Tiết: 1: Luyện đọc - Kể tóm tắt văn bản nhật dụng

Tiết: 1: Luyện đọc - Kể tóm tắt văn bản nhật dụng

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. kiến thức: Hs được luyện đọc ở các mức độ khác nhau qua ba văn bản :

Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; Cuộc chia tay của những con búp bê.

 Hs nắm được ý chính của ba văn bản và kể lại được.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc sáng tạo cho học sinh; kỹ năng kể tóm tắtvăn bản.

3. Thái độ: Hs biết kính trọng cha mẹ; chân trọng hạnh phúc gia đình.

II. Chuẩn bị:

 GV: Bảng phụ, tranh minh hoạ

 HS: Đọc trươc văn bản.

III: Tổ chức hoạt động dậy học

 

doc 15 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết: 1: Luyện đọc - Kể tóm tắt văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/ 8 / 09	Tiết: 1
Ngày giảng: 21-8-09 Luyện đọc - Kể tóm tắt
 văn bản nhật dụng
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. kiến thức: Hs được luyện đọc ở các mức độ khác nhau qua ba văn bản :
Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; Cuộc chia tay của những con búp bê.
 Hs nắm được ý chính của ba văn bản và kể lại được.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc sáng tạo cho học sinh; kỹ năng kể tóm tắtvăn bản.
3. Thái độ: Hs biết kính trọng cha mẹ; chân trọng hạnh phúc gia đình.
II. Chuẩn bị: 
 GV: Bảng phụ, tranh minh hoạ
 HS: Đọc trươc văn bản.
III: Tổ chức hoạt động dậy học
 1. Ôn định lớp: 7a : 
	 7b:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy trò 
 Nội dung bài học
* Luyện đọc kể tóm tắt vbản: ”Cổng trường mở ra.”
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc: đọc chậm đôi khi cần thì thầm (khi nhìn con đã ngủ) hết sớc tình cảm, có khi giọng xa vắng (hồi tưởng lại khi cùng bà ngoại đi trên đường đến lớp) hơi buồn buồn (khi bà phải đứng ngoài cổng)
? Ai có thể chọn đọc một đoạn trong văn bản theo đúng yêu cầu trên?
- Gọi 3,4 học sinh đọc (tránh đọc trùng đoạn)
- Hs lắng nghe nhận xét sửa chữa.
- Gv: nx phần đọc của hs (có thể đọc mẫu đoạn 2)
hướng dẫn hs tìm hiểuý nghĩa các từ: Nhạy cảm, háo hức, bận tâm ... theo sgk.
? Văn bản kể về ai? về điều gì ?
 - 2,3 hs kể .
 Gv nhận xét, bổ sung cùng hs xây dựng bài kể tóm tắt.
 _ Một hs khác kể theo vb đã xây dựng:
 Đêm trước ngày đưa con đén trường người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn đứa conngủ say, lòng mẹ bồi hồi xúc động nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhờ về thủa nhỏ yới những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên ...Lo cho tương lai của con, người mệ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật – một ngày lễ thực sơ của toàn xã hội- nnơi mà ai cũng thể hiện sợ quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng chính là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ với tương lai của đứa con.
? Văn bản để cho e bài học gì.
 - Hs trả lời theo ghi nhớ đã học:
 + Tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ với con
 + Vai trò to lớn của nhà trường đối với cs của mỗi người.
 * Luyện đọc kể tóm tắt vb: Mẹ tôi.
 _ Gv nêu yc đọc: to, rõ ràng, diẽn cảm, thyể hiện đúng tâm tơ của người cha trước lỗi lầm của con, sự trân trọng của ông với vợ.
? Em hãy chọn đọc đoạn vb theo yc đả nêu.
_ Các học sinh khác nghe nx bổ sung, đánh giá cách đọc của bạn.
--Gv nghe nx, đánh giá kq đọc bai của hs, hg dẫn hs tìm hiểu nghĩa của các từ: Lễ độ, hối hận.
? Vb kể lại chuyện gì? có nhg nv nào?
