Trang tích lũy văn học

Trang tích lũy văn học

bà huyện thanh quan

Tiểu sử

Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuật, cạnh Hồ Tây Hà Nội bây giờ. Không rõ năm sinh và năm mất. Nhưng căn cứ vào năm sinh và năm mất của chồng bà là Lưu Nguyên Ôn 1804 - 1847 thì có thể đoán chắc một điều là bà sống vào thời Thăng Long nhà Nguyễn, thậm chí khi Thăng Long đã đổi thành tỉnh Hà Nội.

Bà Huyện Thanh Quan là người không chỉ bị cuốn hút bởi sự suy tàn, mà còn thấy được cả vẻ đẹp của suy tàn. Điều này thường trực trong thi phẩm đến mức thành ám ảnh. Ám ảnh đó ẩn chứa một xung năng vô thức mạnh mẽ mà phân tâm học gọi là bản năng chết (thanatos).

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

 

doc 16 trang Người đăng vultt Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trang tích lũy văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	bµ huyÖn thanh quan
Tiểu sử
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuật, cạnh Hồ Tây Hà Nội bây giờ. Không rõ năm sinh và năm mất. Nhưng căn cứ vào năm sinh và năm mất của chồng bà là Lưu Nguyên Ôn 1804 - 1847 thì có thể đoán chắc một điều là bà sống vào thời Thăng Long nhà Nguyễn, thậm chí khi Thăng Long đã đổi thành tỉnh Hà Nội.
Bà Huyện Thanh Quan là người không chỉ bị cuốn hút bởi sự suy tàn, mà còn thấy được cả vẻ đẹp của suy tàn. Điều này thường trực trong thi phẩm đến mức thành ám ảnh. Ám ảnh đó ẩn chứa một xung năng vô thức mạnh mẽ mà phân tâm học gọi là bản năng chết (thanatos).
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Bà Huyện Thanh Quan
1. Năm 1802, sau khi thống nhất cả nước, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long mất địa vị đầu não của đất nước về chính trị và văn hóa. Thậm chí, chữ long trong tên gọi Thăng Long vốn là rồng, biểu tượng vương quyền và lý do chọn đô của Lý Thái Tổ, cũng bị đổi thành chữ long là thịnh. Sự hạ thấp này hẳn làm đau lòng dân chúng Bắc Hà, nhất là các sĩ phu, những người từng ăn lộc nhà Lê như Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, thầy học của Nguyễn Lý, thân sinh Bà Huyện Thanh Quan. 
Cảnh Đèo Ngang
Nỗi đau ấy, về sau, hẳn còn gia tăng khi cố đô Thanh Long bị đổi thành tỉnh Hà Nội vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1931): Kinh thành ngày ấy tỉnh bây giờ ! Năm 1813, trên đường đi sứ Trung Hoa, qua Thăng Long, chứng kiến những đổi thay nơi mình đã từng sống suốt tuổi hoa niên, Nguyễn Du cảm khái:
Thiên niên cự thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một ố cung
(Nhà lớn nghìn năm thành đường cái
Một mảnh tân thành mất cung xưa)
 Nhìn Thăng Long bây giờ, thi nhân nhớ về một Thăng Long ngày xưa. Một nỗi nhớ với từng chi tiết cụ thể, đối lập nhau như nhà/đường, thành/cung, mới/xưa. Và nỗi nhớ càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì càng chứng tỏ nỗi đau mất biểu tượng ấy lớn bấy nhiêu. Đó là nguồn gốc và cũng là nội dung của một tâm thức chung về sau được gọi là tâm sự hoài Lê mà một lớp người đã từng sống với hoàng triều đeo đẳng'
2. Bà Huyện Thanh Quan (1) là người Thăng Long chính gốc, dù bản thân chưa từng sống với nhà Lê, nhưng hít thở cái tâm thức chung ấy của thời đại, hẳn cũng không tránh khỏi cái tâm sự hoài Lê. Một lần, Qua chùa Trấn Bắc (2), thi nhân thấy:
Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu
Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau
Một tòa sen rớt hơi hương ngự
Năm thức mây phong nếp áo chầu
Sóng lớp phế hưng coi như rộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
Người xưa cảnh cũ nào đâu tá?
