm ran chuyện trò. Đó là một vẻ đẹp tự nhiên như không có sự can thiệp của con người. Người kể chuyện khéo léo dân người đọc đi vào một không gian ngập tràn hương sắc thiên nhiên như thể đi vào một thế giới nguyên lành trong cổ tích. Thú vị ở chổ đây không phải một động tiên trong huyền thoại mà vô cùng thân thuộc gần gủi với mỗi người đọc, nhất là những người từng sinh ra và lớn lên ở làng quê.
Màu sắc của một thế giới cổ tích được gợi ra ngay từ đoạn văn dẫn vào truyện này.
Nhưng hấp dẫn hơn cả có lẽ là phần tiếp sau, tác giả kể những câu chuyện nhỏ về mỗi loài chim. Có những giống chim hiền và có những giống chim ác. Những giống chim hiền đểu có họ hàng với nhau: “ Bồ các là bác chim ri. Chim ri là gì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các ,.’ Những giống chim hiền ’điều mang vui đến chogiời đất . sự xuất hiện của chúng bao giờ cũng báo hiệu những điều tốt lành như mùa màng bội thu, cuộc sống mọi người được no ấm. Chim ác thường mang tai vạ đến. Chúng là diều hâu, những kẻ săn mồi nguy hiểm, thường bất thình lình vồ những chú gà vô tội . chúng là quạ ,giống chim giảo hoạt, chuyên bắt gà con, trộm trứng gà. chúng là chim cắt cực kì nguy hiểm, thường dùng đầu cánh nhọn sắc để sát hại những giống chim khác.
Câu chuyện được người kể chuyện kể theo cách của truyện cổ tích. Cuộc sống của loài chim trong truyện gợi về cuộc sống của loài người.cái dây mơ dể má nhà chim làm ta liên tưởng đến những quan hệ họ hàng trong lang trong xã. hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Chăng chung huyết thông mà vẫn ấm cúng, tương thân tương ái như con một nhà, chim hiền là hiện thân của người hiền lành, lương thiện, sẻ được hưởng một cuộc sống bình an. Chim ác tựa như kẻ xấu, chuyện làm chuyện hại người thì sẻ bi trừng trị đích đáng.
Có một giống chim được kể đến nhiều trong đoạn trích này với vai trò là người bảo vệ công lí tích cực, đó là Chèo bẻo, Chèo bẻo như là người xấu nhưng biết hối cải, sửa chửa sai lầm, lập công chuộc tội. Chèo bẻo sẳn sàng đánh lại những giống chim lớn hơn mình, mạnh hơn mình bởi chúng có lòng quả cảm và tinh thần đoàn kết. Nhờ vậy mà Chèo bẻo có sức mạnh vô địch tiêu diệt cái ác và cái xấu, Chèo bẻo đã dạy cho những giống chim ác những bài học đích đáng, vẻ dũng mạnh của Chèo bẻo được mô tả vô cùng hấp dẫn, trước diều hâu to lớn, chúng lao vào đánh con diều hâu tối bụi. “ lông diều hâu bay tứ linh, miêng kiêu la “chéc chéc”, con mồi rơi mỏ diều hâu xuống như một quả trứng rụng. diều hâu biến mất. Con diều hâu được mẻ hú vía , làn sau cụ bảo cũng không dám đến”. Đối với quạ thì chỉ trong chốc lát, “quạ vừa bay lên, Chèo bẻo vây tứ phía, đánh có con quạ chết đén rủ xương..’ đáng sợ và nguy hiểm nhất là giống chim cắt. Thành ngữ có câu; ’nhanh như cắt’. Chúng hiếu chiến, tấn công đối phương chết ngay.chăng có giống chim nào đich được nó, nó được mệnh danh là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến. Vậy mà bằng tinh thần đoàn kết, Chèo bẻo đã xông lên, thi nhau mổ vào kẻ thù, khiến cắt kiệt sức, quay tròn rơi xuống như cái diều đứt dây
Mấy ai trong chúng ta từ thuở ấu thơ không thuộc nằm lòng một vài truyện cổ tích. Nhưng câu chuyện kể về cuộc đấu tranh của người hiền lành lương thiện với sự giúp đỡ của thần, của bụt, của sức mạnh đại diện cho chân lí chống lại kẻ ác kẻ xấu đều có một kết thúc thật thú vị mà người ta gọi là kết thúc có hậu. Ngưòi hiền lành lương thiện được bảo vệ, che chở và cuối cùng được hưởng hạnh phúc, còn có thể hành hạ người lương thiện, nhưng chúngkhông bao giờ thoát khỏi sự trừng trị của công lí.