_ Gv nx bổ sung hg dẫn hs xdg bài kể :
 En-ri-cô ăn nói thiếu lễ đọ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương, vừa tức giận . Trong thưbố nó về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mệ đã dành cho En-ri-cô. Trước cách xở sợ tế nhị nhg k kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.
 => Hs nghe và nxbài kể của bạn..(theo yc diễn cảm)
? Vb Mẹ tôi nhắc nhơ ta điều gì. 
 => Phải luôn yêu thương kính trọng cha mẹ. 
I. Văn bản:
 ‘Cổng trường mở ra”
1. Luyện đọc. 
2. Kể tóm tắt:
II. Văn bản: Mẹ tôi
 1. Luyện đọc
 2. Kể tóm tắt vb.
 4. Hướng dẫn tự học. 
 - Tập đoc: Cuộc chia tay của những con búp bê.
 - kể lại 3 vb.
IV. Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 26 / 8 / 2009	Tiết: 2	
 Ngày giảng: 28 / 8 / 2009 Rèn kỹ năng tạo lập văn bản.
 A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: - Hs đc củng cố kiế thứcvề liên kêt trong vb.
 - Vận dụng lí thuyết vào giải bài tập. 
 2. Kỹ năng: - Có kỹ năng liên kểttong vb.
 3. Thái độ :Hs có ý thức vận dụng kỹ năng tạo liên kết vào việc tạo lập vb.
 B. Chuẩn bị : - Gv; Bảng phụ 
 - Hs; Học thuộc ghi nhớ phần tạo lập vb.
 C. Tổ chức dậy học: 
 1. Ôn định lớp : 7a: 7b:
 2. Kiểm tra :
 ? Em hãy kể tóm tắt nội dung truyện: Cuộc chia tay của những con búp bê. Giải thích vì sao tác giả lại đặt tên như vậy?
 3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung bài học
 Gv giảng: Văn bản là một thể thống nhất hoàn chỉnh về nd và hình thức.
 Đặc điểm của vb là có thể dựa vào nd để đặt nhan đề cho vb ấy 
? Liên kết trong vb là gì.
? Tại sao cần có liên kết trong vb
 - Vì vb dù dưới hình thức nào đều là một tập hợp gồm nhiều câu, nhiều đoạn , các đoạn trong vb không phải là hiện tượng ngẫu nhiênmà bao giờ cũng thể hiện một ý đồi của người viêt, tức là phải hướng tới một nd, chủ đề nhất định. Muốn vậy vb phải có tính liên kết.
? Em hãy nêu các phương diện lkểt tong vb.
Liên kết nd .
lkết hình thức.
 Gv treo bảng phụ có nd vd:
 1, Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh 2,”Không được ! tôi phải đuổi thêo nó, vì tôi là tài xế chiếc xe mà!” 3, Một chiếc ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc. 4, Thấy vậy, một bà thò đầu ra cửa, kêu lớn :5, Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ nhại đang gắng sức chạy theo chiếc xe. 6, Ông ơi không kịp đâu! đừng đuổi theo vô ích! 7, Người đàn ông vội gào lên.
 - Hs đọc bt trên bảng phụ .
? Các câu sắp xếp trên đã tạo thành một vb chưa? vì sao?
? Hãy sắp xếp lại tập hợp câu trên theo một thứ tự hợp lý để có một vb mang tính liên kết chặt chẽ? giải thích sự sắp xếp đó?
Hs thảo luận > đại diện trình bày.
Gv nx đánh giá, đưa ý kiến bổ sung.
gọi hs đọc lại vb đã sxếp 
 ? Có thể đặt đầu đề cho vb trên là gì.
Hs thảo luận , đặt tiêu đề
Gv nx bổ sung , sửa chữa.
 ? Pthức biểu đạt của văn bản vừa tạo thành là gì.
Gv treo bảng phụ bt2: Cho đoạn văn.
 ‘ En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương , kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hưn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.’’