Ngơ ngẩn lòng thu khách bạc đầu. (3)
 Trấn Bắc là một hành cung cũ đời Hậu Lê, xưa chúa Trịnh thường đem văn võ bá quan, hoặc cung nữ, tới thưởng ngoạn cảnh Hồ Tây và bày những trò vui nhộn. Vậy mà nay đã trở nên tiêu điều, vắng vẻ, cỏ dãi dầu. Từ đó, thi nhân chạnh nghĩ về nhà Lê Trịnh, như một niềm cố quốc. Chữ chạnh ở đây chỉ là nhân mà nghĩ, do điều gì đó gợi ra mà nghĩ chứ không phải lúc nào cũng đau đáu như những cựu thần nhà Lê. Hơn nữa, thi nhân cũng không nghĩ về chính cái nước cũ ấy, mà chỉ nghĩ đến nó như một niềm, một tâm sự.
 Đọc thơ Thanh Quan, nhiều người thắc mắc, sao thi nhân đang sống trên đất nước mình mà lại luôn luôn nói về cố quốc ("Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau"), luôn nhớ nước ("Nhớ nước đau lòng con quốc quốc")? Có vẻ như có một mâu thuẫn logic nào đó. Thực ra, về mặt xã hội, Bắc Hà (Đàng Ngoài) luôn được coi như một "nước" so với Nam Hà (Đàng Trong) (Xem Hoàng Lê nhất thống chí). Hơn nữa, về mặt tâm lý, cùng một thực tại mà không cùng một khoảnh thời gian thì thực tại đó chưa hẳn đã như nhau. Bởi thế, Nguyễn Bính mới "ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên".
 Và, cũng bởi thế, Bà Huyện Thanh Quan nhìn hiện tại mà nhớ đến quá khứ. Thậm chí, nỗi nhớ làm con người như rơi vào ảo giác. Thi nhân thấy quá khứ: một toà sen thơm hơi hương vua còn rớt và năm thức mây lưu lại nếp áo chầu. Sự hoài niệm đã xáo trộn thời gian, biến quá khứ thành hiện tại. Đây là một nét đậm, một nhịp mạnh trong thơ Thanh Quan. Nó không chỉ tạo ra một cảm hứng thế sự, mà còn tạo ra cái nhìn thế giới và cái nhìn nghệ thuật trong thơ bà.
 Bà Huyện Thanh Quan sống trong một thời đại (lớn) đầy biến động. Nhà Lê/Mạc, chúa Trịnh/Nguyễn, Tây Sơn/Nguyễn Ánh liên tiếp xuất hiện và liên tiếp sụp đổ. Nguyễn Du, một chứng nhân của thời đại ấy, đã phải thốt lên: "Cổ kim bất kiến thiên niên quốc" (Xưa nay chưa từng thấy triều đại nào tồn tại nghìn năm cả). Bà Huyện Thanh Quan cũng sống trong một không gian nhiều đổi thay. Đó là Thăng Long. Theo quy luật động học văn hóa, trung tâm bao giờ cũng thay đổi nhanh hơn và nhiều hơn ngoại biên. Hơn nữa, ở Việt Nam, mỗi triều đại mới lên ngôi thường phá hủy những công trình của triều đại trước để làm lại từ đầu. Trong một không - thời gian biến dịch như vậy, từ một cảnh quan cụ thể là chùa Trấn Bắc, Bà Huyện Thanh quan dễ khái quát lên thành một quy luật xã hội:
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
 Quy luật này không chỉ chi phối một cảnh quan nào đó của Thăng Long, mà Toàn bộ Thăng Long và qua đó toàn bộ non sông đất nước. Đây là sự thăng hoa của thơ Thanh Quan và càng ở những bài thơ sau thì sự thăng hoa này càng lớn. Vì thế, trong Thăng Long thành hoài cổ, tâm sự hoài Lê trong Bà Huyện Thanh Quan đã trừu tượng hóa thêm một bậc nữa:
Tạo hóa gây chi cuộc Lý Trường?