Và ở truyện lao xao , khi kể nhưng câu chuyện nhỏ về loài chim, mặc dù là một tác phẩm văn học hiện đại, nhưng sự miêu tả và diển biến số phận của các nhân vật vẫn tuân theo nguyên tắc nghệ thuật kể chuyện của thể loại cổ tích. Phải chăng vì thế, câu chuyện về những giống chim đã khiến người đọc bị hấp đãn theo mạch kể. Bạn đọc nhỏ tuổi thì say mê bởi câu chuyện quá hồn nhiên, tuổi trẻ, tinh khôi; bạn đọc lớn tuổi được kể chuyện đánh thức dậy bao ki niệm vô cùng đẹp đẽ của tuổi thơ, đánh thức dậy cả một vùng hồi ức thuở nhỏ từng chạy nhảy trên đồng trên bãi đuổi chim, bắt bướm nơi thôn xã, xóm làng.
Bởi thế, có thể nói, đằng sau câu chuyện về những giống chim là câu chuyện về cuộc đời, là câu chuỵện nói lên niềm mơ ước của con người về một thế giới luôn luôn công bằng, tinh khôi, tươi tắn, vui vẻ và hôn nhiên như tiếng cười trẻ nhỏ.
 Chân dung một thế hệ anh hùng
 Trong kháng chiến chống mỹ
Việt Nam theo cách nói của một nhà thơ là đất nước ở “ vùng tâm bảo” với lịch sử liên tiếp chống ngoại xâm rất đỗi quật cường. Những con người Việt Nam “đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép”, sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình vì độc lập của tổ quốc. Bởi vậy, hình tượng con người đánh giặc cứu nước đã trở thành một trong những hình tượng nghệ thuật đẹp nhất của văn học nước ta. Phạm Tiến Duật cũng góp phần vào vườn thơ một hình tượng chiến sĩ khá độc đáo với bài thơ về tiểu đội xe không kính. Trong hai khổ thơ đầu của tác phẩm, chân dung người chiến sĩ lái xe đã hiện ra với vẽ đẹp hài hoà giữa chất hiện thực và lãng mãn.
Đoạn thơ mở đầu bằng một hình ảnh không có gì xa lạ trong chiến tranh nhưng lại khá độc đáo trong thơ, hình ảnh những chiếc xe không kính.
 “ Không có kính không phải vì xe Không có kính
 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.”
Tất cả sự khốc liệt của chiến tranh toát lên từ một hình ảnh chân thực đến trần trụi. Câu thơ giản dị tư nhiên như lời nói đời thường. Ta hình dung ra một gương mặt chiến sĩ trẻ đang tươi cười phân bua: xe không kính chỉ vì bom làm rung làm vở kính đó thôi. Nói đến hiện thực bom đạn dữ dội của chiến tranh, nói đến sự gian nan luôn đối mặt với cái chết của đời lính mà sao giọng điệu người chiến sĩ có thể bình thản như không đến vậy ? Phải chăng bản thân giọng điệu ấy đã là một điều đáng quý, đáng yêu?
Hai câu thơ tiếp theo miêu tả trực tiếp tư thế, phong thái người lính cầm vô lăng trong cabin những chiếc xe không kính:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.
Hai câu thơ đã bộc lộ cái thần trong bức chân dung của một thế hệ chiến sĩ lái xe thời chống Mĩ. Không phải vô cớ mà Phạm Tiến Duật dùng đảo ngữ - đưa từ “ung dung” lên đầu câu thơ. Thái độ ung dung ấy đối lập với” bom giật, bom rung”, với những “ổ trâu”, “ổ voi” trên con đường khiến cho chiếc xe xóc nảy. Nhịp thơ 2/2/2 đã gợi lên rất tài tình nhịp xóc của xe và cũng gợi đôi mắt quan sát rất nhanh, rất sắc, rất chủ độngcủa người ngồi sau tay lái. Thái độ ung dung không chỉ thể hiện tinh thần bất chấp hiểm nguy gian khó mà còn cho thấy sự tự tin, kiêu hãnh của những con người rất đỗi tự hào về sứ mệnh cao cả của mình. Họ ”nhìn thẳng” về phía trước cũng tức là nhìn thẳng vào gian khổ, nhìn thẳng vào hi sinh mà không chút nao núng, nhìn thẳng tới đích với một ý chí quyết tâm vững như sắt thép.