 (Trích Mẹ tôi’’- văn tập 1) 
 ? Đoạn văn có 3 câu thêo em có thể đổi chỗ giữa hai câu 2 và 3 được không ? vì sao?
 ? Nội dung trên nói về vđ gì.
 Gv: Chắc em biết câu chuyện cổ tích về một chàng trai cày nghèo đã đẵn đủ trăm đốt trenhg nếu không nhờ đến câu thần chú của Bụt (‘Khắc nhập –Khắc xuất’’) thì không có được cây tre trăm đốt. 
? Câu chuyện ấy giúp em hiểu đươc điều gì cụ thể hơn về vai trò của lkết trong vb.
I. Ghi nhớ:
 ( sgk)
II. Bài tập:
 1. Bài tập 1. Sắp xếp lại thứ tự các câu cho hựp lý đảm bảo tính liên kết trong vb.
- 3- 5 - 1- 4- 6-7-2.
- Đầu đề vb:
 + Không kịp đâu.
 + Tôi là tài xế xe mà.
- Phương thức : Tự sự .
2. Bài tập 2.
 Nhận xét đoạn văn.
- Thứ tự câu 2,3 không đổi chỗ cho nhau được vì nếu đổi chỗ nd xe rời rạc. Bởi từ ‘đó’’ ở câu 3 là dấu hiệu lk với câu 2.
-Nd đoạn văn: Tình yêu thương kính trọng cha mẹ của người con là rất thiêng liêng.
3. Bài tập 3.
 Vai trò của lk trong vb.
- Lk trong vb là chất keo dính liền các câu, các ý với nhau thành một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh.
 4. Củng cố:
 - Gọi 1hs đọc phần đoc thêm sgk.
 ? Liên kết trong vb là gi ?
 5. Hướng dẫn học ở nhà.
 - Học thuộc ghi nhớ . Xem lại các bt đã làm ở lớp.
 - Làm bt : Hãy nhớ lại và viết thành một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của em ,hãy thể hiện rõ:
 + Sự lk ndung: Các câu cùng hg về một chủ đề
 +Sự lk hình thức: Các câu đc lk với nhau nhờ nhưng từ ngữ cụ thể có tính chất: Nối, thế, lặp lại ...
 D. Rút kinh nghiệm. 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 01 / 9 / 2009	Tiết: 3
 Ngày giảng: 04 / 9 / 2009 
 Bài tập về từ ghép từ láy 
A. Mục tiêu bài học:	giúp học sinh
 1. Về kiến thức: - Củng cố kn về từ ghép từ láy.
 - Biết vận dụng lý thuyết vào giải các btập.
 2. Về kỹ năng: - Hs có kỹ năng phân biệt từ ghép, từ láy.
 3. Về tư tưởng: - Tích cực trong việc giải các btập. 
B. Chuẩn bị: - Gv: Bảng phụ
 - Hs: Học thuôc ghi nhớ, xem lại các bt.
C. Hoạt động dậy học:
 1. ổn định tổ chức: 7a 7b
 2. Kiểm tra: (Bài tập về nhà)
 - 2hs trình bày đv.
 - Hs, gv nhận xét bổ sung, cho điểm. 
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
H: Thế nào là từ ghép? Từ ghép có mấy loại?
H: Nêu hiểu biết của e về từ ghép chính phụ? từ ghep đẳng lập? Nghĩa của hai loại từ ghép này ntn?
 GV: treo bảng phụghi nội dung đv.
 “Mẹ đắp mềm cho con, buông mùng, ém góc, cẩn thận, rồi bỗng không biết làm gì nữa. Mọi ngày khi con ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa. Mẹ lượm những chiếc xe thiết gáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô bố bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi và giữa nhà là đoàn quân thýu dàn trận trong một cuộc chiến tranh sư tử- khủng long mà ngày nào con cũng bày ra. Căn nhà mình chỉ tạm ngăn nắp, gọn gàng từ khi con ngủ cho đến sáng hôm sau.”
H: Hãy xác định các từ ghép có trong đoạn văn trên? Trong các từ ghép trên từ nào là từ ghép đẳng lập? 