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
 Thi nhân trách con tạo (gây chi) biến cuộc đời thành sàn diễn của những đổi thay. Thoạt tiên vẫn những đối lập xưa/nay ấy: Xưa là lối xe ngựa đi về nhộn nhịp thì nay chỉ có cỏ thu phủ dày; xưa là lâu đài đường bệ mà nay chỉ còn trơ lại nền cũ dưới ánh chiều tà. Rồi xuất hiện thêm một đối lập khác nữa tự nhiên/nhân tạo. Ngày tháng (tuế nguyệt) trôi đi kéo theo những đổi thay (tang thương), nhưng đó là những đổi thay của thế giới nhân tạo, thế giới người, còn tự nhiên (đá, nước) thì vẫn bất biến (trơ gan, cau mặt). Soi vào tấm gương vĩnh hằng của tự nhiên, đời sống nhân tạo từ xưa đến nay (kim cổ) càng trở nên giả tạm và thoáng chốc. Con người đối diện với cảnh tượng này (cảnh đấy, người đây) được thức nhận, tỉnh táo hơn so với con người ảo giác ở chùa Trấn Bắc. Nhưng, vì thế, cũng đau khổ hơn.Và cô đơn hơn.
 Đến đây, có thể nói, cái chữ tâm sự hoài Lê ở Bà Huyện Thanh Quan, nếu có thì cũng đã dần dần trở nên rỗng nghĩa, mất nội dung cụ thể. Thăng Long thời Lê chỉ còn là một biểu tượng của một quá khứ vàng son đã một đi không trở lại. Thậm chí chỉ còn là biểu tượng của một dĩ vãng chung chung một hoài niệm, một nỗi nhớ về nỗi nhớ. Nỗi nhớ cấp hai này tạo thành nội dung sống của Bà Huyện Thanh Quan.
3. Được gọi vào Huế làm Cung Trung Giáo Tập, Bà Huyện Thanh Quan giã từ Thăng Long. Những tưởng rằng sự thay đổi không gian sẽ làm thay đổi thời gian. Van lạy không gian xóa những ngày (Hàn Mạc Tử). Nhưng hóa ra phong cảnh không lay chuyển được tâm cảnh, mà, ngược lại, còn bị tâm cảnh nhuộm màu. Điều này có thể thấy rõ khi thi nhân Qua Đèo Ngang:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác ven sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
 Cảnh Đèo Ngang thật khác xa với cảnh Thăng Long. Nhiều thiên nhiên hơn, ít nhân tạo hơn. Nhìn gần, thi nhân thấy thiên nhiên cũng chen chúc. Một mặt, cái hữu sinh (cỏ cây) lấn át cái vô sinh (đá), mặt khác, trong giới, hữu sinh, cái thô lậu hơn (lá) lại lấn át cái tinh tế hơn (hoa). Còn nhìn xa: vạn vật thu nhỏ như trong hòn non bộ. Con người thì nhỏ nhoi, cực nhọc (Lom khom dưới núi tiều vài chú), nơi "vui như chợ", "đông như chợ" thì cũng lại thưa thớt (Lác đác ven sông chợ mấy nhà). Thật khác xa với cảnh chen chúc của thiên nhiên. Thực ra, cảnh Đèo Ngang rất hùng vĩ, nhưng trong con mắt tâm trạng của nhà thơ đã trở thành cảnh mọn, thậm chí tiêu điều. Chẳng khác gì sự tiêu điều của Thăng Long. Nội tâm đã chi phối ngoại cảnh.