Trong tư thế ung dung anh hùng ấy, người chiến sĩ hướng ra thế giơí với cái nhìn phóng khoáng , đậm màu sắc lính. Anh đã thấy những gì ? 
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Nhu sa, như ùa vào buồng lái.”
ở Đây, chất hiện thực và chất lãng mạn đan xen lẫn nhau. Thấm quyện lẫn nhau. Cái hiện thực là nỗi gian khổ vì xe mất kính chắn, người lính ngồi trong buồng lái mà vẫn phải phơi mặt trước gió sương. Nhưng trên nền hiện thực ấy, cái lãng mạn vút lên làm cho câu thơ dường như bay bổng. Bom đạn, gió mưa, chiếc xe đầy thương tích nhưng hoàn cảnh ấy không thể làm cho tâm hồn người lính trở nên khô cằn, chai sạn. Ngược lại chiếc xe không kính giúp họ gần thiên nhiên hơn, thấy mình mạnh mẽ hơn, yêu đời hơn. Một loạt hình ảnh phản ánh cảm giác mạnh xuất hiện dồn dập: cơn gió ùa vào xoa dịu nổi đau nhức nhối của đôi mắt cay xè vì bụi đường, vi bao đêm mất ngũ; con đường vùn vụt “chạy thẳng vào tim”; sao trời lao vun vút và những cánh chim như đột ngột sa vào buồng lái cùng tốc độ băng băng của những chiếc xe không kính. Thiên nhiên ùa vào quấn quýt lấy người chiến sĩ. Đằng sau tay lái , với cái nhìn thẳng kiêu hãnh, anh chiến sĩ phát hiện ra những vẽ đẹp bất ngờ của thế giới. Và chính trong thế giới thiên nhiên đẹp đẽ kì lạ đó, tầm vóc của người lính được nâng bổng lên ngang tầm với vũ trụ. Người đọc không khỏi ngạc nhiên trước khám phá của Phạm Tiến Duật. Hiện thự khóc nghiệt là thế giớ người chiến sỉ – nhà thơ vẫn nhận thấy vẻ đẹp lảng mạn của đời lính. Những câu thơ đã bung mở cái chân thật của người chiến sỉ cầm vô lảng. Trong gian khổ, hiểm nghèo, họ vẫn hiên ngang can trường, chắc tay lái, đưa xe ra tiền tuyến. Và hơn thế nửa, họ mang một trái tim tuổi trẻ sôi nổi nhịêt tình,tất cả vì miền nam yêu dấu.ở họ có một tâm hồn nhạy cảm,phóng khoáng,phơi phới niềm tin tưởng, lạc quan đó là những  ... Trước tiên cần thật sự thấm nhuần tư tưởng chủ đạo, yêu cầu bao quát của việc dạy và học văn nghị luận hiện nay, trong đó có nghị luận văn học , tại sao không gọi là giaỉ thích, chứng minh hay phân tích, bình luận, bình giảng văn học (như trước đây thường chia ra các kiểu bài như thế)? thực tế hiếm có bài văn nào từ đầu đến cuối chỉ tuân theo một yêu cầu, vận dụng một thao tác ấy, đố là các phép lập luận ,các thao tác.phương pháp thường được kết hợpvận dụng khi giải quyết một vấn đề nghị luận, thật ra , trong một bài văn nghị luận văn học , người viết thường sử dụng nhiều thao tác, kỉ năng và nhiều khi khó tách bạch một cách rãnh ròi giải thích , chứng minh phân tích, bình giảng, vậy là khi dạy , học phần nghị luận văn học này, cần chú ý đến tính tổng hợp của trt thức, của kĩ năng, các chi tiết dạy – học nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ở lớp 9 phải có sự kế thừa, nâng cao kiến thức đã cung cấp, kĩ năng đã rèn luyện ở các lớp trước đó chính là thể hiện của tinh thần tích hợp dọc trong nội bộ phân môn tập làm văn ở chương trình bậc THCS, giáo viên (GV) cần gúp các em học sịnh rèn luyện kĩ năng kết hợp đồng thởi,linh hoạt nhiều phép lập luận (giải thích, chứng minh phân tích..) để làm sáng rõ vấn đề, để trình bày một cách thuyết phục, hấp dẫn ý kiến, nhận định của mình.