GV: lưu ý hs : Trong các từ ghép đẳng lập các tiếng có thể đổi chỗ cho nhau vi chúng ngang bằng nhau về mặt ngử pháp.
Từ ghép chính phụ các tiếng không thể đỏi chỗ cho nhau.
H: Tại sao có thể nói “một cuốn sách” “một cuốn vở” mà không nói “một cuốn sách vở”?
- “Sách, vở” là những danh từ chỉ sự vật có thể đo đếm được . Một cuốn sách. Một cuốn vở. Còn từ “ sách vở” là từ ghếp đẳng lập, mang nghĩa tổng hợp không thể đo đếm được.
- Gọi hs đọc bt 5 sgk/ 16 
- Gv: tổ chức cho hs làm bt nhóm.
- Các nhóm trình bày kq vào bảng phụ => gv nx, đánh giá. 
- Một hs đọc yêu cầu của bài tập
- GV gọi 3 hs lên bảng vẽ mô hình cấu tạo của từ ghép 3 tiếng
=> GV hướng dẫn hs nhận xét đánh giá
H. Từ láy gồm mấy loại? Nêu hiêủ biết của em vè từ loại?
H. Nêu ý nghĩa của từ láy?
- GV treo bảng phụ nêu yêu cầu của bài tập
- HS Thảo luận xác định từ láy
- GV nêu yêu cầu bài tập, tổ chức cho học sinh thi giải nhanh giữa hai dãy
=> Nhận xét kết quả làm bài của từng dãy.
I/ Bài tập về từ ghép:
1. Ghi nhớ: SGK / 14
Từ ghép
Từ ghép chính phụ (phân nhĩa)
Từ ghép
đẳng lập
(hợp nghĩa)
2. Bài tập :
 Xác định từ ghép trong đoạn văn
 => - “Sách, vở” là những danh từ chỉ sự vật có thể đo đếm được . Một cuốn sách. Một cuốn vở. Còn từ “ sách vở” là từ ghếp đẳng lập, mang nghĩa tổng hợp không thể đo đếm được.
3. Bài tập 5 sgk/16
a, Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều được gọi là hoa hồng (“Hoa hồng” là tên gọi một loài hoa như: hoa Cúc, hoa Lan ...)
b, Nói như Lan đúng vì:
- áo dài là tên một loại áo (áo sơ mi, áo cacnhs). ở đây cái áo dài bị ngắn so với chiều cao của người mặc.
c, “Cà chua” là tên một loại cà => có thể nói “Quả cà chua này ngọt quá” vì khi ăn sống ta dễ dàng nhận được vị ngọt hay chua của quả cà chua.
d, Không phải mọi loại cá màu vàng đều được gọi là các vàng. Cá vàng là tên loại cá cảnh, thân màu vàng, đuôi lớn và xoè rộng.
4. Bài tập 7 sgk/16: 
Mô hình cấu tạo của từ ghép có 3 tiếng
Máy hơi nước ; Than tổ ong
Bánh đa  ... ơ đồ
Từ láy
Láy toàn bộ
Láy bộ phận
2. Bài tập 2.
a, Xác định từ láy trong dãy từ sau:
* Mát mẻ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, học hỏi
* Nhỏ nhặt, nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen
Mũm mĩm, hổn hển, cằn nhằn, còm nhom
=> Dày từ thứ 2 là từ láy, dãy từ thứ nhất là từ nghép.
b, Tạo từ láy phát triển các tiếng gốc: lặng, chăm, mê... thành các từ láy
- Lặng: Lẳng lặng, lặng lẽ, lặng lờ.
- Chăm: Chăm chỉ, chăm chuốt, chăm chú, chăm chăm, chăm chắm
- Mê: Mê man, mê mải, mê muội, tê mê, đê mê..
4. Củng cố: 
H. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa từ láy và từ ghép?