 Đứng trên đỉnh Đèo Ngang, nghe tiếng cuốc kêu, Bà Huyện Thanh Quan nhớ đến nước; nghe chim da da (đa đa, bát cát quả cà, bắt cô trói cột...) kêu, thi nhân thấy thương nhà. Niềm hoài cổ luôn chờ chực sẵn, còn sự đồng âm kia (cuốc là chim và quốc là nước, da da là chim và gia là nhà) chỉ là một cái cớ. Đến đây, thiên nhiên vốn chen chúc tạo thành một hợp thể ở chân đèo, rã ra thành những yếu tố riêng rẽ: trời, non, nước. Và con người cũng trở thành một yếu tố đơn lẻ, ngậm một mảnh tình riêng mà chỉ biết chia sẻ với chính mình (ta với ta).
 Bà Huyện Thanh Quan, như vậy, đã vượt qua được một Đèo Ngang địa lý mà không qua nổi một Đèo Ngang tâm lý. Tâm tình hoài cổ vẫn là hành trang của bà trên đường vào Huế. Thậm chí, hành trang ấy càng đi xa càng trở thành một gánh nặng. Nỗi nhớ Thăng Long, nhớ về nỗi nhớ Thăng Long đè nặng tâm hồn người lữ thứ, trở thành nỗi nhớ nhà mỗi khi chiều về trên con đường thiên lý:
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
 Chiều hôm nhớ nhà là một tâm trạng cố hữu, thường hằng của động vật, của con người. Mỗi khi ngày hết, mọi sinh linh đều tìm về nhà, tổ ấm, chốn nương thân để được che chở nghỉ ngơi. Bằng những động tác dứt khoát, sảng khoái (gác mái, gõ sừng), ngư ông và mục tử ra về. Và tuy là bến xa (viễn phố) và thôn lẻ (cô thôn), nhưng họ còn có nơi để mà về. Còn con người lữ thứ kia, giống như con chim bạt gió, mặc dù đang dồn bước nhưng không có nhà để mà về. Chỉ có sự nhớ nhà, sự nhớ về sự nhớ nhà. Bởi thế, đường đi không bao giờ kết thúc. Bởi thế lữ khách trở thành một trường lữ, một người đi.
4. Nếu lâu đài ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương được xây dựng bởi những động từ chỉ hành động, tính từ chỉ phẩm chất, và trạng từ chỉ cách thức và mức độ thì tháp (ngà) thơ Bà Huyện Thanh Quan lại chỉ được kiến tạo bằng những danh từ mà phần lớn lại là danh từ Hán Việt: tạo hóa, hý trường, tinh sương, thu thảo, tịch dương, tuế nguyệt, tang thương, kim cổ, đoạn trường, cố quốc, phế hưng, hoàng hôn, ngư ông, mục tử, viễn phố, cô thôn, chương đài, lữ thứ, khoáng dã, bình sa... Nhiều câu thơ của Thanh Quan dường như chỉ là sự ghép lại của những danh từ:
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
 Danh từ chỉ sự vật ở cấp độ khái niệm. (Ví dụ, nói đến từ bàn, ta hình dung đó là một mặt phẳng, có châ ... m nhớ nhà
Chùa Trấn Bắc
Vàng tỏa non tây bóng ác tà 
Đầm đầm ngọn cỏ tuyết phun hoa 
Ngàn mai lác đác chim về tổ 
Dậm liễu bâng khuâng khách nhớ nhà 
Còi mục gác trăng miền khoáng dã 
Chài ngư tung gió bãi bình sa 
Lòng quê một bước dường ngao ngán 
Mấy kẻ chung tình có thấu là..?
Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu 
Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau 
Mấy tòa sen rớt mùi hương ngự 
Năm thức mây phong nếp áo chầu 
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn 
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau 
Người xưa cảnh cũ nào đâu tá 
Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu
Ðền Trấn Võ
Nhớ Nhà
Êm ái chiều xuân tới Trấn đài 
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai 
Ba hồi chiêu mộ, chuông gầm sóng 
Một vũng tang thuơng, nước lộn trời 
Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn 
Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi 
Nào nào cực lạc là đâu tá 
Cực lạc là đây, chín rõ mười
Vàng tỏa non tây, bóng ác tà
Ðầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa
Ngàn mai lác đác, chim về tổ
Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà
Còi mục thét trăng miền khoáng dã
Chài ngư tung gió bãi bình sa
Lòng quê một bước càng ngao ngán
Mấy kẻ tình chung có thấu là
Thăng Long thành hoài cổ
Qua đèo Ngang
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa thành thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luốn đoạn trường
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa 
Lom khom dưới nuí tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mâý nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia 
Dừng chân đứng lại: trời non nước 
Một mảnh tình riêng ta với ta
 Ngô Tất Tố - Nhà văn tin cậy của nông dân
Báo Nhân dân 10/6/1997
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, nay thuộc Bắc Ninh. Làng ông nằm ven bờ sông Đuống, một vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Nhưng trước Cách mạng Tháng Tám, đây cũng là nơi tồn tại rất nhiều hủ tục nặng nề, là tai họa cho biết bao gia đình nông dân nghèo khổ. Những cảnh tượng thương tâm này đa được Ngô Tất Tố kể lại khá chân thực và sinh động trong tập phóng sự Việc làng của mình.
Từ nhỏ, Ngô Tất Tố đã theo học chữ Nho. Năm Nhâm Tý 1912, ông đã một lần "lều chõng" thi hương. Năm Âất Mão 1915, trong một kỳ thi sát hạch cuối cùng ở Bắc Ninh, Ngô Tất Tố đứng đầu. Bởi thế mà người dân ở làng Lộc Hà vẫn quen gọi ông một cách thân mật là "đầu xứ Tố".
Là thế hệ những nhà nho cuối mùa, cùng một lớp với Nguyễn Trọng Thuật, Mai Đăng Đệ, Dật Công Phạm Quế Lâm, Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu... nhưng trên nhiều phương diện, Ngô Tất Tố đã vượt xa các nhà nho đồng thời với mình. Ông sớm tiếp thu những tư tưởng mới của thời đại. Ngô Tất Tố là một trong những người đầu tiên đề xướng việc kết hợp Đông y và Tây y. Là nhà nho nhiều năm theo học nơi cửa Khổng sân Trình, tuy thế, Ngô Tất Tố không nhắm mắt phục cổ, tuân thủ giáo lý một chiều. Trong những bài văn tiểu phẩm cũng như các công trình nghiên cứu: Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim (1938), Mặc Tử (1942), Kinh Dịch (1944)... Ngô Tất Tố đã thẳng thắn phê phán những tư tưởng tiêu cực. Đặc biệt, ở cuốn tiểu thuyết Lều chõng, nhà văn đã tái hiện khá sinh động cảnh thi cử dưới chế độ xã hội phong kiến xưa. Với sự hiểu biết sâu sắc, tường tận và nhất là những kinh nghiệm mà Ngô Tất Tố đã từng trải, chiêm nghiệm, ông nêu lên sự sụp đổ thảm hại về mặt tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng. Ngô Tất Tố không ngần ngại khi vạch trần trên trang sách những mặt trái, những chuyện xấu xa thấp hèn của một bộ phận trong tầng lớp trí thức phong kiến tự xưng là khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa, là rường cột của nước nhà mà chẳng hề bàn đến chuyện "Tu, tề, trị, bình", chỉ mải mê với những chuyện hành lạc và ham hố công danh. Chính cái lý tưởng cá nhân ích kỷ đó đã khiến họ thành tầm thường, nhỏ bé, ty tiện. Có thể nói, nếu như Nam Cao viết về con người trí thức tiểu tư sản một cách chân thực với cái nhìn phê phán, thì Ngô Tất Tố cũng đã phân tích, mổ xẻ con người nho sĩ và đã chỉ ra những mặt hạn chế thấp kém của họ.
