Tuần 26: Ôn tập văn bản ý nghĩa văn chương chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp) luyện tập viết văn chứng minh

Tuần 26: Ôn tập văn bản ý nghĩa văn chương chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp) luyện tập viết văn chứng minh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .

 Giúp Hs :

- Hiểu giá trị nội dung nghệ thuật văn bản Ý nghĩa văn chương, Khắc sâu kiến thức về câu chủ động, câu bị động, nắm vững thêm về thể loại văn nghị luận chúng minh.

- HS Thực hành làm tốt về kiểu câu chủ động và câu bị động, cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại

- Tiếp tục rèn kĩ năng về văn nghị luận

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 26: Ôn tập văn bản ý nghĩa văn chương chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp) luyện tập viết văn chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
 Soạn ngày 28/2 Dạy ngày 7/3
ÔN TẬP VĂN BẢN Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TIẾP)
LUYỆN TẬP VIẾT VĂN CHỨNG MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
 Giúp Hs :
- Hiểu giá trị nội dung nghệ thuật văn bản Ý nghĩa văn chương, Khắc sâu kiến thức về câu chủ động, câu bị động, nắm vững thêm về thể loại văn nghị luận chúng minh.
- HS Thực hành làm tốt về kiểu câu chủ động và câu bị động, cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại
- Tiếp tục rèn kĩ năng về văn nghị luận 
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống 
-H/s chuẩn bị làm BT, soạn các đề nghị luận SGK
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho VD
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Trình bày những hiểu biết về tác giả ?
Ngoài những điều trong SGK ,em còn biết thêm gì về tác giả Hoài Thanh ?
Nêu xuất xứ tác phẩm?
Bbos cục văn bản
Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
* Phần 1 : Củng cố kiến thức
A. Văn bản: Ý nghĩa văn chương
1-Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982).tên thạt là Nguyễ Đức Nguyên quê Nghệ An
-Là nhà nghiên cứu phê bình văn học xuất sắc.
2-Tác phẩm:
*Xuất xứ: Viết 1936, in trong sách "Văn chương và hoạt động". 
*Bố cục: 2 phần.
-Đ1,2,3,4: Nguồn gốc của văn chương.
-Đ5,6,7,8: Công dụng của văn chương.
B. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Cách 1: Thêm từ bị (được) vào sau từ (cụm từ) chỉ đối tượng
Cách 2 : Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câuCó thể lược bỏ hoặc biến chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu
VD: Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải từ hôm "hóa vàng".(Câu chủ động)
b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm "hóa vàng". ( Câu bị động) 
c) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hóa vàng". (Câu bị động)
* So sánh câu b và câu c
+ Giống nhau :
- Cùng là câu bị động,cùng nội dung miêu tả.
- Cùng vắng chủ thể của hành động
+ Khác nhau : 
- Câu b: có dùng từ"được"("bị")
- Câu c : không có dùng từ "được" ("bị")
* Lưu ý : 
- Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
- Sắc thái ý nghĩa của câu bị độngdùng từ được : có hàm ý tích cực.
- Sắc thái ý nghĩa của câu bị động có dùng từ bị : có hàm ý tiêu cực 
* Phần 2: Bài tập bổ sung
A.Bài tập trắc nghiệm
Chữa câu 1 đến câu 17 Sách BT trắc nghiệm Bài 23 Trang 107
B.Bài tập Tự luận
Bài tập 1 : Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành
hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.
a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
- Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII.
- Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
- Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
-Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
Bài tập 2 : Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành 2 câu bị động- một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái ý nghĩa.
a) Thầy giáo phê bình em.
- Em được thầy giáo phê bình =>sắc thái biết ơn
- Em bị thầy giáo phê bình => sắc thái buồn
b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
- Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi =>sắc thái hài lòng
- Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi =>sự nuối tiếc không mong muốn
c) Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã
được thu hẹp bởi trào lưu đô thị hóa => Sắc thái vui mừng
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị thu hẹp bởi trào lưu đô thị hóa=> Sắc thái khách quan
Bài tập 3: Đặt ba câu bị động .Chuyển đổi thành câu bị động 
Đồn giặc bị quân ta tiêu diệt, hang trăm tên giặc bị bắt sống .
Chúng em hiểu bài sau khi được cô giáo giảng đi giảng lại .
Giậu cúc bị tả tơi sau trận mưa tầm tã kéo dài .
Bài tập 4: Tìm dẫn chứng để chứng minh cho đề bài sau đây : 
 Thơ Bác đầy trăng .
1/ Học sịnh thảo luận nhóm , nhóm nào tìm được nhiều dẫn chứng sẽ được điểm cao . 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. (Cảnh khuya)
Rằm xuân lồng lộng trăng soi 
 Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân . ( Nguyên tiêu)
 Giữa dòng bàn bạc việc quân
 Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. ( Rằm tháng giêng – nguyên tiêu)
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ . (Ngắm trăng)
Trăng vào cửa sổ đòi thơ 
 Việc quân đang bận xin chờ hôm sau .(Tin thắng trận)	
Trung thu trăng sang như gương 
 Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.(.)
Kháng chiến thành công ta trở lại 
 Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. ( Cảnh rừng Việt Bắc)	
2/ Sắp xếp các dẫn chứng ntn ?
 Học sinh trình bày 
3/ Tập viết đoạn văn trình bày các dẫn chứng vừa tìm được .
Học sinh làm vào vở : 7 – 10’ .
Gv lưu ý các em còn lung túng với những câu mở đầu, hoặc chưa thành thạo khi viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.
GV chấm một số bài : hai bài khá, hai bài TB, hai bài yếu .
Đọc một vài bài mẫu, lớp rút kinh nghiệm, học tập .
Bài tập 5; Đề bài:Chứng minh câu ca dao sau:
 "Một cây làm chẳng nên non 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
BÀI LÀM: GV hướng dẫn theo ý chính của bài
 1. Mở bài
Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:
 "Một cây làm chẳng nên non 
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
 2. Thân bài: Giải thích sơ lược về bài ca dao
Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
 Chứng minh theo từng thời kì, thời gian
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc Lô lô từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc Lô lô thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.
 Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:
 "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
 Thành công, thành công, đại thành công"
 Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo? Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.
 3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị bài ca dao
Vậy là qua câu ca dao:"Một cây làm chẳng nên non,
 Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."
Chúng ta không chỉ có được một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day them NV 7 tuan 27.doc