	Một tư tưởng lón, một phương châm quan trong trong dạy – học hiện nay mà hầu như ai cũng biết là phát huy tích cực, chủ động cuả học sinh, nhưng từ biết lí thuyết đến thực hành đúng,thực hiện cho có hiệu quả thật sự không hề đơn giản,cần chống lối học vẹt, nói theo từ cấch nghỉ đêns cách học , cách làm bài, các bài nghị luận trong SGK luôn yêu cầu học sinh cần có cảm thụ, nhận xét đánh giá của riêng mình đối với vấn đề, GV cần giúp HS xâc định rõ tinh thần, yêu cầu của các cum từ “ trình bày suy nghỉ về.” “cảm nhận của em về ,,,” nghị luận về một vấn đề, phường diện nào đó của tác phẩm truyện , nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần xác định một lập trường, từ một góc độ nào đó để phân tích,lí giải, đánh giấ để bọc lộ chủ yếu cuẩ mình, ngay chử “phân tích” trong yêu cầu của một đề văn nghị luận cũng cần hiểu cho đúng, cho toàn diện, nó không chỉ là một thao tác, một phép lập luận, nó không chỉ phân chia vấn đề, đối tượng ra từng bộ phận từng khía cạnh để miêu tả, tìm hiểu đặc điểm, “phân tích”ở đây bao hàm cả sự nhận xét, đấnh giá lí giải.. về vấn đề, đối tượng ấy bằng tư tưởng,tình cảm của mình, chẳng hạn trước vấn đề văn nghị luận “phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ sa pa của nguyễn thành long”, một bài làm vân tốt không chỉ lần lượt nêu rồi chứng minh từng vẻ đẹp, phẩm chất vủa nhân vật anh thanh niên ( như lòng yêu nghề, lặng lẻ cống hiến, như lòng hiếu khách đến nồng nhiệt rồi đức tính khiêm tốn..)đồng thời với quá trình phân tích từng vẻ đẹp, trình bày từng luận điểm ấy, người viết cần thẻ hiện sự cảm thụ các chi tiết nghệ thuátinh động trong tác phẩm, thể hiện thái độ, tình cảm của mình, cần nhận xét đấnh giá về cách miêu tả, xây dựng nhân vật cuat nhà văn, cần rút ra, khái quát vếy nghĩa của hình tượng nhân vật nói vậy nghĩa là bài văn nghị luận văn học cần đề cao cảm thụ ấn tượng riêng, tính chất cá nhân, cá thể của người viết.