- Từ ghép: Giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa
- Từ láy giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm ( Âm thanh)
5. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học thuộc nghi nhớ xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
D. Tự RKN.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 8 / 9 / 2009	Tiết: 4
 Ngày giảng: 11 / 9 / 2009 
	Rèn kỹ năng tạo lập văn bản
 (Bố cục của văn bản)
A. Mục tiêu bài học:
 1. giúp học sinh củng cố kỹ năng tạo lập vb.Biết xd bố cục vbđảm bảo đầy đủ, mạch lạc, hợp lý thông qua việc gải các bài tập.
 2. Tạo đ kiện để hs làm tốt bài tlv số 1.
B. Chuẩn bị:
- GV: các dạng bt :bảng phụ.
- HS: Đọc lại nd các ghi nhớ đã học về bố cục, mạch lạc trong vb.
C. Tổ chức hđ dậy học.
 1. ổn định :	7a : 7b: 
 2. KTBC :
 3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung
- HS đọc yc bt 4 - sgk / 47
- GV nêu yc bt.
H: Bức thư em định thay En-ri cô viết cho bố sẽ có nd ntn? Nhằm mục đích gi?
- ND: Thanh minh và xin lỗi
- MĐ: Để bố hiểu và tha thứ lỗi lầm
H: Em hãy lập dàn bài cho bức thư?
_ GV: Nêu đề bài. 
- HS đọc đề và suy nghĩ làm trả lời.
H: Bức thư em định viết cho ai? (cho bạn)
H: Nd bức thư viết về nd gì? nhằm mục đích gì?
- Nd: Kể lại những thay đổicủa lớp mình trong năm học mới.
- Mđ: Để bạn tuy ở xa vẫn biết được nhỡng thay đổi của lớp => Tạo mối qh gắn bó....
H: Em dợ định sẽ xd bố cụ của bức thư ntn?
- GV treo bảng phụ có ghi nd bố cục cho hs tham khảo 
*/ Phần đầu thư : Địa điểm thời gian , lời xưng hô của người nhận thư.
*/ Phần nd thư :
- Hỏi thăm sức khoẻ và tình hình học tập của bạn 
- Nhắc lại những kỷ niệm đã có trong tình bạn giỡa hai người .
- Lời chúc và hứa cùng quyết tâm học giỏi.
- Thông báo tình hình của mọi người trong gđ mình .
- Kể lại những thay đổi của lớp mình trong năm học mới.
*/ Phần cuối thư : Lời chào.
H: Bố cục trên đã đạt chưa?
 (Gợi ý): - Đã đảm bảo sự mạch lạc chưa?
 - Có nội dung nào cần lược bỏ?
 - cần sắp sếp lại các nội dung ntn?
GV nêu yêu cầu bt 3.
H: Đối tưọng miêu tả là gì? 
Đêm trung thu ở quê em.
H: Ndung miêu tả cần tái hiện đcj những gì?
- Phong cảnh thiên nhiên, Bầu trời, ánh trăng, Phong cảnh làng quê dưới ánh trăng.
- Hoạt đọng của con người: Cảnh các gđ đón tết trung thu .
H: Khi miêu tả em sẽ dự định mtả theo trình tự nào?
- Ttự thời gian: Từ chập tối =>đêm khuya.
- Không gian: Trên trời => Dưới làng quê.
 Trong nhà => Ngoài đường.
H: Em miêu tả những điều đó nhằm mục đích gì?
- Giúp cô giáo và các bạn hình dung được đêm trung thu ở quê em.
H: Từ những định hướng trên, em hãy xây dựng bố cục cho đề văn này?
-GV nêu yêu cầu:
H: Dựa vào bố cục trên em hãy viết 1 đoạn văn miêu tả.
 - Nhóm 1: Viết mở bài.
 - Nhóm 2: Viết đoạn văn tả cảnh bbầu trời đêm trung thu.
 - Nhóm 3,4: Cảnh làng quê dưới ánh trăng
 +, Nhóm 3: Cảnh trong nhà.
 +, Nhóm 4: Cảnh ngoài đường.
- gọi từng nhóm trình bày, gv và hs nhóm khác cùng ghe và nx bổ sung.
- GV đọc 1 đoạn văn mẫu trong sách tham khảo.
