Văn bản nhật dụng

Văn bản nhật dụng

I. TÁI HIỆN

1) Văn bản “Sống chết mặc bay” tác giả là ai? Thuộc thể loại? (1đ)

Đáp án: Phạm Duy Tốn – truyện ngắn hiện đại.

2) Văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” tác giả là ai? Thể loại gì? (1đ)

Đáp án: Nguyễn Ái Quốc – truyện ngắn.

3) Văn bản “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” viết bằng tiếng gì? Ở đâu? (1đ)

Đáp án: Tiếng Pháp, ở Pháp.

4) Văn bản “Sống chết mặc bay” truyện kể về sự kiện gì? Nhân vật chính sự kiện đó là ai? (1đ)

Đáp án: Vỡ đê – Quan phụ mẫu.

II. ĐƠN GIẢN

1) Bài văn “Sống chết mặc bay” thể hiện điều gì? (2đ)

Đáp án: Bằng lối văn cụ thể sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân ta do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1061Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. TÁI HIỆN
1) Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” tác giả là ai? Thể loại gì?
Đáp án: Hà Ánh Minh, thể loại bút ký.
2) Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” hình thức của văn bản là gì? Tác giả là ai?
Đáp án: Văn bản nhật dụng, Hà Ánh Minh.
3) Qua văn bản “Ca Huế trên sông Hương” ta được thưởng thức nét đẹp ở vùng nào của đất nước?
Đáp án: Vùng đất miền Trung của đất nước.
II. ĐƠN GIẢN
1) Qua văn bản “Ca Huế trên sông Hương” em hiểu biết gì về vùng đất kinh thành này?
Đáp án: 
	- Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình.
	- Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần được bảo tồn và phát huy.
2) Ca Huế được hình thành từ đâu?(1đ)
Đáp án: Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
3) Tại sao thể điệu ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui vừa sang trọng, uy nghi?
Đáp án: Là do nguồn gốc hình thành ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. Sự kết hợp hai dòng nhạc này đã tạo nét riêng cho ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui vừa trang trọng, uy nghi.
4) Cách nghe ca Huế trong bài “Ca Huế trên sông Hương” có gì độc đáo? (2đ)
Đáp án: 
Quang cảnh sông nước đẹp huyền ảo và thơ mộng.
Nghe và nhìn trực tiếp các ca công: cách ăn mặc, cách chơi đàn.
III. TỔNG HỢP
1) Theo em lý do có mặt của hai bức tranh chụp trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là gì? (2đ)
Đáp án: Minh họa thêm cho hai nét đẹp của văn hóa Huế đó là Cố đô Huế và ca Huế trên sông Hương.
2) Trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương” các làn điệu: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh và tứ đại cảnh có đặc điểm gì? (2đ)
Đáp án: 
	- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.
	- Tứ đại cảnh: không vui, không buồn.
3) Qua bài văn “Ca Huế trên sông Hương” đã gợi tình cảm nào trong em? (2đ)
Đáp án: 
Yêu quý Huế.
Tự hào về vẻ đẹp của đất nước, dân tộc ta.
Mong được đến Huế và được thưởng thức ca Huế trên sông Hương.
IV. SUY LUẬN
1) Tại sao nói nghe ca Huế là một thú tao nhã? (2đ)
Đáp án: Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm ăn mặc,Chính vì thế nghe ca Huế quả là một thú tao nhã.
2) Bên cái nôi dân ca Huế miền Trung em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta? (1đ)
Đáp án: 
	- Dân ca quan họ Bắc Ninh.
	- Dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
I. TÁI HIỆN
1) Văn bản “Sống chết mặc bay” tác giả là ai? Thuộc thể loại? (1đ)
Đáp án: Phạm Duy Tốn – truyện ngắn hiện đại.
2) Văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” tác giả là ai? Thể loại gì? (1đ)
Đáp án: Nguyễn Ái Quốc – truyện ngắn.
3) Văn bản “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” viết bằng tiếng gì? Ở đâu? (1đ)
Đáp án: Tiếng Pháp, ở Pháp.
4) Văn bản “Sống chết mặc bay” truyện kể về sự kiện gì? Nhân vật chính sự kiện đó là ai? (1đ)
Đáp án: Vỡ đê – Quan phụ mẫu.
II. ĐƠN GIẢN
1) Bài văn “Sống chết mặc bay” thể hiện điều gì? (2đ)
Đáp án: Bằng lối văn cụ thể sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân ta do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
2) Nêu giá trị hiện thực của bài văn “Sống chết mặc bay” (2đ)
Đáp án: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú”.
3) Nêu giá trị nhân đạo của văn bản “Sống chết mặc bay” (2đ)
Đáp án: Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
4) Nêu giá trị nghệ thuật của văn bản “Sống chết mặc bay” (2đ)
Đáp án: Vận dụng khéo léo hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
5) Qua bài văn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nhằm mục đích gì? (2đ)
Đáp án: Bằng giọng văn sắc sảo, hóm hĩnh và khả năng tưởng tượng, hư cấu “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất xứng đáng là “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
III. TỔNG HỢP
1) Theo em, hai bức tranh trong SGK của bài “Sống chết mặc bay” được vẽ với dụng ý gì?(2đ)
Đáp án: - Minh họa nội dung chính của truyện.
	 - Tạo hai cảnh trái ngược làm nổi bật tư tưởng phê phán bọn quan lại ăn chơi vô trách nhiệm trong khi dân đang ra sức cứu đê.
2) Văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Hãy cho biết phần nội dung nào là chính? Vì sao em xác định như thế? (2đ)
Đáp án: - Phần kể chuyện cảnh trên đê và trong đình trước khi vỡ đê.
	 - Vì dung lượng dài nhất văn bản tập trung làm nổi bật nhân vật chính là quan phụ mẫu.
3) Từ truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”. Em cảm nhận những ý nghĩa nội dung nổi bật nào? (2đ)
Đáp án: - Đả kích viên toàn quyền Va-ren và hành động lố bịch của y.
 - Ca ngợi nhân cách cao quý của nhà yêu nước Phan Bội Châu.
4) Văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là một truyện ngắn được tạo bằng hư cấu của Nguyễn Ái Quốc hãy cho biết: chuyện gì có thật, chuyện gì do tưởng tượng mà có? (2đ)
Đáp án: + Chuyện có thật:
- Nhân vật Va-ren toàn quyền Pháp tại Đông Duơng.
- Phan Bội Châu nhà yêu nước đang bị Pháp bắt giam tại Hà Nội.
- Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
 + Chuyện tưởng tượng:
 Cuộc tiếp kiến giữa Va-ren và Phan Bội Châu là do tác giả tưởng tượng.
5) Va-ren hứa sang Việt Nam chăm sóc Phan Bội Châu vì lý do gì? (2đ)
Đáp án: 
- Công luận Pháp đòi hỏi.
- Va-ren vừa nhận chức muốn lấy lòng dư luận.
IV. SUY LUẬN
1) Tác giả truyện “Sống chết mặc bay” là Phạm Duy Tốn sống cách chúng ta hơn nửa thế kỷ. Từ truyện này em hiểu gì về nhà văn Phạm Duy Tốn? (1đ)
Đáp án: 
- Là người am hiểu đời sống hiện thực nước ta thời trước Cách mạng tháng Tám.
- Là người có tình cảm yêu ghét phân minh.
- Là người dùng văn để bên vực người nghèo, lột mặt bọn quan lại vô lương tâm.
2) Trong văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” lời bình luận của người kể chuyện (tác giả) có thái độ như thế nào? (1đ)
Đáp án: - Khinh rẻ kẻ phản bội là Va-ren.
 - Ca ngợi nhà yêu nước là Phan Bội Châu.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan ban nhat dung.doc