Cuộc đời của Ngô Tất Tố là cuộc đời của một nhà văn, nhà giáo nghèo. Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo rồi cùng với Tản Đà vào Sài Gòn. Ông đến với mảnh đất phía nam này với biết bao niềm hy vọng và tin tưởng. Nhưng sau gần ba mươi năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra hà Nội vẫn với hai bàn tay trắng. Ông sinh sống bằng cách viết bài cho các báo Phổ thông, Tương lai, Công dân, Đông Pháp, Thời vụ, Hà Nội tân văn... đây là những năm tháng làm báo hào hứng và sôi nổi nhất của Ngô Tất Tố. Ông viêt với nhiều bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hi Cừ v.v. Những bài báo của Ngô Tất Tố đã đề cập những vấn đề thời sự nóng hổi lúc bấy giờ: từ phong trào mặt trận dân chủ với những cuộc đấu tranh của báo giới đòi tự do ngôn luận, những cuộc biểu tình rầm rộ đón "lao công đại sư" Gô-đa ở các thành phố Bắc Kỳ cho đến những cuộc nổi dậy phá kho thóc địa chủ của hàng nghìn nông dân ở Bạc Liêu, Rạch Giá. Ngòi bút sắc sảo, giàu tính chiến đấu của Ngô Tất Tố cũng dũng cảm vạch mặt lên án nhiều kẻ tai to mặt lớn trong xã hội lúc bấy giờ, nào là Tô-lăng-sơ thủ hiến Bắc Kỳ, Pa-giơ thống đốc Nam Kỳ, Võ Hiển, Hoàng Trọng Phu, thượng thư Phạm Quỳnh... Trên văn đàn những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố liên tục tấn công vào bọn quan lại phong kiến, đặc biệt là nạn quan lại tham nhũng. Những việc làm và thái độ của Ngô Tất Tố đã làm cho bọn thực dân thù ghét. Chúng theo dõi và tìm cách dụ dỗ, mua chuộc ông. Năm 1935, chánh sở mật thám Hà Nội cho gọi Ngô Tất Tố đến để mua chuộc, nhưng ông từ chối. Nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, bọn thực dân ra lệnh cấm cuốn Tắt đèn. Bọn mật thám về Bắc Ninh khám nhà Ngô Tất Tố và bắt giam ông ở Hà Nội ba, bốn tháng. Những hành động đó cũng không ngăn cản được ngòi bút của Ngô Tất Tố. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Ngô Tất Tố vẫn luôn đứng vững trên quyền lợi của dân tộc, của quần chúng nghèo khổ bị áp bức và luôn xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân mà sáng tác.
Ngô Tất Tố viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, văn tiểu phẩm... Thế nhưng nhắc đến tên tuổi của ông, người ta thường nghĩ ngay đến tác phẩm Tắt đèn. Điều này cũng dễ hiểu, bởi đây là một trong những sáng tác đặc sắc nhất của ông. Thực ra, trước Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã có nhiều bài báo và tập phóng sự Việc làng viết về cuộc sống của người nông dân sau lũy tre làng. Tuy nhiên Tắt đèn vẫn là tác phẩm thành công hơn cả. Dư luận báo chí đương thời cho rằng với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã mang đến một cách nhìn mớim một cách miêu tả và biểu hiện mới trong nghệ thuật so với các nhà văn đương thời. Nhà văn không chỉ đề cập một vấn đề thời sự trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ - vấn đề nông dân, đặc biệt là vấn đề sưu thuế mà còn xây dựng được một hình tượng phụ nữ nông dân mạnh khỏe, lạc quan với những phẩm chất tốt đẹp. Viết tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố không chỉ có cái nhìn sắc sảo, một sự am hiểu tường tận cuộc sống ở thôn quê mà điều quan trọng hơn, là ông có một tình cảm gắn bó sâu nặng với người nông dân. Đọc những trang sách của nhà văn viết về thân phận nghèo khổ, bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nhiều lúc ta có cảm giác như nước mắt của nhà văn chan hòa cùng nước mắt của nhân vật. Có thể nói, với Tắt đèn, Việc làng và nhiều bài báo khác của mình, Ngô Tất Tố thực sự đã trở thành người bạn đường đáng tin cậy của những người nông dân nghèo trước Cách mạng Tháng Tám.