	Đòi hỏi hệ thống luận điểm mạch lạc, màu sắc cá nhân của các nhận xét, đấnh giá, mặt khác, bài văn nghị luận cũng yêu cầu tính cụ thể, thuyết phục của những luận cứ. nếu cứ sa đà vào dẫn chứng, phân tích cụ thể mà không nâng lên được tầm khái quấ, không đúc kêt được thành các nhận định, bài van sẻ nhạt tính tư tưởng, khó gây ấn tượng, mặt khác nếu cú nêu nhậnn định, ca ngợi hay phê phán một cách chung chung mà không qua các căn cứ cụ thể, dẫn chứng sinh động thùi bài văn cũng yếu sức thuyết phục, dể trở nên sáo rỗng, kết hợp linh hoạt, tự nhiên giữa phân tích, chưng minh cụ thể với nhận xét, đánh giá khái quất vừa là phương pháp tư duy vừa là kĩ năng làm bài mà giáp viên cần chú ý ren luyện cho HS. SGK. đặc biệt là các tác phẩm cần ghi nhớ, đã định hướng rõ yêu cầu này cùng cấch thức thực hiện. chẳng hạn, khi nghị luận về một tác phẩm truyện, những nhận xét đánh giá phải xuất phát từ chủ đề,ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách , số phận của nhân vật, từ đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm, khi nghị luận về nhân vâtj cần phân tích, đánh giá từng phương diện cơ bản của nhân vật được nhà văn phản ánh gắn liền với chi tiết nghệ thuật đặc sắc. chẳng hạn, khi nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần làm sáng tỏ nội dung cảm xúc được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu. bài nghị luận cần phần tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đấnh giá cụ thể, xác đáng. trước đề bài “cảm nhận của em về tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của chính hữu” không ít HS lúng túng khi xác định yêu cầu tổ chức bài làm. tình đồng chí trong bài thơ này được diển tả qua nhân vật nào, ở thời gian, hoàn cảnh nào của lịch sử dân tộc.? đâu là các chi tiết đặc sắc (ngôn từ hình ảnh, câu thơ,.) chứng tỏ vẻ đẹp đặc biệt của tình đồng chí ấy? bản thân minh tâm đắc nhất với chi tiết nào? gía trị nhận thức, ya nghĩa tưởng của bài thơ đồng chí là gì? từ việc trẩ lời dúng các câu hỏi này, lại cần xác điịnh rõ trình bày cảm nhậntheo yêu cầu của đề văn sẻ bao gồm những gì, nên kết hợp ra sao các thao tác,các phép lập luận.
	Như vậy, về bản chất, việc dạy học nghị luận văn học hiện nây vừa đòi hỏi sư thâm nhập, thẩm bình sâu tác phẩm vừa yêu cầu kĩ năng tổng hợp, khái quát thành nhận định, đấnh giá riêng.
	Trên đây là mấy vấn đề có tính chất chung khi dạy-học phần nghị luận văn học ở chương trình lớp 9, học kì hai,trước từng đối tượng nghị luận cụ thể, cần làm thế nào để dúng với đặc trưng thể loại, đó lại là vắn đề khác mà nếu có điều kiện chúng tôi xin trao đổi tiếp ở những dịp sau.
 Rèn kĩ năng làm văn nghị luận
văn học và tình thưông
Khi đến với văn chương ta như được soi vào một tấm gương lớn để thấy biết bao tâm hồn đẹp đẽ, đầy tình yêu thương.
Quả thậ, các nhà văn xưa nay điều hướng ngòi bút ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khởi nguồn của lòng nhân ái đó là tình yêu gia đình, nơi con người sinh ra và lớn lên.
Cậu bé hồng trong tác phẩm những ngày thơ ấu của nhà văn nguyên hồng quả có tình yêu mẹ tha thiết, sống xa mẹ và chịư đựng rắp tâm của người cô luôn nói xấu mẹ mình nhưng cậu vẫn không thể thay đổi tình cảm của mình dành cho mẹ. bất cứ ở đâu. lúc nào, hịnh ảnh mẹ luôn hiện hửu trong tâm hồn của cậu.
Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc, đó là tình vợ chồng gắn bố sắc son.trong tiểu thuyết tắt đèn của ngô tất tố, chị dậu là một người vợ thương chồng, luôn lo lắng chăm sóc cho chồng, khi anh dậu bị bón cai vệ và người nhà lí trưởng đánh ở ngoài đình, chị vô cùng lo lắng, khi anh được thẩ về, nhà chị đã nấu ngay một nồi cháo đeer anh ăn, lúc bon tay sai lại kéo đến, anh dậu không còn sức chống cự, chị dậu đã liều mình xông đến đánh đuổi chúng để bảo vệ chồng, tình yêu thương chồng của chị, sự hị sinh lớn lao cuă chị làm cho ta vô cùng cảm động.
Văn học còn thể hiện tình cảm gắn bó của anh em trong gia đình qua truyện ngắn cụôc chia tay của những đứa con búp bê. hai anh em thành và thuỷ đã có một cuộc chia tay đầy nước mắt, sau quảng một thời gian gắn bó, tác giả khánh hoài đã vô cùng tinh tế khi thể hiện tình cảm ấy qua cuộc chia hai con búp bê. hai anh em cứ dùng giằng mãi mà không biêt nên tách hai con búp bê như thế nào, cuối cùng họ đã để chúng mãi mãi bên nhau. họ không bao giờ muốn chúng phải chia tay như họ. qua những hình ảnh đó cũng có thể thấy được tình cảm sâu sắc của hai anh em.
không chỉ ca ngợi tình yêu gia đình, văn học cho ta hiểu về tình yêu thương đồng loại, một tình cảm coa quý có được ta phải cần một tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu rộng mở.