1. Bài tập 4-sgk/47.
Đề bài: Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói một lời thiếu lễ độ với mệ kính yêu.
 Dàn bài.
*/ Mở bài: Lý do viết thư.
*/ Thân bài: Thanh minh và xin lỗi.
*/ Kết bài: Lời hứa không bao giờ tái phạm lỗi lầm.
2. Bài tập 2:
 Đề bài: Em hãy viết thư cho bạn học cũ, kể lại những thay đổi của lớp mình trong năm học mới.
 Dàn bài .
*/.Phần đầu thư: 
- Địa đểm... ngày...tháng...năm.
- Lời xưng hô với người nhận thư.
*/. Phần nội dung thư : 
- Hỏi thăm sức khoẻ và tình hình học tập của bạn.
- Kể lại những thay đổi của lớp mình trong năm học mới.
*/. Phần cuối thư: 
- Lừi chào .
- Lời chúc và hứa cùng quyết tâm học giỏi.
 3. Bài tập 3.
 Đề bài: Em hãy tả lại đêm trung thu ở quê em.
 Dàn bài.
*/ Mở bài. Giới thiệu đêm trung thu ở quê em.
*/ Thân bài :
- Cảnh bầu trời đêm trung thu.
- cảnh làng quê dươí ánh trăng.
+, Trong nhà: Mâm cỗ trung thu...
+, Ngoài đường: Cảnh trẻ rước đèn...
*/ Kết bài:
 Cảm nghĩ của em sau đêm trung thu.
*/ Viết đoạn văn miêu tả.
 4. Củng cố: 
 H: Trước khi xd bố cục vb phải xđ đc nhg vđ gì?
 H: Khi tiến hành tạo lập vb có cần trung thành với bố cục đã lập không? vì sao?
 5. Hướng dẫn tự học .
- Học bài , viết hoàn thành bt 3.
D. Rút kinh nghiệm.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
........................................................................................................................................... 
**************************
Ngày soạn : 15 / 9 / 2009	 Tiết: 5
Ngày giảng: 18 / 9 / 2009 
 	Mở rộng về ca dao 
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh.
 1. Kiến thức: Sưu tầm các bài ca dao có sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc ;Các bài ca dao cócấu trúc bắt đầu bằng cụm từ “Rủ nhau” “Thân em” ...
 2. Thái độ : Học sinh có thái độ đồng cảm với những thân phận, những con người trong cácbài ca dao đã học .
 3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sưu tầm, tìm hiểu ca dao.
B. Chuẩn bị : 
- GV: Bảng phụ.
- HS: Đọc trước bài ca dao có các mô tip “Thân em” “Rủ nhau”.
C. Hoạt động dạy học:
 1. ổn định : 7a: 7b:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Hs nêu lại kn về ca dao, dân ca.
 3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy trò 
 Nội dung
 - HS : Theo dõi sgk / 37 .Gọi hs đọc phần đọc thêm.
H : Những bài ca dao trên nói về những t/c của ai với ai? Đó là t/c ntn? 
H : Ngoài những bài ca dao ấy em còn thấy những bài ca dao nào mang nd tương tư.?
 c, Rủ nhau lên núi đốt than 
 Chồng mang đòn ghánh vợ mang quang rành
 Củi than nhem nhuốc với tình
 Ghi lừi vàng đá ta đừng quên nhau.
 d, Rủ nhau xuống biển mò cua
 Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
 Em ơi chua ngọt đã từng
 Non xanh nước biếc ta đừng quên nhau
 e, Râu tôm nấu với ruột bầu 
 Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngoan
 => T/c vợ chồng hoà thuận, yêu thương nhau...
 F, Chị em như chuối nhiều tàu
 Lá lành che lá rách đừng nói nhau nặng lời
- Gọi hs đọc phần đọc thêm / sgk / 40, 41.
H: Những câu hát ấy gựi nhắc đến cảnh đẹp của nhg vùng đất nào ?
 - Thành phố Nam Định 
 - Tỉnh Quảng Nam.
 - Sáu tỉnh Nam Kỳ – Sông Cửu Long .