Cách mạng Tháng Tám thành công, cùng với nhiều đồng nghiệp khác, Ngô Tất Tố bày tỏ niềm cảm xúc chân thành, tin tưởng và lạc quan của mình. Năm 1946, "trong một bữa cơm đông đủ gần hết anh chị em văn nghệ sĩ Bắc bộ và Trung bộ, bế mạc Hội nghị Văn hóa cứu quốc lần thứ nhất ở Hà Nội, ông già tóc ngắn hoa râm, áo dài khăn xếp, sắt đanh với cái tên Huy Cừ chuyên vạch mặt chỉ trán những chuyện ngang trái của xã hội thực dân và phong kiến trong một mục báo hằng ngày kia, hơi rượu liên hoan ngà ngà, đứng lên khoanh tay bẽn lẽn ngâm mấy câu thơ mừng cách mạng thành công".
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, mặc dù lúc này đã tuổi già, sức yếu, nhưng Ngô Tất Tố vẫn đem hết sức mình phục vụ cách mạng. Với bộ quần áo nâu giản dị, Ngô Tất Tố hòa mình trong cuộc sống kháng chiến của nhân dân. Ông tham gia công tác thông tin văn nghệ, dự đại hội chiến sĩ thi đua nông nghiệp toàn quốc, tham gia công tác thuế nông nghiệp... Ngô Tất Tố được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất 1948 ông được bầu vào Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, không có điều kiện viết những tác phẩm lớn, Ngô Tất Tố đã giành thời gian cho những bài ca dao, những bản diễn ca, những truyện ngắn, các vở chèo để phục vụ kịp thời công tác cách mạng (Vĩnh Thụy ca, Quà tết bộ đội, Buổi chợ trung du, Anh Lộc...). Đặc biệt thời kỳ này, Ngô Tất Tố có nhiều đóng góp to lớn vào công tác dịch thuật. Ông là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học Liên Xô (cũ) và Trung Quốc (Trời hửng, Trước lửa chiến đấu, Suối thép, Vấn đề văn nghệ Liên Xô...). Trong giải thưởng văn nghệ 1951 - 1952, Ngô Tất Tố được giải ba về dịch các cuốn: Trời hửng (của Vương Lực), Trước lửa chiến đấu (Lưu Bạch Vũ) và giải khuyến khích cho vở chèo mười cảnh do ông viết Quách Thi Tước (sau đổi tên là Nữ chiến sĩ Bùi Thi Phác).
Tháng 4-1954, Ngô Tất Tố qua đời. Ông không kịp chứng kiến ngày chiến thắng của dân tộc, ngày mà ước mơ của ông từ năm 1949 đã trở thành sự thực:
Bóng toàn thắng sang xuân càng sáng sủa
Chỉ nước non ta hẹn chỗ trùng phùng
Vỗ tay vào đất Thăng Long.
Mặc dầu vậy, Ngô Tất Tố được sống những năm tháng hào hùng nhất của dân tộc, đã nhìn thấy cuộc đời của những người nông dân nghèo khổ đang đổi thay và đang từng bước đứng lên làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ đất nước.
Hơn ba mươi năm cầm bút, vừa viết văn, viết báo, vừa dịch thuật và nghiên cứu phê bình văn học, Ngô Tất Tố có nhiều đóng góp lớn lao cho sự nghiệp văn học, sự nghiệp cách mạng. Đánh giá công lao to lớn của ông, Hội đồng Nhà nước đã quyết định truy tặng Ngô Tất Tố giải thưởng cao quý Hồ Chí Minh đợt I. Ông xứng đáng là một nhà văn lớn, một nhà văn hóa và nghiên cứu lớn của dân tộc.
 PTS Hà Văn Đức - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
ð Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt..."

Tài liệu đính kèm:

  • docTICH LUY VAN HOC.doc