Với tâm hồn nhân hậu của mình O.Henri dã gửi gắm tình yêu thương đồng loại vào truyện ngắn chiếc lược cuối cùng, một bức thông điệp có sức truyền cảm mãnh liệt, là những người mới quen nhau nhưng các hoạ sĩ Bơ-men,Xiu, giôn-xi đã dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp như người một nhà, dù hoàn cảnh khổ cực sống trong khu ổ chuột nhưng xiu và giôn-xi đã gắn bó với nhau như chị em ruột, còn bơ- men đã bất chấp mưa gió, đánh đuổi cả mạng sống của mình để cứu giôn-xin, họ không phải là họ hàng người thân mà đã giúp nhau vượt qua hoạn nạn, tặng cho nhau món qùa vô giá là sự sống, thật đáng khâm phục.
Tình yêu đồng loại còn thể hiện qua câu chuyện bác sĩ ôi đau quá của nhà văn nga cornei Trucovxki. ông đã khắc hoạ nên hình ảnh bâc sĩ, một người tốt bụng, chữa bệnh cho tất cả những ai càn ông, cho tất cả thú vật trên thế gian, ông phải đối đầu với bọn cướp biển để đến với châu phi chữa bệnh cho cả đàn khỉ, ông cưu mang tất cả những con thú mà ông gặp trên cuộc hành trình và dã giúp cậu bế penta tìm lại người bố bị bọn cướp biển bắt giữ,câu chuyện thể hiện tình cảm nhân ái tôt đẹp, sự hoà hợp của người với thiên nhiên loài vật cho tất cả bài học sâu sắc về tình yêu thương.
Bên cạnh đó, văn học cũng phê phán, lên án những kẻ ích kĩ, vô tâmn khô héo tình yêu thương.
Đáng gê sợ và phê phán nhất là những kẻ khô héo tình cảm với người thân trong gia đình, điển hình là nhân vật người cô trong đoạn trích trông lòng mẹ của nguyên hồng, bầ cô ấy đã ra sức hành hạ đứa cháu nhỏ mất bố, sống xa mẹ bằng những lời đọc ác, dã man. người cháu ruột đáng lẻ phải được cưư mang che chở thì lại bị người cô mỉa mai, khi mệt nói những điều xúc phạm đến lòng tự trọng và đến người mẹ của mình, những người như bà cô trong xã hội không nhiều nhưng cũng không phải là không có. họ đáng bị lên án, lương tâm sẻ không bao giờ cho phép họ được thanh thản.
Văn học còn phê phán những kẻ lương tâm tàn ác. không có tình yêu thương đồng loại qua tác phẩm sống chết mặc bay của nhà văn hiện thức xuất sấc Phạm Duy Tốn, ông đã xây dựng hình tượng bọn quan lại dã man ngồi trong chỗ an toàn mà mặc cho nhân dân khổ cực cứu đê sắp vở, cảnh tượng ấy sao mà thương tâm quá, thử hỏi lương tâm họ để đâu, và họ có phải quan phụ mẫu của dân không?
Với nội dung tương tự như vậy, tắt đèn của ngô tất tố, đã cho ta thấy hình ảnh bọn cai lệ, nhà người lí trưởng vô cùng ác độc khi đánh đập người thiếu sưu, họ cũng chựi ách thống trị của quan trên, cũng là kẻ làm thân đầy tớ như người nông dân nhưng lại hách dịch lại đánh đập anh dậu gần chết,những kẻ ấy đã bị văn học lên án và bị tất cả mọi người căm gận, cùng là người nhưng chúng cậy chút quyền trong tay mà bắt nạt người khác, thật không có tình người.
Có thể nói, văn học đã thể hiện tình thương yêu sâu sắc của con người với con người, đã ca ngợi những tâm hồn nhân ái để chúng ta noi theo. văn học là người bạn đồng hành của chúng ta

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu(2).doc