 - Sông Hương Núi Ngự . (Huế)
H: Đó là những vùng đất có những đặc sắc gì ?
 - Có nhg đặc sắc về điều kiện địa lý tự nhiên, danh lam thắng cảnh, văn hoá ẩm thực (sản vật)
H: Ngoài nhg câu ca dao trên em hãy đọc các câu ca dao khác cùng nd nói về t/y quê hương đất nước. ?
- Hs đọc phần đọc thêm sgk/ 50.
H: Nhg câu ca dao ấy là lời của ai? Họ tâm sự điều gì?
- Hs thảo luận thêo 4 nhóm và trả lời :
 +, C/s lđ vất vả, nhọc nhằn của người nông dân và phẩm hạnh trong sạch của họ .
 +, C/s cơ cực của người lđ...
 +, Số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ 
 +, Nỗi khổ của người lính thú đời xưa. 
 H: Ngoài nhg bài ca dao trên em hãy hãy đọc nhg bài ca dao khác có cùng nd than thân .
 - Hs trả lời , gv nx, bổ sung.
- Hs đọc phần đọc thêm sgk / 53, 54.
H: Ba bài ca dao ấy châm biếm những hạng người nào trong xã hội pk? Châm biếm điều gì?
- Châm biếm, giễu cợt, những người hành nghề mê tín (Thầy cúng): Tham lam, vụ lợi.
- Sự ức hiếp của bọn quan lại có chức có quyền trong xã hội xưa với người lao động => Châm biếm, giễu cợt qh thân thiện giả tạo giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột .
- Chế giễu nhg kẻ tham sống sợ chết, hền nhát.
H: Ngoài những bài ca dao trên em còn thuộc những bài ca dao nàocũng có nd châm biếm.
Hs trả lời.
Gv nx, bổ sung.
1. Những cau há tvề tình cảm gđ.
 a, Công cha như núi ...
 Nghĩa mẹ ......
 Một lòng ....
 Cho ttròn.....
 b, Đói lòng ăn hột chà là
 Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
 2. Nhg câu hat về t/y qhg, đất nước.
Rủ nhau ra tắm hồ sen
Nc trg bóng mát hg chen cạnh mình
 cứ chi vườn ngọc ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú nghĩa tình xưa nay
 => Ca ngợi vẻ đẹp của chốn thôn quê chan hoà hương vị, cảnh sắc thiên nhiên. 
- Nhà Bề nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.
- Giếng Bàn cờ vừa trong vừa mát
Đường Bàn Cờ trải cát dễ đi...
- Anh đi anh nhớ quê nhà
...
=> Tình yêu quê hương gắn với c/s l/đ, sh đạm bạc của qhg.
3. Những câu hát than thân:
- Con kiến mà leo cành đa 
 Leo phải cành cụt leo raleo vào 
 Con kiến mà leo cành đào
 Leo phải cành cụt leo vào leo ra.
=> Số phận bế tắc của người l/đ (ng dân) trong xã hội xưa.
- Thân em như cánh lụa đào
 Phất phơ trước chợ biết vào tay ai
- Thân em như giếng giữa làng
 Người thanh rửa mặt người phàm rửa chân.
=> Lời than thở của người con gái trong xã hội xưa về tương lai của mình (không puyết định đượctương lai)
- Trời mưa 
Quả dưa vẹo vọ
 Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
 Con cò kiếm ăn.
=> C/s mưu sinh vất vả nhọc nhằn của người ng dân.
4. Những câu hát châm biếm.
- Ăn no rồi lại nằm khoè
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem
- Tiền buộc dải yếm bo bo
Trao cho thầy bói rước lo vào mình
- Tử vi xem bói cho người 
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
- Cậu cai buông áo em ra
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa.
 4. Củng cố: GV kq nhg nd đã tìm hiểu.
 5. Hướng dẫn tự học : 
 - Học thuộc các bài ca dao đã học và đọc thêm.
D. Rút kinh nghiệm.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
........................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tu chon ngu van 7 Tiet 15.doc